4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững
Bảng 3.14. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững ở các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên
STT Nhân tố 1 Điều kiện đất đai 2 Điều kiện khí hậu 3 Giống chè Áp dụng tiến 4 bộ khoa học kỹ thuật 5 Thị trường tiêu thụ 6 Giá cả Nguồn lao
3.1.6.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ■ Điều kiện đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định chè được phân bổ trên những vùng địa hình khác nhau. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất là yếu tố quan trọng duy trì độ phì nhiêu và kết cấu của đất. Đảm bảo đủ lượng hữu cơ trong đất sẽ ngăn chặn xói mòn, làm cho đất luôn tơi xốp, chất dinh dưỡng càng ngày càng tăng, trên cơ sở đó cây chè sử dụng nước có hiệu quả, vì thế hạn chế đối với chè hầu như không xảy ra. Thông qua đánh giá của đối tượng điều tra, có thể thấy rằng cả cán bộ quản lý và các hộ dân đều cho rằng đối với sản xuất chè, đất đai là điều kiện nền tảng, tiên quyết quyết định sự thành công của quá trình phát triển bền vững chè tại các xã phía Tây thành phố. Đây được xem là một trong hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất với 83,3% cán bộ đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và con số này ở hộ dân chiếm tỷ lệ 95,6%.
■ Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp. Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng. So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp là 4,5-6,0, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1m. Địa hình của các xã phía Tây có đồi núi thấp, mang đặc tính của vùng trung du, thuận lợi cho việc canh tác cây chè. Tuy vậy, trong số các nhân tố thì nhân tố chưa được đánh giá cao bởi cán bộ quản lý khi chỉ có 50% đồng ý ở mức rất ảnh hưởng
của địa hình đến sự phát triển bền vững ngành chè. Ngược lại đó, thì các hộ dân là những người canh tác trực tiếp đánh giá khá cao nhân tố này với 90% tỷ lệ cho rằng rất ảnh hưởng.
■ Điều kiện khí hậu
Điều kiện khí hậu: Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng qua số liệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.000-4.000mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1.500 - 2.000mm. Tuy nhiên ở những vùng có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 18 - 250C, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý cây trồng tổng hợp. Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200 m. Khí hậu ở khu vực các xã phía Tây được đánh giá hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trường và phát triển của cây chè. Do đó, cả cán bộ quản lý và các hộ dân đều đánh giá cao nhân tố này với tỷ lệ 83,3% và 93,3% đồng ý cho rằng nhân tố này rất có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chè các xã phía Tây.
■ Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 100C hay trên 400C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau. Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống chè lá nhỏ ưa sáng hơn các giống chè lá to. Nhiệt độ không khí với mức độ ảnh hưởng của mình đã được các hộ dân đánh giá khá cao với 91,1% tỷ lệ đồng ý ở mức rất ảnh hưởng, tuy vậy vẫn còn 3,3% hộ dân đánh giá rằng nhân tố này không có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cũng bởi nguyên nhân một số hộ dân là bà con dân tộc thiểu số có trình
độ còn thấp chưa nhận thức được sâu sắc mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên đến sự phát triển bền vững của ngành chè.
3.1.6.2. Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật ■ Giống chè
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Giống chè tốt là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Cùng với giống tốt, trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn và lai tạo được nhiều giống chè tốt như: LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH1, TRI777... Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè già cỗi.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Giống chè được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển cây chè ở các xã phía Tây. Khu vực này nổi tiếng với loại chè truyền thống được trồng lâu đời hàng nghìn năm của bà con, tạo ra hương vị thơm ngon mà không khu vực nào trong cả nước có thể sánh kịp. Đây là nguyên nhân chứng minh sự độc đáo của khu vực chè ở các xã phía Tây, tạo nên sự khác biệt so với các vùng chè khác. Vì lẽ đó, mà 83,3% cán bộ và 95,6% hộ dân đánh giá nhân tố này ở mức rất ảnh hưởng.
■ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Cùng với giống mới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến là điều kiện cần thiết để tạo năng suất cao và chất lượng tốt.
- Tủ gốc và tưới nước: Tủ gốc có thể giúp cho tăng năng suất chè 30 - 50% do giữ được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè nguyên liệu sẽ tăng từ 25 - 40%.
- Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, đầu tiên từ những kinh nghiệm của thực tiễn sản xuất. Trước năm 1945 người dân vùng Thanh Ba - Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè: “Năm đốn - năm lưu”. Ngoài phương pháp đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến hành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm, nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 1.
- Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng dinh dưỡng rất cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, dốc, nghèo dinh dưỡng... Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, có chất lượng, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể thiếu được và đòi hỏi đúng quy cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: đạm, lân, kali sao cho phù hợp thì mới nâng cao được năng suất, chất lượng cho cây chè. Bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm xuống.
Bên cạnh phương pháp trồng chè truyền thống thì việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự phát triển
không những về kinh tế mà gắn với việc bảo vệ môi trường theo đúng tôn chỉ của sự phát triển bền vững là điều kiện cần thiết. Do đó, nhân tố này nhận được sự đánh giá cao của đối tượng điều tra với 83,3% và 93,3%.
3.1.6.3. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
- Thị trường: Đây là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Trong đó câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiểm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè chính là chè đen và chè xanh. Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, còn chè xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý đến độ co giãn cung cầu về chè.
- Giá cả: Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng chè nói riêng, mối quan tâm hàng đầu là giá chè trên thị trường, bởi nếu giá cả không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè. Do đó việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho ngành chè góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ thống đường giao thông. Phần lớn những vùng sản xuất chè xa đường quốc lộ rất khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do đường giao thông kém, đi lại khó khăn nên người sản xuất thường phải bán với giá thấp và thường hay bị ép giá. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu qủa sản xuất cũng như phát triển ngành chè trong tương lai cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Nguồn lao động: Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động gia đình. Tuy nhiên lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Phát triển sản xuất chè vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, phát triển sản xuất chè đã giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động ở miền núi, đặc biệt là lao động nông thôn.
Các nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội được cán bộ quản lý và các hộ dân đánh giá ở mức trung bình bởi nguyên nhân các xã phía Tây nổi tiếng bởi vùng chè Tân Cương nổi tiếng từ rất lâu đời, do đó nguồn lực lao động ở khu vực này luôn dồi dào và có thu nhập cao, giá cả và thị trường luôn ổn định và nằm trong Top giá chè cao nhất trong tỉnh cũng như các địa phương trong cả nước. Do đó, mức độ ảnh hưởng thực sự đến sự phát triển bền vững của cây chè lại được quan tâm mạnh vào các nhân tố tự nhiên và kỹ thuật, thay vì các nhân tố điều kiện xã hội, vì vậy mức đánh giá rất ảnh hưởng chiếm tỷ lệ dao động từ 50% đến 66,6% với cán bộ quản lý và 68,9% đến 84,4% với các hộ dân.