4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
1.4. Bài học rút ra từ tổng quan tài liệu cho các xã phía Tây thành phố Thá
phố Thái Nguyên
Thông qua kinh nghiệm được rút ra trong sản xuất chè ở một số địa phương trong nước cũng như kết quả phân tích của các công trình nghiên cứu được thực hiện trước đây, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên như sau:
Thứ nhất, phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, phát triển bền vững và ổn định, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu,... để phát triển sản xuất chè đặc sản, có sản lượng hàng hóa tập trung, đưa cây chè thực sự là cây trồng chủ lực, mũi nhọn; cây làm giàu trong phát triển kinh tế của các xã phía Tây, tập trung phát triển mạnh ở cả 3 khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Thứ hai, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, đầu tư chăm sóc theo chiều sâu, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng, an toàn, từng bước đưa các giống chè mới có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế chè giống cũ, tạo cơ cấu giống chè phù hợp, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật hiện có trong ngành chè để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.
Thứ ba, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi, điện và hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển cây chè nâng cao đời sống nhân dân. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào phát triển cây chè. Thúc đẩy việc liên doanh liên kết trong phát triển cây chè; hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến công nghiệp, cho xuất khẩu; gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ.
Thứ tư, tăng cường công tác điều tra dự báo tình hình sâu bệnh hại chè và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả, an toàn; đề xuất hình thức dịch vụ phát triển cây chè. Đẩy mạnh công tác quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng chè, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến chè, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất, chế biến theo quy định.
Thứ năm, hệ thống khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất chè tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chỉ đạo tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, đẩy mạnh vai trò hoạt động của các hợp tác xã sản xuất chè đã có và tiếp tục phát triển các hợp tác xã mới; tiếp tục nghiên cứu tái cơ cấu ngành hàng chè, trong đó hết sức chú ý đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường liên kết, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các mô hình có hiệu quả (trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, sản xuất an toàn,…); hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; trồng cây che bóng; sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây, bao gồm sáu xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Thịnh Đức, Quyết Thắng nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 210 30’ 00” đến 210 36’ 00” vĩ độ Bắc; 1050 42’ 00” đến 1050 48’ 00´ kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:
-Phía Bắc giáp huyện Phú Lương.
-Phía Nam giáp thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên. -Phía Tây giáp huyện Đại Từ.
-Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ
Các xã phía Tây có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên, cùng các tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối vùng chè đặc sản Tân Cương với những vùng lân cận. Với vị trí và điều kiện như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc chuyển tiếp hệ sinh thái của vùng chè đặc sản, giữa đồng bằng và trung du, giữa thành thị và nông thôn. Mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các xã, phường trong thành phố và các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận và cả nước. Trước hết là với các trung tâm kinh tế thành phố Thái Nguyên, cận kề như thị xã Sông Công,… nhất là với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý như trên, vùng chè đặc sản tân Cương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị phía Tây của thành phố Thái Nguyên;
đồng thời đây là những thị trường tiềm năng cho tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của vùng chè đặc sản Tân Cương.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Các xã phía Tây là trung tâm hành chính phía Tây của thành phố Thái Nguyên có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp, địa hình thoải dần về phía Nam và Đông Nam, với độ dốc trung bình là 7o, tương đối bằng phẳng, xen kẽ những gò, đồi. Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, vùng chè đặc sản Tân Cương cơ bản có các loại đất như:
Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố ở phía Bắc và phía Tây, đất này phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm.
Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của con sông Công phù hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150 - 200m có độ dốc 50 – 200o phù hợp với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, nhãn, vải, hồng. Với những đặc điểm thổ nhưỡng như trên đã hình thành những vùng cây trồng khác nhau và tạo ra những nông sản phẩm đặc trưng cho vùng chè Tân Cương.
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Các xã phía Tây nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm này đã tạo cho sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng
không tốt đến sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè. Các xã phía Tây lấy nước từ hai nguồn chính: Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước, dùng làm thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho người dân thành phố; ngoài ra vùng chè Tân Cương còn có lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.
2.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Quỹ đất nông nghiệp của các xã phía Tây còn khá lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi vậy đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của các xã phía Tây cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để phát triển bền vững. Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2020 STT Loại đất Tổng diện tích I Đất nông nghiệp 1.1 Cây hàng năm Lúa
Màu và cây công nghiệp Rau, Đậu
1.2 Cây lâu năm
Chè
Cây ăn quả
1.3 Đất mặt nước
II Đất lâm nghiệp
Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 22.393 ha. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp là 12.466 ha chiếm tỷ lệ 55,7%. Trong đất nông nghiệp thì tỷ lệ đất trồng cây lâu năm là chủ yếu với 8.096 ha đất dùng để trồng cây chè. Đây được xem là tiềm năng và thế mạnh lớn của thành phố cho việc phát triển loại hình cây này.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của các xã phía Tây
Các xã phía Tây là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá, y tế, du lịch dịch vụ của khu đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên, là đầu mối giao thông quan trọng, khoa học kỹ thuật, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đây là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của vùng chè đặc sản Tân Cương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp; Công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên
ĐVT: Tỷ đồng
Lĩnh vực
Nông lâm nghiệp, thủy sản Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại, dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên, 2020)
Thông qua kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại năm 2020 đều đạt tỷ lệ vượt so với cùng kỳ các năm 2018, 2019. Trong đó, tốc độ tăng cao nhất thuộc về lĩnh vực
thương mại, dịch vụ với tỷ lệ 1,1% của giai đoạn năm 2018 – 2019 và 16% của giai đoạn 2019 – 2020. Tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp của thành phố tăng đều hàng năm, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp tăng cao nhất trong khi lĩnh vực thủy sản lại giảm sút.
2.1.2.2. Về xây dựng cơ bản - Quản lý đô thị, đất đai
Các xã phía Tây đã tăng cường đầu tư xây dựng để xây dựng vùng chè phát triển đúng quy hoạch của UBND tỉnh Thái Nguyên, đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án trên địa bàn do Trung ương và Tỉnh đầu tư. Triển khai các dự án do thành phố đầu tư, trong đó có một số công trình đã được đưa vào sử dụng như: Khu sử lý chất thải rắn, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, khu vườn ươm giống do thu hồi đất phục vụ xây dựng Nhà máy GLONICS Việt Nam, quy hoạch thiết kế khu trung tâm phía Tây thành phố,… Các dự án kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường học, nâng cấp đường giao thông nội đồng được thực hiện và hoàn thành.
Công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai được tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch khu trung tâm xử lý vệ sinh nước thải, rác thải.
2.1.2.3. Về giao thông
Các xã phía Tây thành phố có một hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phân bố hợp lý giữa các đường liên huyện và liên xã, toàn vùng có tỉnh lộ 18 km, trên 250 km đường dân sinh đã trải bê tông được 137km. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiên tốt cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của các xã phía Tây.
2.1.2.4. Về điện
Các xã phía Tây thành phố đã có điện lưới quốc gia phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt và cho sản xuất của người dân trên địa bàn thông qua mạng lưới hoàn chỉnh gồm các cấp điện áp: 220KV, 110 KV, 35KV, 20KV, 1OKV, 6KV và 0,4KV.
2.1.2.5. Về thuỷ lợi
Đến nay, các xã phía Tây có hơn 50 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, có sông Công cung cấp nước tưới cho các xã trong vùng. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất chất lượng cây trồng của nông dân. Do địa hình không bằng phẳng, không tập trung, việc đầu tư nâng cấp các hệ thống kênh nội đồng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước.
2.1.2.6. Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số và lao động nông nghiệp chiếm đại đa số so với tổng dân số và lao động toàn vùng chè, do vậy các xã phía Tây là nơi thu hút và tiêu thụ khối lượng hàng hoá, nông sản rất lớn, việc đẩy nhanh sản xuất hàng hoá ở nông hộ là thuận lợi, bởi vì nó sẽ thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra mà không cần phải mất nhiều thời gian vận chuyển từ nơi khác đến, giảm chi phí vận chuyển và khấu hao tiêu thụ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững.
- Nội dung 2: Đánh giá về thực trạng sản xuất chè trên địa bàn các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên.
- Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.3.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu đã được các cơ quan chức năng của thành phố, tỉnh, các bộ ngành Trung ương; các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức kinh tế ở trong và ngoài nước được công bố từ các nguồn khác nhau, có liên quan đến nội dung đề tài.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát. Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các hộ gia đình, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển cây chè để hiểu biết thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, những dự định trong tương lai của họ đối với sản xuất; từ đó có thêm những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và dự định trong tương lai của người dân, phục vụ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho đề tài.
* Phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp
Điều tra kinh tế hộ: Kết hợp hai phương pháp điển hình và ngẫu nhiên để chọn vùng, xã điều tra, hộ điều tra. Xã được chọn là xã Tân Cương, xã Phúc