Tích hợp hỗ trợ quốc tế với hệ thống nhà nước, lập kế hoạch dựa vào kết quả

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 35 - 36)

III. MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CÁC DỰ ÁN QUỐC TẾ Ở TÂY BẮC

3.1.2 Tích hợp hỗ trợ quốc tế với hệ thống nhà nước, lập kế hoạch dựa vào kết quả

kết quả

Mô hình này đƣợc thực hiện bởi Dự án Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn do DANIDA tài trợ. Dự án này đƣợc triển khai ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên để giảm nghèo thông qua hai nhóm hoạt động: (i) Phát triển chính sách và chiến lƣợc và Các phƣơng pháp tiếp cận mới cho sinh kế vùng cao bền vững; (ii) Quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và marketing trong nông nghiệp với cách làm là: không thành lập tài khoản riêng của dự án mà tích hợp 100% kinh phí hỗ trợ của dự án vào hệ thống ngân sách nhà nước (lập kế hoạch, thủ tục, quy trình, định mức...) nhưng áp dụng quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo dựa vào kết quả

(Bảng 1). Giai đoạn 2007-2013, Hợp phần tỉnh của dự án đã hỗ trợ cho giảm nghèo cho 10 huyện của 5 tỉnh trong vùng dự án, trong đó, Tây Bắc có 3 tỉnh (DANIDA, 2007). Kết quả dự án ở các tỉnh trong dự án cho thấy: phương thức lập kế hoạch dựa vào kết quả đảm bảo nguồn lực được sử dụng tiết kiệm, sát đúng và có hiệu quả cho giảm nghèo hơn so với cách lập kế hoạch truyền thống. Tình trạng nghèo đói ở 10 huyện trong vùng dự án đƣợc giảm một cách bền vững.

3.1.3 Trao quyền và phát huy sự tham gia của dân trong giảm nghèo

Mô hình này đƣợc Dự án chia sẻ do SIDA tài trợ đƣợc thực hiện ở 56 xã ở 6 huyện tại các tỉnh Hà Giang (huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì), Yên Bái (huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn), Quảng Trị (huyện Gio Linh, Vĩnh Linh) thông qua 3 nhóm hoạt động: i) Nâng cao năng lực giáo dục, sức khỏe, vệ sinh môi trƣờng; ii) Cải thiện thu nhập, an sinh xã hội và iii) Phát triển cơ sở hạ tầng (SIDA, 2009). Cách tiếp cận cơ bản của các hoạt động giảm nghèo trong dự án là thực hiện phân cấp, trao quyền nhất là cho cấp xã, thôn bản triển khai các hoạt động giảm nghèo, thực hiện hỗ trợ trọn gói cho cấp xã, thôn bản và áp dụng cách lập kế hoạch có sự tham gia của cấp xã và cộng đồng. Từ năm 2003 đến 2013, cách làm trên của dự án đã tạo đƣợc một bƣớc chuyển rõ rệt, không đơn thuần chỉ là giảm số hộ nghèo, mà còn thay đổi đáng kể nhận thức, tƣ duy của ngƣời dân vùng dự án. Trong đó, đầu tƣ cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng và ngƣời nghèo tính đến thời điểm này là lĩnh vực mạng lại hiệu quả giảm nghèo rõ rệt nhất.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)