4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.1.3. Thị trường tiêu thụ
Phần lớn các hộ nông dân tự chế biến chè xanh và tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý tiêu thụ, các thương lái, các chợ nông thôn. Thị trường chè các xã hiện đã hình thành thương hiệu, song chủ yếu tiêu thụ theo cả hai hướng vừa bán trong nước và vừa phục vụ cả xuất khẩu. Sản phẩm chè xanh Thái Nguyên được tiêu thụ hầu khắp cả nước, từ Nam ra Bắc, trong đó tập chung chủ yếu ở một số thị trường lớn như Hà Nội,…
Kênh tiêu thu chè Tân Cương hiện được thực hiện chủ yếu qua hai kênh sau:
a)Kênh tiêu thụ 1: Các hộ tiêu thụ theo hình thức này có 10% hộ tiêu thụ theo kênh tiêu thụ thứ nhất này.
Người sản xuất
Hình 3.1. Kênh tiêu thụ 1
b) Kênh tiêu thụ 2: Các hộ tiêu thụ chủ yếu theo hình thức này với 90% hộ tiêu thụ.
Người sản xuất
Hình 3.2. Kênh tiêu thụ 2
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2020)
Bên cạnh đó, giá bán chè xanh chế biến từ giống chè Trung du, trung bình từ 160.000-180.000 đồng/kg, đặc biệt có những địa phương bán chè Trung du với giá cao hơn: lên đến 250.000 - 350.000 đồng/kg chè khô. Các giống chè mới: LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777 giá bán cao hơn giống Trung du, trong đó giá chè xanh thành phẩm từ giống Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên trung bình trên 300.000 đ/kg. Sản phẩm chè xanh chế biến từ các giống chè chất lượng cao như chè đinh, hoặc chè ướp hương vị đặc biệt, có bao bì mẫu mã đẹp, đóng trong giấy thiếc hút chân không, bán với giá trên 400.000/kg .
Giá sản phẩm chè Thái Nguyên cũng biến động tuỳ thuộc hàng năm và tuỳ thuộc vào loại chè, nhìn chung giá chè xanh giai đoạn 2018 - 2020 có biến động theo xu hướng tăng, do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tỷ lệ tăng xung quanh 5%/năm, trong đó giá chè ở Tân Cương cao nhất.
3.1.4. Đặc điểm chung của các hộ điều traBảng 3.6. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra