4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
3.5.2. Mục tiêu phát triển nâng cao hiệu quả của các HTXNN huyện Đại Từ gia
giai
đoạn đến năm 2025
a. Mục tiêu chung
- Thực hiện củng cố, đổi mới các HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa
bàn huyện để hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chí bình quân là 17,8 tiêu chí/xã thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX số 23/2012/QH13 đối
với 100% số HTX trên địa bàn tỉnh để hoạt động SXNN có hiệu quả theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đã được UBND cấp huyện phê duyệt; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý kinh tế, kỹ thuật để chuẩn hóa cán bộ quản lý hợp tác xã; hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho các HTX theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động SXNN.
- Đưa kinh tế tập thể khu vực nông thôn cùng kinh tế của các thành viên
HTX đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư nông thôn.
b. Mục tiêu cụ thể *) Giai đoạn 2021 - 2022
- Thực hiện củng cố, chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2017 đối với 20 HTXNN.
- Phấn đấu đến hết năm 2022, có ít nhất 17 HTXNN hoạt động có hiệu quả, đạt chuẩn nông thôn mới (theo tiêu chí số 13, Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới).
*) Giai đoạn 2023-2025
- Tiếp tục thực hiện củng cố, đổi mới hoạt động có hiệu quả, đạt chuẩn nông thôn mới đối với 4 HTXNN còn lại.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và điều hành HTXNN, đảm
bảo cho 100% cán bộ HTX quản lý HTX được qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý; tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng đạt khoảng 60% và trình độ khác 40%.
- Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hình thành hệ thống các HTX liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị. Đưa tỷ lệ nông sản tiêu thụ thông qua hợp đồng từ 30-40% hiện nay đạt 60-70% năm 2025.
3.5.3. Các giải nâng cao hiệu quả của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2021 - 2025
3.5.3.1. Kêu gọi sự đóng góp của thành viên HTX vào quỹ vốn của HTX
Kể từ khi chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 với điểm mới cơ bản là mở rộng hơn phạm vi ưu đãi và hỗ trợ, một số hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) đã tìm được hướng đi đúng, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Việc mở rộng quy mô sản xuất phải gắn với việc đầu tư công nghệ về giống, công nghệ về phân bón, công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến,... sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho HTXNN, đồng thời nâng cao thu nhập cho các thành viên tham gia HTX. Đây chính là điều kiện tiêu quyết để các thành viên gắn bó với HTXNN. Giải pháp cụ thể sau:
+ Kêu gọi nâng cao góp vốn từ các thành viên: Khi số lượng thành viên tăng thêm thì lượng vốn góp sẽ được tăng lên đáng kể. Do vậy, HTXNN sẽ cần tích cực vận động các thành viên chưa vào HTX thì tham gia vào HTX. Thêm vào đó, HTXNN cũng cần có chiến lược đầu tư rõ ràng, vạch ra được lợi ích trong sản xuất... để các thành viên sẵn sàng bỏ thêm vốn vào HTX của mình để HTX có thêm vốn để đầu tư sản xuất.
+ Thực hiện các dự án ưu đãi của nhà nước: Ban giám đốc HTX cần tìm hiểu
và tuyên truyền đến các thành viên trong HTX của mình thực hiện các dự án ưu tiên của nhà nước, như vậy nó là cơ hội để Sở nông nghiệp, Sở khoa học có nơi áp dụng và thực hiện các dự án này. Qua đó các HTX có thêm được sự hỗ trợ sản xuất như máy móc, con giống....
3.5.3.2. Nâng cao năng lực quản lý của Hội đồng quản trị hợp tác xã
Nhìn nhận nguyên nhân chính dẫn đến các HTXNN hoạt động cầm chừng là do thiếu nguồn nhân lực. Chính vì vậy nên việc nâng cao năng lực quản lý cho HĐQT HTX là vô cùng cần thiết. Giải pháp:
+ Mở các lớp tập huấn, các khóa học đào tạo ngắn hạn do Liên minh HTX phối hợp với các cơ quan tổ chức như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với các cơ sở đào tạo nhằm đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho Hội đồng quản trị HTX trong quá trình hội nhập và Cạnh tranh.
+ Nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật
hiện nay, thời kỳ4.0 mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được áp dụng khoa học hiện đại vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế ô nhiễm môi trường,... bởi vậy, Hội đồng quản trị HTX cần được trang bị những kiến thức mới về công nghệ, nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ trong việc áp dụng vào sản xuất kinh doanh của HTX mình.
+ Liên minh hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, khuyến khích, giúp đỡ Hội đồng quản trị của các HTXNN trong mọi vướng mắc liên quan đến pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, về quản trị,... giúp các HTXNN tiếp cận dần với việc quản lý hiện đại theo cơ chế thị trường hiện nay.
3.5.3.3. Ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất tại các HTXNN
Tuy hiệu quả đã rõ nhưng số HTX thành công trong ứng dụng KHCN vào sản xuất, đạt hiệu quả cao chưa nhiều. Thành viên, hộ thành viên HTX và người lao động vẫn thiếu kiến thức KHCN cả trong sản xuất trực tiếp và trong quá trình tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
UBND tỉnh cần có chính sách cụ thể cho các HTXNN nhằm khuyến khích các HTX sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, giảm sức lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động tại các HTXNN tỉnh.
3.5.3.4. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã
Chính sách hỗ trợ sản phẩm tiêu thụ và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của HTX:
+ Hỗ trợ HTX đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm của HTXNN.
+ Hỗ trợ HTX tăng cường quảng cáo sản phẩm. Các HTXNN cần kết hợp
với Sở nông nghiệp, sở Công thương tham gia các buổi giới thiệu sản phẩm như Hội trợ, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm... đây là cơ hội để các sản phẩm nông
nghiệp tiếp cận được với thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng của mình.
+ Hỗ trợ HTXNN nâng cao chất lượng sản phẩm: Để có thể tham gia và
giành được thị phần của các thị trường khó tính như các siêu thị, thị trường xuất khẩu thì chất lượng các sản phẩm này cần được nâng lên đáng kể đảm bảo các yếu tố về mặt kỹ thuật như: đảm bảo dư lượng thuốc thực vật, tiêu chuẩn về kích thước cũng như mẫu mã về sản phẩm để có thể bán các sản phẩm của mình ra thị trường mới, tăng thêm thi nhập và giá trị sản phẩm làm ra. Do vậy, cần có cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn sản xuất các sản phẩm đạt được yêu cầu để nâng cao tính Cạnh tranh.
+ Hỗ trợ HTX quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng: để làm được điều này cần đưa ra chiến lược kinh doanh rõ ràng, chiến lược Cạnh tranh sản phẩm sau đó quảng cáo sản phẩm của mình một cách rộng rãi thông qua các website, các băng rôn áp phích, qua các chương trình truyền hình địa phương,... Do vậy, các hợp tác xã nông nghiệp cần kết hợp với cơ quan báo đài, ngoài ra các HTXNN cũng nên thành lập các WEB giới thiệu sản phẩm vì trong thời đại công nghệ thông tin nhiều khách hàng tìm hiểu sản phẩm trên mạng mà không thông qua các kênh thông tin khác.
Hỗ trợ nâng cao trình độ cán bộ quản lý HTX
+ Liên minh các HTX cần kết hợp với các cấp chính quyền địa phương mở
các lớp tập huấn hướng dẫn các cán bộ về cách thức quản lý HTX của mình, nâng cao trình độ quản lý trong quá trình hội nhập và Cạnh tranh.
+ Mở các lớp nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Đối với các HTX nông
nghiệp thì cán bộ là những người trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện sản xuất. Bởi vậy, trước hết yêu cần cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ sư phạm để hướng dẫn các HTX nghe và làm theo hướng dẫn.
+ Các cấp chính quyền cần mời các lãnh đạo các HTX tham gia vào các
chương trình giới thiệu và quảng bá các công nghệ sản xuất mới. Đây là bước đầu để các cán bộ tiếp cận được với kiến thực khoa học để có thể từng bước tiếp cận và áp dụng.
+ Liên minh hợp tác xã cũng cần vào cuộc đó là cũng cần định hướng, vận động những thành viên có trình độ, đạo đức tham vào lãnh đạo HTX. Thêm vào đó là vận động các cán bộ này tự nâng cao trình độ bản thân thông qua sách vở, internet...
+ Các sở ban ngành, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng đưa các thành
viên nhất là ban lãnh đạo tiếp cận nguồn văn hóa và tri thức mới như: tại các trụ sở của HTX cần yêu cầu kết nối internet, có các sách hướng dẫn người dân sản xuất... để các thành viên cũng có thể tự bản thân nâng cao trình độ của mình.
Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất
+ Hỗ trợ hoạch định phát triển các nguồn lực: Để có được phương án kinh
doanh hiệu quả thì cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như khả năng thực hiện của các nguồn lực để tránh tình trọng nguồn lực dư thừa mà không thực hiện được mục tiêu hoặc nguồn lực hạn chế mà không thực hiện được. Do vậy việc tìm hiểu này cần có sự tư vấn của các chuyên gia, các nhà khoa học giúp HTX tìm và phát huy nguồn lực của mình.
+ Gắn kết giữa nhà khoa học và HTXNN. Với việc gắn kết này giúp HTX
xin được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu chung của HTX để nhanh chóng tìm ra được các biện pháp khắc phục.
+ Kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức xã hội trên địa bàn với sự phát triển của HTX. Đối với các HTX trên địa bàn kinh tế khó khăn việc thực hiện các mục tiêu đã khó nhất là đối với các HTX nông nghiệp do điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khó khăn nên càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa, vì vậy cần có sự ủng hộ tích cực của sở ban ngành của địa phương. Đây là cầu nối vững chắc giữa chính quyền và HTX, giữa ngân hàng và HTX, giữa các nhà khoa học và các thành viên và giữa các tổ chức phi chính phủ và HTX để có được những ủng hộ về vật chất và khoa học cần thiết.
3.5.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các HTXNN
Lao động là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của HTXNN. Hiện nay lực lượng lao động ở HTXNN còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế công việc, do đó hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, năng suất lao động thấp. Vì vậy, HTXNN cần thực hiện các giải pháp sau:
- Sử dụng có hiệu quả sức lao động của các HTXNN, nâng cao hệ số sử dụng
lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các HTXNN chủ yếu lấy công làm lãi, tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế, người lao động (thành viên HTX) cần tự trang bị cho mình kỹ năng làm việc hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho mình.
- HTXNN cần chuyên môn hóa lao động làm việc tại các khâu của quá trình
sản xuất, nhằm nâng cao mức doanh thu bình quân/ 1 lao động và mức lợi nhuận bình quân/ 1 lao động.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của các HTXNN thì vai trò của
giám đốc HTXNN là vô cùng quan trọng, do vậy giám đốc và các thành viên HTX cần tự học hỏi, trau dồi kỹ năng quản lý, kỹ năng hội nhập, kỹ năng sản xuất để thích ứng với cơ chế thị trường.
3.5.3.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của các HTXNN
- Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ tài sản hiện có cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng suất hiện có của tài sản, nhằm giảm suất hao phí của tài sản so với doanh thu và giảm suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế.
- Thanh lý tài sản cố định không dùng đến. Hiện nay, do những nguyên nhân có thể chủ quan hay khách quan đen lại như bảo quản sử dụng kém làm cho tài sản bị hư hỏng, hoặc những thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng đến tài sản. Việc giữ nhiều tài sản không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí cho HTX. Do vậy, HTX cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng tài sản để nhanh chóng thanh lý những tài sản đó, đồng thời có kế hoạch điều phối tài sản không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng, nhằm tăng sức sản xuất của tài sản và tăng sức sinh lời của tài sản từ quá trinh sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện công tác trích khấu hao tài sản, để đảm bảo có quỹ khấu hao để thực hiện tái đầu tư tài sản cố định.
- Các hợp tác xã cần đầu tư khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sản xuất chế biến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Cần quan tâm đến công nghệ bảo quản sản phẩm nhằm giữ cho sản phẩm được tươi lâu, không bị hỏng hoặc mất chất lượng khi vận chuyển đến địa phương khác.
3.5.3.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các HTXNN
Được sự quan tâm của trung ương và địa phương, hiện nay nhiều HTXNN đang được vay ưu đãi hoặc hỗ trợ về vốn bên cạnh nguồn vốn đóng góp của các thành viên HTX. Do vậy, HTXNN cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn của HTX nhằm gia tăng sức sản xuất, sức sinh lời của vốn so với doanh thu và lợi nhuận, so với lợi nhuận sau thuế, giảm suất hao phí của vốn so với doanh thu và giảm suất hao phí của vốn so với lợi nhuận sau thuế. Cần huy động vốn từ các thành viên HTX, gắn trách nhiệm cụ thể của các thành viên góp vốn và có chính sách ưu đãi cụ thể cho các thành viên góp vốn. Ngoài ra, Các HTXNN cần chủ động liên kết với nhau, liên kết với các doanh nghiệp để vừa đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, vừa đảm bảo thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của HTX, vừa gia tăng lượng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
3.5.3.8. Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của các HTXNN
Thực tế HTXNN huyện Đại Từ cho thấy, các HTX này chưa quản lý tốt được chi phí, nguyên nhân phần lớn do trình độ quản lý, đặc biệt là trình độ kế toán HTX rất kém, không được đào tạo, nên việc tập hợp chi phí không chính xác. Kết quả phân tích tỷ suất sinh lời của tổng chi phí của các HTXNN cho thấy lợi nhuận trong