4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
địa bàn huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu sự đổi mới và phát triển HTX ở các tỉnh nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Một là, cần nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị-xã hội về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; cần quán triệt sâu sắc năm quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) và phổ biến lại Luật HTX năm 2003 đến với cán bộ, Đảng viên và nhân dân.
Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyền truyền, vận động thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, các chủ trang trại… vào các mô hình kinh tế tập thể trên cơ sở tôn trọng lợi ích riêng của từng hộ, từng thành viên tham gia và không ngừng vun đắp cho lợi ích chung. Trong đó, cần chú trọng phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị- xã hội để vận động các hội viên, đoàn viên tham gia phát triển kinh tế tập thể.
Hai là, muốn HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Đoàn thể của tỉnh với các Huyện và Liên minh HTX trong việc xây dựng và phát triển kinh tế HTX.
Ba là, chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ. HTX cần xem xét lại tư cách thành viên để tránh tình trạng “thành viên toàn dân” vẫn ở lại trong HTX, đây là một trong những nhân tố kìm hãm sức sản xuất của HTX thời gian qua.
Bốn là, đổi mới tư duy trong sản xuất, kinh doanh của các lĩnh vực. Với cách làm cũ trong sản xuất là sản xuất trước khi lo thị trường, còn trong kinh tế thị trường thì các hình thức kinh tế HTX phải sản xuất và bán cái thị trường cần chứ không bán cái mà mình có. Đây là tư duy mới mà kinh tế hộ và HTX cần phải được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế của mình.
Năm là, tuỳ điều kiện cụ thể của từng HTX mà lựa chọn phương thức sản
Sáu là, nghiên cứu thị trường là việc làm đầu tiên, thường xuyên và cực kỳ
quan trọng đối với các HTX. Vì nhu cầu của thị trường rất đa dạng nên sản xuất sản phẩm gì, chủ thể sản xuất cần phải đối chiếu, phân tích điểm mạnh điểm yếu về các nguồn lực phát triển kinh tế hiện có của mình để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh trạnh cao. Đồng thời phải nhanh chóng nắm bắt, tận dụng được cơ hội để có chiến lược kinh doanh đúng và kịp thời.
Bảy là, để ổn định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và ràng buộc lẫn nhau về
quyền lợi, trách nhiệm trong cơ chế thị trường đầy biến động, các HTX phải áp dụng hình thức hợp đồng sản xuất, tiêu thụ.
Tám là, nâng cao chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng an toàn thực phẩm là sự sống còn của HTX NN; áp dụng đa dạng hoá các kênh tiêu thụ (bán lẻ, bán buôn, giao hàng đến tận nhà...).
Chín là, đẩy mạnh công tác liên kết, đặc biệt là liên kết “bốn nhà” để tăng cường sức mạnh thị trường.
Mười là, cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi; có bộ máy quản lý HTX ổn định, đặc biệt có Chủ nhiệm giỏi và được ổn định qua nhiều nhiệm kỳ.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách
thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21030′B đến 21050′B và từ
105032′Đ đến 105042′Đ, có vị trí địa lý: - Phía bắc giáp huyện Định Hóa
- Phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên
- Phía đông bắc giáp huyện Phú Lương
- Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc - Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Đại Từ nằm trong khu vực thấp của tỉnh Thái Nguyên, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, nhiều thung lũng, sông suối. Độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp.
Đường Quốc lộ 3 và quốc lộ 3 mới là con đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài của huyện, đi qua 7 xã, thị trấn. Nhờ con đường này, từ Đại Từ có thể đi lại một cách dễ dàng về phía Nam xuống thủ đô Hà Nội, lên phía Bắc đến tận Cao Bằng. Ngoài ra còn hệ thống đường liên xã tạo thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng. Khác với nhiều huyện trong tỉnh, hệ thống đường giao thông của Đại Từ luôn gắn chặt với trục đường bộ quan trọng ở Miền núi phía Bắc. Các tuyến giao thông đối nội và đối ngoại quan trọng của huyện cũng là những trục giao thông chính của Thái Nguyên và của nhiều tỉnh ở Trung Du, Miền núi phía Bắc. Đây là một thuận lợi lớn, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, khai thác các thế mạnh của huyện, đặc biệt là nguồn lợi từ rừng và tài nguyên du lịch.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Đại Từ mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 210 C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (270 - 27,50C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 -14,50 C). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Đại Từ còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù. Vào các tháng 10, tháng 11, số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá, nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm khoảng 0,2 - 0,3 ngày, thường vào các tháng 12, tháng 1 và đầu mùa xuân.
Đại Từ nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ có gió mùa đông nam, mùa đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc nhưng lại là điều kiện để phát triển các loại cây như chè, bưởi, cam…
Đánh giá một cách tổng quát khí hậu thời tiết của huyện Đại Từ vẫn mang đặc thù chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên mùa mưa thường có lũ cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.1.4. Thủy văn
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800 mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện.
Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2 km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.
2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất:
- Đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi, địa hình dốc dần theo hướng Đông
Nam- Tây Bắc. Trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn có 01 con sông bắt nguồn từ xã Tiên Hội có tổng chiều dài khoảng 4Km.
Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 56902,89 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 32,96%; đất lâm nghiệp chiếm 48,36%; còn lại là đất phi nông nghiệp. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,11%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:
- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%
- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55%
- Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ, Sông ngòi- thủy văn 12.359,89 ha chiếm 21,5%.
* Tình hình sử dụng đất của huyện Đại Từ giai đoàn 2018-2020 được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020 Loại đất Tổng diện tích 1. Đất sản xuất NN 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất phi NN 4. Đất ở 5.Đất chưa sử dụng
tương ứng tăng 336,06 ha. Trong giai đoạn 2018 - 2020 cơ cấu sử dụng đất của huyện Đại Từ có sự chuyển dịch không đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ, diện tích giảm bình quân 1,2%/năm chuyển sang đất phi nông nghiệp, đất ở. Diện tích chưa sử dụng giảm qua 3 năm, giảm bình quân là 12,3%/năm chuyển sang đất phi nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Huyện cũng quy hoạch những khu dân cư ở tập trung và nhu cầu đất ở của người dân tăng cao nên diện tích đất
ở tăng bình quân 2,6%/năm tương ứng tăng 106 ha.
Nhìn chung huyện Đại Từ phát triển về sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó có phát triển cây chè và cây ăn quả, còn phát triển về lâm nghiệp có nhưng không đáng kể.
- Tài nguyên khoáng sản: Hùng Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú nằm ở xóm Đồng Khuân và TDP Liên Giới, trong đó mỏ đá kim Núi Pháo nằm tập trung ở địa TDP Liên Giới và mỏ Kim Sơn.
- Du lịch: Về du lịch: Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về Nàng công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía Tây nam của Huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong Huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v... Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sườn đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Lưu Nhân Chú. nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của Huyện cũng như của Tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Đại Từ được chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Bảng 2.2. Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Đại Từ giai đoạn 2018 -2020 Chỉ tiêu Giá trị sản xuất 1.Nông, lâm, ngư nghiệp 2.Công nghiệp - xây dựng 3.Dịch vụ
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ )
Qua bảng 2.2 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2018 là 3.750 tỷ đồng đến năm 2020 đã tăng lên 4.880 tỷ đồng được chia làm 3 ngành:
- Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2018 là 1.256 tỷ đồng chiếm
33,5% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2020 đã tăng lên 1.449 tỷ đồng chiếm 30% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ.
- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2018 là 1.436 tỷ đồng, chiếm
gần 38% tổng giá trị sản xuất; năm 2020 tăng lên 2.123 tỷ đồng chiếm 43,5% tổng GTSX, tăng bình quân là 22%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng tốt.
- Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2018 là 1.058 tỷ đồng chiếm 28%
tổng GTSX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2020 tăng lên 1.308 tỷ đồng chiếm 4,3%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao là do huyện có khu du lịch rừng Cúc Phương cũng đang phát triển khá tốt. Giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 11,19%/năm.
Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.
2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực
Tổng dân số toàn huyện, năm 2020 là 88.230 người gồm 11 dân tộc chủ yếu.
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Đại Từ
giai đoạn 2018-2020 Năm Chỉ tiêu 1. Tổng dân số 2.Tổng số hộ 2.1 Hộ NN 2.2 Hộ phi NN 3. Lao động -Lao động NN -Lao động phi NN
- Nhân khẩu của huyện qua 3 năm có tăng, nhưng chiều hướng tăng nhẹ năm
2019 so với năm 2018 tăng 1,12% tương ứng tăng 970 người; năm 2020 so với năm 2019 tăng 0,49% tương ứng tăng 429 người; tỷ lệ nam nữ của huyện khá là cân đối, nhưng 2 năm gần đây tỷ lệ nam tăng nhiều còn tỷ lệ nam thì giảm, gần có xu thế mất cân bằng về giới. Nhân khẩu là dân tộc thiểu số là cao nhất chiếm gần 85%, 15% là dân tộc kinh.
- Tổng số hộ của huyện tăng dần qua các năm: năm 2020 so với năm 2018 là 4,21% cụ thể tăng 793 hộ trong đó hộ nông nghiệp chiếm 78% và tăng 1,64%, hộ phi nông nghiệp chiếm 22% và tăng 14,75%; năm 2018 so với năm 2017 tổng số hộ
tương ứng tăng 325 hộ/năm còn hộ nông nghiệp tăng 1,31%/năm tương ứng tăng
199 hộ/năm.
- Tổng số lao động của huyện năm 2018 là 46.776 lao động, trong đó gần 87% lao động nông nghiệp và 13% lao động phi nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đến năm 2020 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 6.245 lao động chiếm 13,1%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, đây chính là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.
Tuy nhiên với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện.
2.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Đại Từ
- Đường quốc lộ: huyện Đại Từ hiện có quốc lộ 37 chạy qua với chiều dài 32 km theo hướng đông – tây qua trung tâm huyện đồng thời đóng vai trò xương sống của mạng lưới đường tỉnh.
- Đường tỉnh: trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh: đường 261, đường
263, đường 264, đường 270 với tổng chiều dài là 60km. Nhìn chung chất lượng