4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
2.3.4. Phương pháp phân tích
Nhằm làm rõ các vấn đề của đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê kinh tế: Chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp
với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển… nhằm đưa ra những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả của mỗi thời kỳ, hiệu quả sản
xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau khi chuyển đổi.
- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người
đại diện trong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu… Từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá chung các vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích đánh giá được chính xác hơn.
- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Đề tài sử dụng dãy số thời
gian với khoảng cách giữa các kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu của các HTX nông nghiệp, thu nhập của các thành viên tham gia HTX nông nghiệp và mức đầu tư TSCĐ, quy mô vốn theo thời gian bao gồm: Tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.
- Phương pháp phân tích tài chính: Phương pháp này được sử dụng để
tính toán hiệu quả của các HTX nông nghiệp. Phương pháp này được sử dụng thông qua phân tích báo cáo tài chính của các HTX nông nghiệp: các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, vốn, tài sản cố định, chi phí nhân công,….
- Phương pháp phân tích SWOT: Khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Lý thuyết về mô hình SWOT như sau: Ma trận SWOT
(Opportunities - O)