MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM TRONG HỌC TẬ P

Một phần của tài liệu vol.50_5.2021 (Trang 53 - 55)

TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦĐÔ HÀ NỘI

Nguyễn Diệp Ngọc, Đỗ Thị Ngọc Quỳnh

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Tóm tắt: Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện

ích. Trong đó, học tập trực tuyến đang trở thành giải pháp cứu cánh giúp ngành giáo dục nâng cao chất lượng học, khắc phục tình trạng dãn cách xã hội nhất là trong diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, giáo dục trực tuyến giúp thực hiện phương châm: “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”. Học Online không hẳn là giải pháp phù hợp với tất cả mọi người, nhưng chắc chắn là giải pháp lâu dài với sự phát triển của công nghệ và trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Việc nâng cao tính tích cực cho sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong việc học tập trực tuyến trở nên thiết thực hơn bao giờ hết như J. J. Russo nói:“Phải hướng sinh viên tích cực tự giành kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo”.

Từ khóa: Học tập trực tuyến, online, công nghệ 4.0, tương tác, học tập tích cực, kỹ năng.

Nhận bài ngày 27.4.2021; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.5.2021 Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quỳnh; Email: dtnquynh@daihocthudo.edu.vn

1. MỞ ĐẦU

Luật Giáo dục của nước CHXHCNVN 2005 (Điều 40, Khoản 2) nêu lên các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [1]. Chỉ thị số 15/1999/CT-GD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm cũng nhấn mạnh:“Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên”. Yêu cầu này trở nên cấp thiết, vấn đề đặt ra là làm gì để phát huy tính tích cực của người học thông qua hoạt động dạy học? Làm thế nào để giúp người học lĩnh hội được phương thức tái tạo và sử dụng tri thức một cách hợp lý bằng cách thay đổi cơ chế học tập

từ chỗ “mang chân lý sẵn có đến cho trò” sang cơ chế “dạy trò đi tìm chân lý” bởi chính từ sự tìm tòi, khám phá của sinh viên? Tính tích cực học tập là một phẩm chất vô cùng quý giá của người học, đặc biệt là đối với sinh viên sư phạm phải xác định được học tập là việc suốt đời. Thực tế đã chứng minh: dạy học chỉ thành công khi và chỉ khi người học chuyển hóa được những “yêu cầu học tập” của nhà giáo dục thành “nhu cầu học tập” của bản thân, chuyển “quá trình đào tạo” thành “quá trình tự đào tạo”, lúc này việc học mới trở thành niềm hạnh phúc thực sự đối với người học và tính nhân văn trong giáo dục được biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Trong năm học 2019-2020, bối cảnh nền giáo dục hoàn toàn thay đổi bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, thay vì cách giảng dạy và học tập truyền thống, cách dạy - học trực tuyến trở nên thật sự cần thiết để giúp người dạy có thể truyền đạt kiến thức đến người học của mình một cách thuận tiện.Mô hình học tập Flipped Learning (lớp học đảo ngược), Blended Learning, E- learning [2-3] không còn dừng lại ở lí thuyết mà đã được ứng dụng vào học tập đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Có thể nói, đây là giải pháp tối ưu nhất để ứng phó với tình hình dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo được chỉ tiêu kiến thức cho sinh viên. Học tập trực tuyến cũng tạo cơ hội cho sinh viên được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để học tập, tiếp thu tri thức. Thông qua học tập trực tuyến, sinh viên nói chung và sinh viên khoa Sư phạm nói riêng nâng cao được năng lực sử dụng công nghệ thông tin, làm quen và thích nghi với các phương pháp dạy học hiện đại. Có thể nói đây là một thị trường tiềm năng cho các nhà giáo dục, cũng là một cơ hội phát triển nghề nghiệp thú vị đối với sinh viên khoa Sư phạm với những cơ hội và thách thức. Trong khuôn khổ bài viết tác giả hy vọng với các giải pháp đưa ra trong bài viết sẽ giúp việc học tập trực tuyến trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn đối với sinh viên khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nay.

2. NỘI DUNG

Dạy - học trực tuyếnthường phải gắn liền với các nền tảng công nghệ 4.0, được phát triển với mục đích chuyên biệt dành riêng cho học trực tuyến, đó là các hệ thống như VLE (virtual learning environment) hay LMS/LCMS (learning management system/learning content management system) [4], cho phép tích hợp mọi hoạt động dạy – học của giảng viên và sinh viên. Một số nền tảng phổ biến hiện nay như Blackboard learn, Dokeos hay Moodle, Claroline, Canvas, Open edX,… cho phép người học mở rộng việc học ra ngoài ranh giới cơ sở học tập truyền thống qua trải nghiệm học không chính quy phong phú bằng cách sử dụng cộng đồng trực tuyến trên các nền tảng mới như mạng xã hội và các công nghệ khác. Thực tế ở các trường đại học để phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu giảng viên và sinh viên đang sử dụng phối hợp nhiều giải pháp công nghệ khác nhau trên môi trường mạng. Đó có thể là các giải pháp hỗ trợ học tập trực tuyến cơ bản (như Google Workspace, Office 365 Education), công nghệ họp trực tuyến (như zoom, Microsoft teams, google meet,…), các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber. Tính tích cực của người học trong quá trình học là yếu tố quan trọng để hình thành nên kỹ năng, phương thức làm việc của con người trong tương lai. Khi người học chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như biết được những phần kiến thức nào mình còn thiếu thì sẽ học tập có hiệu quả hơn, tìm cách lấp đầy những khoảng trống

tri thức trong quá trình học tập. Ngoài ra, tính tích cực, chủ động sẽ thúc đẩy người học tự giác học tập suốt đời. Từ đó, người học sẽ thích nghi được với mọi môi trường làm việc.

2.1. Cơ sở pháp lí cho việc dạy- học trực tuyến trong giáo dục đại học

Từ tháng 2/2020, việc tạm cho học sinh và sinh viên không đến trường vì đại dịch Covid- 19 đã tạo một cơ hội cho hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc dạy và học trực tuyến. Từ bị động, bỡ ngỡ, nền giáo dục đã có những bước chuyển mạnh mẽ.

Theo quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”[5] thì giáo dục là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên của chuyển đổi số. Trong đó “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.”. Theo thông tư 09/2021/ TT- BGDĐT khi Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ công nhận phương thức dạy học trực tuyến và quy định việc quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Như vậy, học tập trực tuyến đã được công nhận và đang ngày càng phổ biến bởi sự thuận tiện và lợi ích nó đem lại. Dạy học trực tuyến cũng đã khẳng định vai trò và sức mạnh của mình. Với sự thay đổi và cập nhật liên tục của xã hội, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục là thật sự cần thiết, nhất là đối với giảng viên khoa Sư phạm trường Đại học Thủ đô sẽ giúp sinh viên phát huy được tính tích cực trong các lớp học trực tuyến.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến

2.2.1. Thuận lợi của dạy học trực tuyến a) Tính linh hoạt. a) Tính linh hoạt.

Sinh viên có quyền chủ động sắp xếp giờ học trực tuyến mà không bị ràng buộc vào một lịch trình cố định như chương trình học trên lớp, có thể xem đi, xem lại một bài giảng; có thể chủ động lựa chọn nội dung học tập, tốc độ học tập phù hợp với năng lực và điều kiện riêng của bản thân. Sinh viên có thể học trực tuyến ở mọi lúc mọi nơi miễn đảm bảo sự yên tĩnh, ánh sáng, âm thanh và đường truyền mạng được đảm bảo.

Một phần của tài liệu vol.50_5.2021 (Trang 53 - 55)