Mục tiêu và nội dung của mĩ thuật cơ bản trong chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu vol.50_5.2021 (Trang 62 - 64)

NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

2.1.Mục tiêu và nội dung của mĩ thuật cơ bản trong chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non

mầm non thường xuyên xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các cuộc thi về tạo hình dành cho giáo viên mầm non. Tuy nhiên, ở phương diện nghiên cứu thì hiện nay có khá ít công trình chuyên sâu về vấn đề này, điển hình có thể kể đến nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngân (2005) [3], Nguyễn Quốc Toản và Hoàng Kim Tiến (2007) [4], Ngô Bá Công (2008) [5], Phạm Thị Chỉnh và Trần Tiểu Lâm (2008) [6], Lê Đình Bình (2008) [7], Lê Thanh Thủy (2008) [8], Chu Anh Sơn (2015) [9], Nguyễn Thị Hồng Vân (2016) [10], Trần Văn Minh và Phạm Minh Tùng (2017) [11], Phạm Xuân Duy (2018) [13], Nguyễn Ngọc Linh và Vũ Thanh Vân (2019) [1], Lưu Ngọc Bích Thủy (2019) [13]… Các nghiên cứu chủ yếu bàn về các phương pháp cơ bản trong việc thực hành mĩ thuật từ đơn giản đến nâng cao cho giáo sinh hệ đại học sư phạm mầm non cũng như các yêu cầu sư phạm cơ bản về kiến thức, kỹ năng đối với từng phân môn cụ thể, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và tính sáng tạo cho sinh viên sư phạm.

Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan về việc sử dụng kiến thức mĩ thuật cơ bản trong dạy học môn tạo hình cho sinh viên ngành giáo dục mầm non thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào. Do đó, bài viết này gợi mở những phân tích về việc sử dụng kiến thức mĩ thuật cơ bản (bao gồm các phân môn cụ thể) trong dạy học môn tạo hình cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và áp dụng kiến thức mĩ thuật cho đội ngũ giáo viên mầm non tương lai. Đây cũng chính là nội dung học phần dành cho sinh viên ngành giáo dục mầm non năm thứ nhất nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của mĩ thuật để phục vụ cho công tác dạy học ở trường mầm non.

2. NỘI DUNG

2.1. Mục tiêu và nội dung của mĩ thuật cơ bản trong chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non dục mầm non

Với tư cách là một ngành nghệ thuật, mĩ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối; gồm các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu như hội họa, đồ họa, điêu khắc và trang trí, mỗi loại hình lại được chia thành nhiều thể loại khác nhau. Dạy học mĩ thuật là quá trình truyền đạt cho người học những kiến thức thuộc bộ môn mĩ thuật, nghệ thuật thị giác nhằm mục đích tiếp nhận và cảm thụ những giá trị thẩm mĩ; Mục tiêu của dạy học mĩ thuật là giúp cho tình cảm, tâm hồn của trẻ thêm đẹp, thêm phong phú và tinh tế, góp phần hoàn thiện nhân cách của các em. Đây chính là cơ sở vững chắc để vun đắp cho tài năng sáng tạo của trẻ được vươn lên [6, 7]. Đối với giáo duc mầm non, bậc học này có mục tiêu chung là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1. Mục tiêu này được thể hiện trong các mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục, trong đó có mục tiêu về giáo dục thẩm mĩ [2]. Xét ở phương diện mĩ thuật để hoàn thành được mục tiêu trên thì một trong những điều kiện không thể thiếu của giáo viên là phải nắm

được những kiến thức và kỹ năng cơ bản của mĩ thuật để dạy hoạt động tạo hình cho trẻ. So với môn mĩ thuật truyền thống trong các chương trình đào tạo chuyên ngành hoặc không chuyên tại các trường chuyên nghiệp, mĩ thuật mầm non có những nét đặc thù riêng, mang tính tổng hợp nhiều vấn đề trong nghệ thuật tạo hình, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non. Dựa trên các phân môn cơ bản chương trình đào tạo mĩ thuật cơ bản cho sinh viên ngành giáo dục mầm non chủ yếu tập trung vào việc trang bị những kiến thức tổng thể, về mĩ thuật cũng như các kĩ năng cần thiết nhằm giúp sinh viên có được khả năng thực hành mĩ thuật, làm các bài thực hành và phục vụ cho hoạt động giảng dạy ở trường mầm non (xem ở Bảng 1). Đây là cơ sở chắc chắn để hỗ trợ tích cực cho học phần mang tính chuyên ngành tiếp sau là Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.

Bảng 1. Nội dung và mục tiêu của học phần mĩ thuật cơ bản trong chương trình

đào tạo ngành giáo dục mầm non

STT Nội dung Mục tiêu

1 Nhập môn mĩ thuật

- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa, vai trò của nghệ thuật tạo hình trong cuộc sống và giáo dục thẩm mĩ

- Có kiến thức sơ lược về lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế giới - Có kỹ năng nhận biết và phân biệt các loại hình nghệ thuật tạo hình

- Kỹ năng thu thập, tự nghiên cứu tài liệu

2 Các phân môn cơ bản (Luật xa gần, tỷ lệ người, hình họa, màu sắc và trang trí)

- Hiểu các khái niệm cơ bản và ý nghĩa của luật xa gần, tỷ lệ người, hình họa, màu sắc và trang trí đối với hoạt động tạo hình

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về xa gần, tỷ lệ, màu sắc,… trong bài tập và ứng dụng vào thực tế

- Vận dụng các kỹ năng xây dựng, thể hiện bài học theo luật phối cảnh, tỷ lệ, màu sắc

- Có kỹ năng quan sát, lựa chọn, thể hiện các sự vật hiện tượng bằng ngôn ngữ của tạo hình

- Lựa chọn, phối hợp, xây dựng hòa sắc và sử dụng các loại chất liệu như màu chì, màu sáp, màu dạ, màu nước

- Kỹ năng cách điệu, lựa chọn, phối hợp họa tiết xây dựng và thể hiện trang trí theo các nguyên tắc cơ bản

- Kỹ năng thiết kế, trang trí một số mẫu bảng, biểu tại lớp, trường mầm non

3 Bố cục

tranh

- Hiểu khái niệm và vai trò của bố cục trong hoạt động tạo hình - Phân biệt các thể loại tranh bố cục

- Nhận biết các nguyên tắc, trình tự xây dựng bố cục và các lỗi cần tránh khi thể hiện bố cục

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc bố cục khi thể hiện tranh theo từng thể loại phù hợp với lứa tuổi mầm non và nhu cầu sử dụng trong hoạt động tạo hình nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung

- Kỹ năng thể hiện theo quan sát thực tế, thể hiện theo trí nhớ, trí tưởng tượng

- Trải nghiệm và nâng cao kỹ năng sử dụng chất liệu: màu nước, xé và cắt dán giấy màu trong việc thể hiện tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh

4 Nặn

- Hiểu khái niệm và nhận biết các loại hình nặn

- Hình thành các kỹ năng và quy trình nặn cơ bản (nặn vật thể; nặn đồ vật, trái cây; nặn con vật; nặn các dáng người; nặn theo chủ đề)

- Có kỹ năng trình bày, sắp xếp các sản phẩm nặn

5 Đồ chơi

- Hiểu các khái niệm, vai trò, yêu cầu và phân loại đồ chơi, đồ dùng học tập

- Có kỹ năng thiết kế, sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non theo các chủ điểm (thế giới thực vật, thế giới động vật, gia đình, trường mầm non, các phương tiện giao thông, con rối, các loại búp bê…)

Nguồn: Dẫn theo Chu Anh Sơn (2015) [4] và tổng hợp của các tác giả.

Một phần của tài liệu vol.50_5.2021 (Trang 62 - 64)