Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây, bao gồm sáu xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Thịnh Đức, Quyết Thắng nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 210 30’ 00” đến 210 36’ 00” vĩ độ Bắc; 1050 42’ 00” đến 1050 48’ 00´ kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:

-Phía Bắc giáp huyện Phú Lương.

-Phía Nam giáp thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên. -Phía Tây giáp huyện Đại Từ.

-Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ

Các xã phía Tây có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên, cùng các tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối vùng chè đặc sản Tân Cương với những vùng lân cận. Với vị trí và điều kiện như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc chuyển tiếp hệ sinh thái của vùng chè đặc sản, giữa đồng bằng và trung du, giữa thành thị và nông thôn. Mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các xã, phường trong thành phố và các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận và cả nước. Trước hết là với các trung tâm kinh tế thành phố Thái Nguyên, cận kề như thị xã Sông Công,… nhất là với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý như trên, vùng chè đặc sản tân Cương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị phía Tây của thành phố Thái Nguyên;

đồng thời đây là những thị trường tiềm năng cho tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của vùng chè đặc sản Tân Cương.

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Các xã phía Tây là trung tâm hành chính phía Tây của thành phố Thái Nguyên có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp, địa hình thoải dần về phía Nam và Đông Nam, với độ dốc trung bình là 7o, tương đối bằng phẳng, xen kẽ những gò, đồi. Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, vùng chè đặc sản Tân Cương cơ bản có các loại đất như:

Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố ở phía Bắc và phía Tây, đất này phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm.

Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của con sông Công phù hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150 - 200m có độ dốc 50 – 200o phù hợp với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, nhãn, vải, hồng. Với những đặc điểm thổ nhưỡng như trên đã hình thành những vùng cây trồng khác nhau và tạo ra những nông sản phẩm đặc trưng cho vùng chè Tân Cương.

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Các xã phía Tây nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm này đã tạo cho sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng

không tốt đến sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè. Các xã phía Tây lấy nước từ hai nguồn chính: Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước, dùng làm thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho người dân thành phố; ngoài ra vùng chè Tân Cương còn có lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

2.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Quỹ đất nông nghiệp của các xã phía Tây còn khá lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi vậy đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của các xã phía Tây cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để phát triển bền vững. Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2020 STT Loại đất Tổng diện tích I Đất nông nghiệp 1.1 Cây hàng năm Lúa

Màu và cây công nghiệp Rau, Đậu

1.2 Cây lâu năm

Chè

Cây ăn quả

1.3 Đất mt nước

II Đất lâm nghiệp

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 22.393 ha. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp là 12.466 ha chiếm tỷ lệ 55,7%. Trong đất nông nghiệp thì tỷ lệ đất trồng cây lâu năm là chủ yếu với 8.096 ha đất dùng để trồng cây chè. Đây được xem là tiềm năng và thế mạnh lớn của thành phố cho việc phát triển loại hình cây này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w