Tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp ở huyện Đại từ, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 102)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.1.2. Tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp ở huyện Đại từ, tỉnh Thá

Thái Nguyên

3.1.2.1. Doanh thu sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ Doanh thu là một chỉ tiêu phổ biến được sử dụng để đánh giá kết quả sản

xuất kinh doanh của một đơn vị, do vậy chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ. Theo số liệu báo cáo của Liên minh HTX, doanh thu của các HTX nông nghiệp phân theo lĩnh vực cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Doanh thu của HTXNN phân theo lĩnh vực hoạt động

ĐVT: Triệu đồng Lĩnh v STT hoạt độ HTXNN 1 Chăn nuôi Chế biến 2 nông, lâm sản Nông nghiệp, 3 dich vụ nông nghiệp Tổng cộng

Qua bảng 3.7 ta thấy, doanh thu của các HTXNN giảm đáng kể trong 3 năm tổng doanh thu của các HTX tăng 15,4%/năm. Mặc dù số lượng HTXNN làm ăn thua lỗ cầm chừng và xóa sổ giảm 25,7% so với năm 2018 nhưng tổng doanh thu tăng 11,7% trong đó tăng chủ yếu lĩnh vực ngành nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông lâm sản, còn ngành chăn nuôi do năm 2019 dịch bệnh nhiều về lợn và gà làm cho giá năm 2019 cũng giảm đáng kể; đến năm 2020 số lượng HTXNN giảm 23,1% so với năm 2019; nhưng doanh thu tăng bình quân là 19,2% so với năm 2019 là do tăng doanh thu chủ yếu lại thu từ chăn nuôi, vì năm này giá của thịt lợn tăng rất cao, riêng đối với doanh thu chăn nuôi tăng 36%, dịch vụ nn tăng 19,2%, chế biến nông lâm sản tăng 15%.

3.1.2.2 Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ

Lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu phản ánh chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị. Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ, cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Lợi nhuận của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ

Đơn vị: Triệu đồng Lĩnh vực STT hoạt động HTXNN 1 Chăn nuôi Chế biến 2 nông, lâm sản Nông nghiệp, 3 dich vụ nông nghiệp Tổng cộng

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Với việc áp dụng luật hợp tác xã mới, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ làm ăn thua lỗ đã xin giải thể, chuyển đổi phương thức làm ăn, các

thường như sau: Trong giữa năm 2018 đến đầu 2019 chăn nuôi liên tục gặp các bệnh số lượng chết nhiều như: Bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh ở lợn, bệnh cúm ở gà... đây là những bệnh khó chữa, gia súc giam cầm mắc bệnh chết nhanh, HTX chăn nuôi lợn chủ yếu bán cho thương lái sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc) do vậy làm cho lợi nhuận của 2 năm rất thấp trong tổng số lợi nhuận của các loại hình khác. Do đó, khi Trung Quốc không nhập khẩu lợn làm cho các HTX chăn nuôi lợn phá sản không có thị trường để tiêu thụ. Vì vậy, nhiều HTX đã bị thua lỗ rất nặng, dẫn đến phá sản giải thể, thêm vào đó là công tác quản lý, sử dụng khoa học không hiệu quả: các giống đã quá lâu, năng suất không cao nên lợi nhuận cũng thấp. Nhưng đến năm 2020 tình hình tái đàn lợn được tăng lên rõ rệt, giá bán tăng gấp 2 đến 3 lần giá năm 2019; giá của gia cầm cũng được tăng lên, nên năm 2020 lợi nhuận từ chăn nuôi tăng lên rõ rệt 3,86 lần; bình quân trong 3 năm lợi nhuận tăng 101,3%.

Các hợp tác xã chế biến nông, lâm sản với vùng nguyên liệu rộng lớn, giá chi phí đầu vào thấp và chi phí nhân công thấp nên làm ăn kinh doanh có lãi nhiều. Một số HTX trong lĩnh vực này cũng làm ăn thua lỗ và xin giải thể chủ yếu là các doanh nghiệp vướng mắc nhiều vào thị trường đầu ra, các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của đối tác và thị trường như: HTX ván dăm chưa đạt về độ dẻo dai, độ ẩm, HTX gỗ ép chưa đạt về độ mịn... nên giá thành của các sản phẩm của các HTX chế biến lâm sản thường không cao.

HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chủ yếu vẫn làm ăn có lãi, một số HTX làm ăn thua lỗ bởi một số nguyên nhân như: nhập một số chủng loại thuốc thu y và thuốc bảo vệ thực vật quá đắt, thông qua nhiều trung gian, mặt hàng không đa dạng và không cập nhật những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một điểm đáng quan tâm đó là khách hàng các HTX này là nông dân, những người có thu nhập thấp và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thiên tai và bệnh dịch nên tỷ lệ nợ xấu rất nhiều. Các HTX trong lĩnh vực này muốn làm ăn được thì thường xuyên cho bà con nợ đến cuối vụ trả, nhiều hộ đã không làm đúng theo cam kết và tỷ lệ nợ đọng vốn trong dân rất nhiều bởi vậy một số HTX thua lỗ trong nhiều năm nên cũng xin giải thể.

3.1.2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ

a. Hiu qu s dng lao động ti các HTXNN

Đại Từ là một trong những huyện miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, lao động vẫn chủ yếu là lao động trong nông nghiệp nên thu nhập thuộc mức trung bình và thấp. Chính vì vậy, lực lượng lao động trong các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là các thành viên trong HTX, một lượng ít lao động được thuê ngoài theo thời vụ trong thời điểm thiếu nhân công lao động.

Bảng 3.9: Số lượng lao động thường xuyên tại các HTXNN trên địa bàn Huyện Đại Từ Đơn vị: người Lĩnh vực ho STT động HTXNN 1 Chăn nuôi Chế biến 2 lâm sản Nông dich vụ 3 nghiệp Tổng cộng

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Theo bảng trên ta thấy HTXNN huyện Đại Từ đã tạo việc làm cho lao động ở địa phương cụ thể các năm như sau:

- Năm 2018: HTXNN đã tạo công ăn việc làm cho 480 lao động trong đó lao

động lĩnh vực chăn nuôi cao nhất là 37%, còn lại lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm 31% còn lại là lĩnh vực chế biến.

- Năm 2019: HTXNN đã tạo công ăn việc làm cho 356 lao động trong đó lao

động lĩnh vực chế biến cao nhất là 44,7%, thứ 2 là chế biến chiếm 29%, còn lại là dịch vụ nông nghiệp. Bình quân số lượng lao động giảm so với năm 2018 là 25,8%.

Đánh giá chung số lượng lao động của các HTXNN sụt giảm đáng kể qua 3 năm do số lượng HTXNN trên địa bàn giảm, đặc biệt năm 2020.

Các HTX nông nghiệp hiện nay chỉ bao gồm HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, HTX chế biến nông lâm sản. Đối với các HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp vẫn hoạt động chủ yếu vào các lĩnh vực truyền thống như: trồng rau, trồng lúa, trồng ngô, các cây lương thực khác, trồng mía, rau màu đậu, trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu, cây gia vị,... cung cấp giống cây trồng. Tuy nhiên, diện tích canh tác của các thành viên chưa nhiều, chất lượng sản phẩm của các hộ thành viên chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường ngoài tỉnh. Trong khi giá nông sản thấp, thị trường ngày càng khó tính, đặc biệt là các sản phẩm bán cho các tỉnh lân cận, dẫn đến thu nhập của các thành viên không cao (thu nhập bình quân 1 thành viên HTX là 2,5 triệu đồng/ tháng), lao động thuê ngoài chủ yếu là thuê làm việc theo thời vụ nên chi phí lao động thuê ngoài bình quân là 1,5 triệu đồng/ người/ tháng, hoạt động của các HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là lấy công làm lãi. Đối với các HTX sản xuất trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản như: chế biến gỗ bóc, thuốc lá, quế, chè... hoạt động tương đối hiệu quả, tạo việc làm cho vài trăm lao động, thu nhập bình quân 1 thành viên tham gia HTX là 3,5 triệu đồng/ tháng, lao động thuê ngoài là 2,5 triệu đồng/ tháng, cao hơn mức thu nhập trung bình trung của vùng. Để thấy được hiệu quả sử dụng lao động của các HTXNN, nghiên cứu đi phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng lao động, cụ thể như sau:

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ

Chỉ tiêu

Mức lợi nhuận BQ/1 lao động Doanh thu/lao động

Hệ số sử dụng lao động

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Mức lợi nhuận bình quân của 1 HTX/1 lao động của các HTXNN huyện Đại Từ tăng qua 3 năm 2018 đến 2020 từ 11 triệu đồng/ lao động lên 31,7 triệu đồng/ lao động/năm; Doanh thu bình quân/ lao động/ năm tăng từ 42,4 triệu đồng lên 105 triệu đồng. Hệ số sử dụng lao động tăng từ 0,7 lần năm 2018 tăng lên 0,8 lần năm 2020. Như vậy, có thể thấy trong 3 năm gần đây hiệu quả sử dụng lao động của các HTXNN của huyện tăng lên đáng kể, dù số lượng HTXNN của tỉnh đã giải thể rất nhiều. Như vậy, có thể thấy vai trò to lớn của các HTXNN trên địa bàn huyện trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thành viên HTX và lao động địa phương và là tiền đề để khuyến khích các hình thức kinh tế tập thể phát triển.

b. Hiu qu s dng tài sn ca HTXNN

Đặc trưng của các HTXNN huyện Đại Từ là phần lớn các HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp nên giá trị tài sản của các HTX không lớn, chủ yếu là các tư liệu sản xuất nhỏ phục vụ cho hoạt động sản xuất của HTX. Tài sản có giá trị của HTX là phương tiện vận tải được sử dụng để chuyên chở sản phẩm nông nghiệp của HTX mang đi bán, đối với các HTX chế biến nông lâm sản thì giá trị tài sản cố định có giá trị còn có các máy móc thiết bị sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến. Kết quả khảo sát tổng giá trị tài sản của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11: Tình hình tài sản hiện có của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ TT Chỉ tiêu 1 Đất đai, nhà xưởng 2 Máy móc thiết bị 3 Xe ô tô 4 Tài sản khác Tổng tài sản

(Nguồn: phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình tài sản của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ có xu hướng giảm trong 3 năm. Tổng giá trị tài sản giảm từ 15.464.511 (nghìn đồng) vào năm 2018 xuống còn 9.380.976 (nghìn đồng) vào năm 2020. Nguyên nhân, do số lượng HTXNN giảm mạnh. Như vậy, ta thấy số lượng

HTXNN giảm mạnh (giảm 56,03%) qua 3 năm 2018- 2020 trong khi tổng giá trị tài sản của các HTX giảm 39,34%. Có thể thấy, những HTXNN hoạt động không hiệu quả đã giải thể là những HTXNN có giá trị tài sản thấp, còn lại những HTXNN đang hoạt động là những HTX đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong đó, giá trị tài sản của HTXNN chủ yếu do các thành viên góp vốn. Cụ thể, đất đai và nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chiếm gần 95% là do các thành viên góp vốn, 5% là đất đai, nhà xưởng do các HTX thuê vị trí để mở các cửa hàng bán lẻ sản phẩm của HTX. Tài sản cố định là máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất không nhiều, chủ yếu là các tư liệu lao động phục phụ sản xuất, một số HTX đã đầu tư xe tải để chuyên chở sản phẩm đi giao cho các cửa hàng, các chợ địa phương, và một số ít ở siêu thị.

Nhìn chung, giá trị tài sản cố định của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2020 còn thấp (giá trị tài sản trung bình của 1 HTXNN là 183.940.706 đồng/HTXNN), cơ cấu tài sản không đồng đều, chỉ một số HTX đầu tư được phương tiện vận chuyển, còn lại phần lớn các HTX vận chuyển bằng xe máy của các thành viên HTX, một số ít đợi thương lái đến tận nơi thu mua. Điều này phản ánh được những hạn chế của HTXNN trong việc hạn chế đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của HTXNN trong những năm qua, nghiên cứu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ

Chỉ tiêu

Suất hao phí của TS so với doanh thu thuần

Sức sản xuất của tài sản Sức sinh lời của tài sản Suất hao phí của TS so với

Theo kết quả bảng trên cho thấy:

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần của các HTXNN giảm trong 3 năm gần đây từ 0,56 năm 2018, năm 2020 là 0,41 lần. Suất hao phí từ việc sử dụng tài sản so với doanh thu thuần giảm cho thấy khả năng tạo doanh thu của tài sản của HTX tăng, điều này cho thấy các HTXNN ngày càng sử dụng hiệu quả tài sản.

Sức sản xuất của tài sản tăng qua 3 năm, năm 2018 sức sản xuất của tài sản là 1,23 lần, năm 2019 là 1,65 lần, năm 2020 là 1,23 lần. Như vậy có thể thấy, sức sinh lời của tài sản tăng, tức là HTXNN hiệu quả sử dụng tài sản đang tăng dần trong những năm gần đây.

Sức sinh lời của tài sản cũng tăng qua các năm từ 0,045 lần lên 0,049 lần, tuy nhiên sức sinh lời của tài sản còn thấp, điều đó cho thấy các HTXNN sử dụng tài sản cố định hiệu quả còn thấp, tài sản cố định đóng góp vào sản xuất của các HTX nông nghiệp không nhiều, nguyên nhân chủ yếu ở đây đó là các HTX vẫn sản xuất thủ công là chủ yếu, tài sản đầu tư vào sản xuất còn lạc hậu, lãng phí, ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tiếp theo để tăng thêm lợi nhuận cho các HTX, HTX cần có các biện pháp đẩy mạnh sử dụng hiệu quả TSCĐ, áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế ở các HTXNN trên địa bàn còn cao, và có xu hướng tăng dần qua các năm, điều này cho thấy các HTXNN sử dụng tài sản còn kém hiệu quả, còn lãng phí trong quá trình sử dụng tài sản, các HTX cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, góp phần tăng lợi nhuận cho các HTX.

c. Hiu qu s dng ngun vn ca HTXNN trên địa bàn huyn Đại T

Đặc điểm của HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ là nguồn vốn ít, nguồn vốn chủ yếu được huy động từ các thành viên tham gia HTX góp vốn. Theo số liệu thống kê từ Liên minh hợp tác xã huyện Đại Từ về tổng nguồn vốn của các HTXNN trên địa bàn huyện Đại Từ trong 3 năm 2018 - 2020 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.13: Vốn hoạt động của các HTXNN phân theo lĩnh vực ĐVT: triệu đồng Lĩnh vực hoạt động HTXNN Chăn nuôi Chế biến nông, lâm sản Nông nghiệp, dich vụ nông nghiệp Tổng cộng

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Phân tích bảng trên ta thấy, trong 3 năm, số vốn của các HTXNN đã giảm đáng kể, năm 2018 tổng số vốn của các HTXNN là 32,4 tỷ đồng, năm 2019 giảm xuống còn 28,3 tỷ đồng đồng, giảm 12,6%; năm 2020 một số HTX mới thành lập trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến đã đầu tư vốn vào hoạt động nên làm cho vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w