Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.3.1.Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3.1.Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo

Dựa vào thời gian có 3 loại dự báo sau:

 Dự báo ngắn hạn (< 3 tháng)

 Dự báo trung hạn (> 3 tháng đến 3 năm)

 Dự báo dài hạn (> 3 năm)

Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn thường không quá 3 tháng. Loại dự báo này được dùng trong xây dựng kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực.

Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo trung hạn thường từ 3 tháng đến 3 năm. Nó được dùng để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực và tổ chức các hoạt động tác nghiệp.

Dự báo dài hạn: Thời gian dự báo từ 3 năm trở lên. Dự báo dài hạn là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp, mở rộng quy mô doanh nghiệp,…

Dự báo trung hạn và dài hạn có ba đặc trưng khác với dự báo ngắn hạn:

diện và yểm trợ cho các quyết định quản lý thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất sản phẩm và q trình cơng nghệ.

Thứhai, dự báo ngắn hạn thường nhiều loại phương pháp luận hơn là dự báo dài

hạn. Đối với các dự báo ngắn hạn người ta dùng phổ biến các kỹ thuật toán học như bình quân di động, san bằng mũ và hồi quy theo xu hướng.

Thứba, dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn. Vì các

yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự báo ra thì độ chính xác có khả năng giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật và hoàn thiện các phương pháp dự báo.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (Trang 26 - 27)