Áp dụng lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo có sự tham gia

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 45 - 46)

III. MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CÁC DỰ ÁN QUỐC TẾ Ở TÂY BẮC

3.2.3Áp dụng lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo có sự tham gia

tham gia

Lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã có sự tham gia là công cụ hữu hiệu

để ngƣời dân nâng cao nhận thức về quyền đƣợc tham gia vào quá trình lựa chọn ƣu tiên, ra quyết định, tham gia thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các quyết định. Các ƣu tiên, nhu cầu của ngƣời dân tổng hợp trong kế hoạch cấp xã có thể đƣợc sử dụng để các ngành liên quan và UBND xem xét, tích hợp vào kế hoạch ngành, kế hoạch chung và phƣơng án phân bổ kinh phí, ngân sách của địa phƣơng. Các dự án nhƣ Dự án Chia Sẻ - Sida ở Hà Giang và Yên Bái, Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (WB) ở Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và Điện Biên, Dự án hỗ trợ thực hiện Chính sách Tam Nông – TNSP (IFAD) ở Tuyên Quang, Chƣơng trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp ở Cao Bằng và Hòa Bình, dự án 3PAD ở Bắc Kạn đã huy động có hiệu quả sự tham gia của ngƣời dân, lồng ghép đƣợc kế hoạch dự án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã. Do đó, nguồn lực đƣợc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhu cầu của cộng đồng, của địa phƣơng, góp phần giảm nghèo bền vững. Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã sử dụng công cụ “xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng định hƣớng thị trƣờng có sự tham gia” nhằm: i) nâng cao năng lực cán bộ địa phƣơng trong việc hƣớng dẫn ngƣời dân thảo luận và chọn ƣu tiên; ii) huy động sự tham gia của ngƣời dân, cố gắng lập kế hoạch phù hợp ở mức cao nhất có thể với nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng; iii) giúp xã nắm đƣợc nguồn lực từ tất cả các chƣơng trình, dự án trên địa bàn, từ đó tìm kiếm cơ hội lồng ghép nguồn lực để thực hiện các hoạt động đòi hỏi kinh phí lớn; sử dụng nguồn kinh phí “hỗ trợ trọn gói” một cách có hiệu quả. Ngƣời dân và địa phƣơng (cấp xã, huyện và tỉnh) biết trƣớc nguồn lực cũng là một trong những điều kiện cần thiết để cải thiện hiệu suất và hiệu quả để lập và thực hiện kế hoạch giảm nghèo.

3.2.4 Quỹ phát triển xã

Qu Phát triển xã (CDF) là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo một cách bền vững. Kinh nghiệm triển khai các Chƣơng trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp ở Cao Bằng và Hòa Bình, Dự án chia sẻ ở Hà Giang và Yên bái, dự án 3PAD ở Bắc Kạn đã chỉ ra rằng: Quỹ phát triển xã (CDF) đƣợc lập ra nhằm hai mục đích chính: 1) cung cấp kinh phí cho việc triển khai các hoạt động của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã, với mong muốn góp phần trực tiếp vào công tác giảm nghèo; 2) nhằm nâng cao năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ xã (thông qua việc vừa học vừa

làm) để quản lý kinh phí một cách có hiệu quả. Ở Hòa Bình và Cao Bằng, quỹ này đƣợc đầu tƣ cho những xã không đƣợc cấp ngân sách từ CT135-III, nông thôn mới, hay dự án WB, v.v… Ngân sách cho mỗi Quỹ CDF sẽ tăng từ 200 triệu đồng trong hai năm đầu, lên 250 triệu ở năm thứ ba, và 300 triệu vào năm thứ tƣ của dự án. Đóng góp của ngân sách tỉnh cho Quỹ CDF cũng sẽ tăng lên theo các năm, và chiếm một tỉ lệ khoảng 43% tổng số ngân sách cho Quỹ CDF tính chung toàn dự án. Tiền cấp cho Quỹ CDF sẽ đƣợc chuyển qua hệ thống Kho Bạc. Tỷ lệ phân bổ sử dụng Quỹ CDF 50% cho xây dựng CSHT, 40% cho hoạt động sản xuất, và 10% cho công tác quản lý. Xây dựng CSHT phải ƣu tiên cho các thôn/bản khó khăn nhất, còn các hoạt động sản xuất thì ƣu tiên trƣớc hết để giúp các hộ nghèo. Theo

dự án 3PAD ở Bắc Kạn, quỹ CDF có kinh phí là 11,592 triệu USD đƣợc phân bổ

theo 3 lĩnh vực chính: xây dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và hợp đồng dịch vụ dựa trên kết quả đầu ra. Kinh phí phân bổ cho từng lĩnh vực dựa trên nhu cầu của cộng đồng, nhƣng tối đa mỗi luồng không quá 55% ngân sách quỹ CDF. Nguồn kinh phí đƣợc phân bổ về từng xã/thị trấn dựa trên dân số, tỷ lệ hộ nghèo, khoảng cách từ trung tâm xã đến trung tâm huyện lỵ. Kết quả phân bổ ngân sách (tính theo USD) của quỹ cho từng xã, huyện đƣợc công khai minh bạch trong toàn dự án.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 45 - 46)