Hayes, Ruschman, và Walker (2009)

Một phần của tài liệu vol.50_5.2021 (Trang 111 - 112)

D. Hoạt động vận dụng

13Hayes, Ruschman, và Walker (2009)

thông mới1. Vì phương pháp này có thể là từ phía bộ phận tuyển sinh của các trường đại học đến với các sinh viên tiềm năng trong quá trình các sinh viên này tìm kiếm một trường đại học và một chương trình học phù hợp. Lúc này mạng xã hội khác cộng đồng online được tạo ra bởi các trường đại học sẽ giúp cho các trường này tiếp cận được với các sinh viên tiềm năng và cũng giúp cho các sinh viên này tương tác được với những người đã theo học tại các trường. Tương tác giữa người dùng và người dùng như vậy được chứng minh có hiệu quả to lớn trong thuyết phục hành vi mua hàng. Một số nghiên cứu đã khẳng định tác động quan trọng của mạng xã hội đối với truyền thông thương hiệu nhà trường và coi đây là một trong những biện pháp chủ đạo, giá rẻ để truyền thống thương hiệụ hiện nay của Trường.

2.2.Thực trạng truyền thông thương hiệu và truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội theo Quyết định số 2402/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đây, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã có truyền thống hơn 55 năm đào tạo giáo viên bậc Mầm non, Tiểu học, THCS cho Thủ đô và một số địa phương khác trong cả nước. Trường đã khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trong nhiệm vụ đào tạo giáo viên và được khẳng định nhiều năm liền là “con chim đầu đàn” của các trường Cao đẳng Sư phạm trong cả nước.

Tuy nhiên khi trường được nâng cấp lên đại học vào năm 2014 và chuyển chức năng nhiệm vụ sang đào tạo đa ngành theo định hướng ứng dụng, với tên gọi mới là Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, thương hiệu của Trường với tư cách là một trường đại học chỉ như là một “con chim sơ sinh” trong đàn chim đông đúc 460 cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Bước đầu để định vị thương hiệu, nhà trường đã ban hành các văn bản thông tin giới thiệu đến các cơ quan thông tấn, đơn vị hành chính về tên gọi, chức năng nhiệm vụ và chữ ký của lãnh đạo Trường.

Một số thông tin về trường được quảng bá trên các bản tin thời sự dưới dạng tin ngắn, một số báo chí như Hà Nội mới, Kinh tế - Đô thị và các báo điện tử khác,… Nhà trường kêu gọi cán bộ, giảng viên sinh viên gửi báo cáo thay đổi tên địa điểm trên Google Map, nhập tên trường đại học thủ đô Hà Nội nhiều lần trên công cụ tìm Google và các trang mạng xã hội khác để được lọp top các từ khóa tìm kiếm, thu hút sự chú ý của xã hội,… Trường đã xây dựng website mang tên trường, lập fanpage của Trường để truyền tải thông tin của nhà trường đối với xã hội,… Logo của Trường cũng được thiết kế mới cùng theo đó là bộ nhận dạng thương hiệu gồm: hệ thống logo trang trí cổng, nhà hiệu bộ và các khu vực trong trường; đồng phục trường, phong bì, bìa kẹp tài liệu, danh thiếp cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc trường, bút, sổ ghi chép, quà lưu niệm tặng cho khách, túi giấy, phù hiệu, thẻ đeo, biển tên, lịch để bàn, lịch treo tường,… Trường cũng sử dụng phương thức truyền thông qua kênh truyền hình như làm chương trình phóng sự nhân dịp 60 năm thành lập trường, chuyên mục “chọn nghề -

Một phần của tài liệu vol.50_5.2021 (Trang 111 - 112)