Canh tác và chất lượng chè ở các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 54)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.2. Canh tác và chất lượng chè ở các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên

3.1.2.1. Cơ cấu giống chè

Trong những năm qua, các xã phía Tây thành phố đã tích cực triển khai chuyển đổi và đưa các giống chè mới có năng suất cao vào sản xuất với các giống chủ yếu là: LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, TRI777, Keo Am Tích, Bát Tiên và một số giống chè khác như Hoa Nhật Kim, PH8, PH9,...

Diện tích chè giống mới đến hết năm 2020 là 564,6 ha chiếm 38,74% diện tích. Như vậy cho thấy giống chè trồng trên địa bàn các xã phía Tây khá phong phú, đây là những giống chè có chất lượng tốt phù hợp cho chế biến chè xanh, một số giống chè mới còn có thể phục vụ chế biến chè Ôlong.

Bảng 3.4. Cơ cấu giống chè và diện tích chè an toàn các xã phía Tây năm 2020 TT Chỉ tiêu I Diện tích chè của các xã phân theo giống 1 Din tích chè Trung du 2 Din tích chè ging mi - LDP1 - Kim Tuyên - Phúc Vân Tiên - TRI777 - Bát Tiên và các giống khác - Keo Am Tích

3 Diện tích chè giống mới trồng trong giai đoạn 2018 - 2020

II Diện tích chè đáp ứng được yêu cầu sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Trong đó: Diện tích đã được chứng nhận chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

(Nguồn: UBND các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, 2021)

Tuy nhiên, so sánh với mặt bằng chung của tỉnh (diện tích chè giống mới của tỉnh chiếm 38,7% tổng diện tích chè), tốc độ đưa các giống mới vào sản

nâng cao chất lượng chè, tăng giá trị thu nhập. Tuy nhiên cũng cần phải duy trì tỷ lệ hợp lý giữa giống mới và giống cũ để đảm bảo tính đa dạng sinh học và tính bền vững của sản xuất chè. Đối với các xã phía Tây, giống chè Trung du gắn liền với lịch sử và thương hiệu chè, gắn bó lâu đời với người làm chè; không phải ở địa phương nào cũng có chất đất phù hợp cho cây chè Trung du phát triển, cho năng suất và chất lượng cao. Chính vì vậy, khi đưa các giống chè mới vào sản xuất cần đảm bảo duy trì tỷ lệ hợp lý giữa giống Trung du và các giống chè mới.

Trên địa bàn các xã, diện tích chè giống Trung du quần thể trồng hạt (TD) cao nhất: 894 ha, chiếm tỷ lệ 61,3%; các giống mới chọn lọc (nhân giống vô tính bằng giâm cành) chỉ có 564,6 ha, chiếm 38,7% (trong khi đó: tỷ lệ giống mới của tỉnh Thái Nguyên là 58,2%). Giống chè mới được trồng tại các xã phía Tây chủ yếu là giống: LDP1 (chiếm 27,9% diện tích), giống chè Kim Tuyên (chiếm 10,5%); Phúc Vân Tiên (chiếm 6,9%); TRI777 (chiếm 2,6% diện tích) còn lại là các giống chè Keo Am Tích, Bát Tiên và các giống khác (chiếm 1,6% diện tích). Theo đánh giá của Viện khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía bắc, trong các giống chè, năng suất giống chè Trung du trồng hạt đạt 85 - 90 tạ/ha; giống chè LDP1 đạt 100 - 120 tạ/ha, Phúc Vân Tiên đạt 100 tạ/ha, Kim Tuyên đạt 70 tạ/ha, Bát Tiên đạt 50 - 70 tạ/ha.

Diễn biến năng suất chè của các xã phía Tây cho thấy có 2 nhận xét đáng chú ý: Năng suất giống chè Trung du trồng hạt tại các xã phía Tây đạt cao nhất so với các huyện trồng chè khác, như: Thanh Ba - Phú Thọ (70 - 75 tạ/ha), Yên Sơn - Tuyên Quang (70 - 85 tạ/ha), Văn Chấn - Yên Bái (75 - 78 tạ/ha). Các giống chè mới ở các xã có năng suất thấp hơn so với năng suất giống tương ứng ở một số huyện trồng chè trong cả nước, như: giống LDP1, LDP2 ở Tân Sơn (Phú Thọ) đạt 130 - 150 tạ/ha, ở Anh Sơn (Nghệ An) đạt 170 - 220 tạ/ha; năng suất giống chè Kim Tuyên ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) đạt 140 - 150 tạ/ha; năng suất giống chè Phúc Vân Tiên tại Đoan Hùng (Phú Thọ) đạt 100 - 120 tạ/ha. Có thể lý giải cho diễn biến đó là do ở các xã phía

Tây, giống chè Trung du có mức độ thích nghi cao với điều kiện khí hậu đất đai; đặc biệt hơn nữa, mật độ trồng chè Trung du bằng hạt cao (từ 4 - 6 vạn cây/ha). Vì thế, năng suất chè Trung du của các xã phía Tây thành phố cao hơn so với các huyện trồng chè ở các tỉnh khác.

Các giống chè mới chọn lọc trồng tại các xã phía Tây có năng suất thấp hơn so với các giống tương ứng tại các huyện thuộc các vùng trồng chè khác. Nguyên nhân có thể được lý giải là do các xã mới bắt đầu trồng giống chè mới từ năm 2005 trở lại đây, trong đó tập trung từ năm 2010 đến nay, nên có nhiều nương chè chưa ở vào tuổi cho năng suất cao nhất.

Vùng chè ở các xã chủ yếu trồng chè để cung cấp nguyên liệu cho chế biến chè xanh nên đa số người sản xuất thu hái chè non hơn so với các vùng trồng chè cung cấp nguyên liệu cho chế biến chè đen (các giống LDP1, LDP2 ở Phú Thọ, Nghệ An thu hoạch bằng máy hái chè,…). Giống Kim Tuyên trồng ở Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La) có năng suất cao hơn so với trồng ở các xã. Nguyên nhân có thể là do Lâm Đồng và Mộc Châu có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp hơn ở các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên. Mặt khác lại là vùng được đầu tư mạnh bởi các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế cao hơn so với các hộ nông dân, nên mức đầu tư thâm canh chè cao hơn so, dẫn đến năng suất cao hơn.

Diện tích chè đáp ứng được yêu cầu sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của các xã đạt 95,2%; tuy nhiên diện tích đã được chứng nhận chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 398,4 ha (chiếm 35% tổng diện tích chè của các xã). Điều này cho thấy việc triển khai sản xuất chè an toàn của các xã hiện đã được mở rộng song vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng thế mạnh của cây chè, nhất là trong điều kiện hiện nay khi yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao.

3.1.2.2. Kỹ thuật canh tác chè

Canh tác chè bao gồm nhiều khâu trong đó quan trọng nhất là hái, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật.

- Về bón phân, ở các xã, người sản xuất chè bón cả các nguyên tố N, P, K; thường sử dụng N dưới dạng Urê, P dưới dạng Surpelân, K dưới dạng Clorua kali. Về số lượng qua điều tra cho thấy: Lượng phân đạm Urê bón ở mức khoảng 5 - 12 kg/sào/năm, trung bình khoảng 108N/ha, lượng bón trên là thấp so với yêu cầu đầu tư thâm canh chè hiện nay; lượng bón P là hợp lý nhưng lượng bón K vẫn thấp so với năng suất thu hoạch búp. Ngoài các loại phân đạm, lân, ka ly trên địa bàn huyện các hộ nông dân còn sử dụng NPK tổng hợp chủ yếu có 2 loại: 5-10-3 và 12-5-10, bón làm 2-4 lần trong năm. Ngoài ra còn bón bổ sung phân đạm, số lần bón 2-6 lần/năm, phân lân 1-4 lần/năm, phân kali 1-2 lần/năm, nhưng không phải hộ nào cũng chú trọng bón bổ sung kali (mặc dù Kali có ảnh hưởng tốt đến chất lượng chè xanh), theo kết quả điều tra tại 03 xã thì chỉ cả 03 xã có nông hộ sử dụng phân kali để bón cho chè. Nhìn chung, mức đầu tư phân NPK cho chè ở các xã duy trì tỷ lệ ổn định so với yêu cầu của quy trình.

Phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè vẫn áp dụng phun theo định kỳ là chính; nhìn chung các nông hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cơ bản đúng chủng loại do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. Thời gian cách ly từ khi phun đến khi hái thường 10-12 ngày là đáp ứng yêu cầu, nhưng nếu trong vụ chè chính vụ (tháng 5-9), khi thời tiết nóng ẩm, mùa chè rộ, nếu thời gian cách ly ngắn hơn có thể dư lượng thuốc vẫn còn trong sản phẩm.

Trong các tháng khô hạn, người sản xuất vẫn áp dụng tưới cho chè bằng các máy bơm hút nước tại sông, suối, các hồ chứa và các giếng đào tại chỗ, chất lượng nước tưới nhìn chung chưa được kiểm tra. Tỷ lệ diện tích chè được tưới khoàng 20% (tương đương khoảng 1.260 ha). Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, cần chú ý biện pháp sử dụng tiết kiệm nước và chú ý chất lượng nước tưới cho chè.

Nguyên liệu hái chủ yếu để chế biến chè xanh, hái búp 1 tôm 2, 3 lá. Nông dân cũng đã áp dụng kỹ thuật hái theo lứa (hái kỹ), không hái san trật. Như vậy, số lứa hái trong sản xuất thường là 8-10 lứa/năm. Thu hái chè chủ

yếu bằng tay, không áp dụng hái bằng máy. Người sản xuất đã quan tâm hái chè vừa là một khâu thu hoạch sản phẩm và là một khâu kỹ thuật quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm chè; đã áp dụng kỹ thuật hái chè theo yêu cầu chế biến từng loại sản phẩm. Vì thế chất lượng sản phẩm chè xanh các xã khá đa dạng cũng như khai thác được hết các tiềm năng lợi thế vùng chè có chất lượng nguyên liệu tốt.

3.1.2.3. Chế biến chè

Hiện nay, trên địa bàn thành phố, sản phẩm chè chủ yếu có 2 loại: chè xanh và chè đen. Song sản phẩm chè xanh vẫn là chủ lực, chè đen chỉ được sản xuất bởi các công ty, nhà máy, xí nghiệp.

Sản xuất chè xanh muốn có chất lượng cao đòi hỏi nguyên liệu phải có chất lượng tốt, không bị ôi ngốt. Sau khi hái, cần đưa ngay nguyên liệu về nhà máy để chế biến. Trên địa bàn các xã, phần lớn nguyên liệu được các hộ trồng chè chế biến trong các cụm chế biến nhỏ bằng các thiết bị bán công nghiệp. Đây là mô hình rất phù hợp trong điều kiện sản xuất chè hiện nay. Mô hình này đang chiếm 98% tổng công suất chế biến chè của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, mô hình các hộ nông dân tự chế biến sản phẩm còn có nhược điểm cần khắc phục là quy trình chế biến chưa đồng bộ về các thông số kỹ thuật, chế biến dựa vào kinh nghiệm à chính, thiếu hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng, nhìn chung khó tạo ra sản phẩm chè đồng đều đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, khi thị trường xuất khẩu cần sản phẩm với khối lượng đủ lớn, có tiêu chuẩn đồng đều sẽ khó trong việc đáp ứng.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 10 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và chế biến chè, gồm có:

Công ty TNHH Thương mại xây dựng xuất nhập khẩu Hồng Phát Công ty Cổ phần Trà Hoa Minh

Công ty Cổ phần FBF Tân Cương Công ty TNHH đệ nhất Trà Việt Công ty Cổ phần Bình Quốc Công

Công ty TNHH tư vấn khoa học và công nghệ Hoàng Bách Công ty TNHH Trà Bảo Thanh Thái Nguyên Công ty Cổ phần CNN Hà Phong

Công ty Cổ phần Tea Bon Bắc Thái

Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển thương mại Hồng Thái

Các doanh nghiệp này kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sản xuất chè xanh, chủ yếu thu mua nguyên liệu của dân, đa số doanh nghiệp đã hình thành vùng nguyên liệu riêng, do đó đã chủ động phần lớn nguyên liệu sản xuất đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên hàng năm thu mua khoảng 10.000 tấn chè búp tươi, còn lại chủ yếu thu mua chè búp khô với số lượng khoảng 5.000 tấn để gia công và tiêu thụ sản phẩm.

3.1.2.4. Thực trạng về chất lượng nguyên liệu chè

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cây chè các xã phía Tây thành phố, Viện khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành đánh giá chất lượng nguyên liệu chè đã đưa ra đánh giá về phẩm cấp nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu và phân tích chất lượng chè xanh thành phẩm cho thấy: chất lượng nguyên liệu chè ở các xã phía Tây Thái Nguyên có đặc điểm khác biệt chất lượng nguyên liệu các vùng chè khác, đó là: hàm lượng tanin thấp hơn đáng kể so với các vùng chè khác: Tại Thái Nguyên, hàm lượng tanin < 30%, trong khi ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái đều > 31%.

Thái Nguyên và các vùng chè khác, hàm lượng tanin của giống Trung du đều thấp hơn so với giống LDP1. Tại vùng chè Thái Nguyên, hàm lượng tanin của các giống chè nhìn chung đều thấp, nhất là ở Tân Cương. Theo các chuyên gia sinh hoá chè, nguyên liệu có hàm lượng tanin < 30% có lợi thế về chất lượng khi chế biến chè xanh, do tạo sản phẩm có vị dịu. Một hợp chất đáng lưu ý khi phân tích chất lượng nguyên liệu chè là hàm lượng đường khử. Hàm lượng đường khử của cả hai nhóm giống phân tích đều cao hơn so với hàm lượng đường khử trong nguyên liệu ở các vùng chè khác. Tại vùng chè

Thái Nguyên, hàm lượng đường khử của nguyên liệu chè ở Tân Cương là cao nhất: 2,46% với giống Trung du, 2,18% với giống LDP1; với chỉ tiêu tương ứng của nguyên liệu vùng chè Văn Chấn (Yên Bái) là 1,88% và 1,95%. Nguyên liệu có hàm lượng đường khử lớn, khi chế biến (công đoạn gia nhiệt) sẽ tạo mùi hương cốm cho sản phẩm chè chè xanh,...

Từ phân tích trên đây cho chúng ta có căn cứ khoa học để xác định vùng chè Thái Nguyên đó là: nguyên liệu có nội chất cơ bản đáp ứng yêu cầu chế biến chè xanh, chất lượng tốt tạo sản phẩm chè xanh vừa có vị dịu và có hương thơm cốm, đó cũng là lợi thế của vùng nguyên liệu chè các xã phía Tây và là đặc trưng chất lượng của chè xanh Thái Nguyên.

Xét về chất lượng nguyên liệu và chè bán thành phẩm của các giống chè ở các xã cho thấy: nguyên liệu các giống chè ở các xã phía Tây (7 giống) đều có hàm lượng tanin < 30% so với nguyên liệu các giống chè ở Phù Ninh (Phú Thọ) (> 30%). Về hàm lượng tanin trong chè bán thành phẩm: cũng tương tự như hàm lượng tanin trong nguyên liệu chè (tanin < 25%). Hàm lượng đường khử trong nguyên liệu và chè xanh bán thành phẩm ở một số vùng sản xuất chè ở các xã (Thái Nguyên) cao hơn so với ở Phù Ninh (Phú Thọ). Các giống LDP1, TRI777, Trung du, Bát Tiên, Keo Am Tích có hàm lượng tanin cao hơn các giống Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, khi chế biến cần áp dụng chế độ công nghệ thích hợp cho các nhóm giống này. Các giống đều có hàm đường khử cao trên 2% (trừ giống Keo Am Tích: 1,59%), đây cũng là chỉ tiêu quan trọng vế chất lượng nguyên liệu dùng cho chế biến chè xanh.

Bảng 3.5. Phân tích chất lượng chè xanh thành phẩm ở một số vùng Các chỉ tiêu TT phân tích Hoá học 1 (% chất khô) - Thuỷ phần - Tanin - Chất hoà tan - Caphein - Chất xơ Lý học (% chè khô) - Tạp chất - Tỷ lệ vụn 2 - Tỷ lệ bụi - Tỷ lệ bồm cẳng

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, 2021) Ghi chú: TD* là giống chè Trung du

Qua số liệu phân tích cho thấy: hàm lượng cafein trong chè xanh tại Thái Nguyên biến động xung quanh 2 - 2,05%, thấp hơn so với tại Phú Thọ (2,79- 3,17%). Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng sử dụng chè xanh có hàm lượng cafein thấp, vị dịu,… Các yêu cầu đó ở chè xanh các xã đã đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu người tiêu dùng. Tỷ lệ vụn trong sản phẩm ở vùng chè Phú Thịnh, Tân Cương đều < 1%, trong khi đó ở Phù Ninh (Phú Thọ) > 1%; tỷ lệ bồm cẫng của chè Thái Nguyên nhỏ hơn so với chè ở Phú Thọ, của Phú Thịnh (Đại Từ) thấp hơn Tân Cương, đó là điểm lợi thế về chất lượng sản phẩm chè xanh sản xuất của các xã phía Tây. Điều này chứng tỏ nguyên liệu

Điểm yếu của chè thành phẩm ở các xã là vẫn còn tỷ lệ tạp chất, vụn và bụi làm cho chất lượng chè xanh bị ảnh hưởng, khi pha màu nước thường không sáng và còn nhiều cặn, chứng tỏ thiết bị và công nghệ chế biến chè

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w