Gắn đổi mới lập kế hoạch có sự tham gia, đặc điểm địa phương với phân bổ

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 26 - 27)

I. MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO THÀNH CÔNG Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀ

1.1.8Gắn đổi mới lập kế hoạch có sự tham gia, đặc điểm địa phương với phân bổ

phân bổ ngân sách xã

Ngày 3 tháng 7 năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 114/2015/NQ-HĐND về Quy định mức ngân sách hỗ trợ phát triển xã giai đoạn 2016-2020 để thực hiện phân cấp cho xã trong đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội. Căn cứ để bố trí ngân sách đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội ở các xã dựa trên số lƣợng thôn xóm của xã, mức độ tuân thủ 9 bƣớc lập kế hoạch có sự tham gia.

Các căn cứ chủ yếu để phân bổ ngân sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp xã bao gồm:

- Số lƣợng thôn, xóm của xã (1 thôn 1 điểm, từ 15 thôn trở lên cứ thêm 1 thôn tính thêm 1,5 điểm, 20 thôn trở lên, thêm 1 thôn tính 2 điểm).

- Mức độ tuân thủ 9 bƣớc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội có sự tham gia: 1) Ban hành văn bản hƣớng dẫn (1 điểm), 2) Thu thập thông tin từ thôn (7 điểm), 3) Thu thập thông tin từ xã, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn (2 điểm); 4) Cung cấp thông tin định hƣớng phát triển từ huyện (2 điểm); 5) Tổng hợp kế hoạch (2 điểm); 6) Thảo luận, thông qua kế hoạch, báo cáo cấp trên (2 điểm); 7) Tham vấn cộng đồng (2 điểm); 8) Chỉnh sửa và thông qua chính thức (1 điểm); 9) Phê duyệt và thông báo kế hoạch (1 điểm).

Tổng số điểm về số lƣợng thôn xóm và điểm tuân thủ quy định lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia là căn cứ để phân bổ kinh phí. Mức kinh phí phân bổ cho một xã bằng số điểm của xã đó và mức ngân sách phân bổ cho 1 điểm (MNS):

Tổng số ngân sách (TNS) cho đầu tƣ phát triển của xã đƣợc phân bổ nhƣ sau: MSN x SĐ

Trong đó: TNS: Tổng ngân sách đầu tƣ cho xã trong năm MNS: Mức ngân sách phân bổ cho một điểm SĐ: Số điểm của xã

Cách làm trên đã tạo ra sự phân cấp, gắn đƣợc nguồn lực đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội với đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia và số

lƣợng thôn xóm của xã, đảm bảo nguồn lực đƣợc phân bổ công bằng và sát đúng hơn, kích thích các xã đầu tƣ có hiệu quả và thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 26 - 27)