5. Kết cấu đề tài
1.1.6. nghĩa và vai trò của dự báo
Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiếtTrường Đại học Kinh tế Huế
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động… cũng như các yếu tố đầu vào dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).
Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hoá xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
1.1.6.2. Vai trò dựbáo
Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng. Kết quả của dự báo sẽ có vai trò đáng kể đối với doanh nghiệp, nó được thể hiện như sau:
+ Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp.
+ Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp.
+ Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng, không bỏ sót cơ hội kinh doanh. + Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực.
+ Cung cấp cơ sở quan trọng để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong
Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì đòi hỏi việc dự báo của doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục.
Theo David (2000) cho rằng hiện nay nhiều tổ chức đang rất cần những chuyên viên biết kỹ thuật dự báo và nhu cầu tuyển dụng người làm dự báo đang có xu hướng gia tăng đáng kể, nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh do ba yếu tố sau:
Thứ nhất, dự báo ngày càng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bộ phận của
doanh nghiệp trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích tình huống kinh doanh, lập kế hoạch ngân sách vốn đầu tư,… Vì thế, những người lập kế hoạch chiến lược, phân tích tài chính, kế toán, nghiên cứu thị trường, các nhà kinh tế… đều cần biết kỹ thuật dự báo.
Thứhai, để dự báo và người sử dụng dự báo phải thường xuyên trao đổi qua lại.
Cho nên, nếu những người sử dụng (thường là những nhà quản lý cấp cao của một tổ chức) có kiến thức về dự báo và tin cậy các kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình ra quyết định.
Thứ ba, dự báo có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của một tổ chức vì
nhiều kết quả khảo sát ở Mỹ và các nước phát triển cho thấy khoảng 92% doanh nghiệp cho rằng dự báo rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Tóm lại, các tổ chức đang hoạt động trong một thế giới liên tục thay đổi nhưng các quyết định phải được thực hiện ngay hôm nay và ảnh hưởng sống còn đến tương lai của tổ chức, nên dự báo dĩ nhiên luôn luôn cần thiết nếu thực sự tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững.
1.2. Các nhân tố tác động tới dựbáo nhu cầu
Theo “Giáo trình Quản trị tác nghiệp” (2013) của TS. Trương Đức Lực – TS. Nguyễn Đình Trung đã đưa ra các nhân tố tác động tới dự báo sau:
1.2.1. Nhân tốchủquan
Nhân tố chủ quan hay còn gọi là các nhân tố bên trong nội bộ DN bao gồm: + Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
+ Công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại.
+ Nỗ lực bán hàng. + Tín dụng khách hàng
+ Sự đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ…
Chẳng hạn với nhân tố chu kỳ sống của sản phẩm. Mỗi sản phẩm thường trải qua 4 giai đoạn: giới thiệu sản phẩm ra thị trường, tăng trưởng, chín muồi và suy tàn.
Những sản phẩm nằm trong giai đoạn một và hai của chu kỳ sống cần được dự báo dài hạn hơn khi chúng đang ở giai đoạn chín muồi. Dự báo cần được tăng cường và thận trọng hơn trong giai đoạn chín muồi và suy tàn. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro đột ngột.
Trong giai đoạn đầu có rất ít hoặc hầu như không có sẵn số liệu nên cần dùng dự báo định tính nhiều hơn định lượng. Trong giai đoạn này người ra suy đoán, ngoại suy nhiều hơn so với các phương pháp như san bằng số mũ, hồi quy…Ở giai đoạn suy tàn có rất nhiều số liệu nhưng chúng lại không thể giúp ta tiên đoán kiểu suy tàn xảy ra như thế nào.
Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng chủ động điều chỉnh, kiểm soát được.
1.2.2. Các nhân tốkhách quan
Nhân tố khách quan quan trọng nhất là thị trường, bao gồm: + Cảm tình của người tiêu dùng
+ Quy mô dân cư + Sự cạnh tranh
+ Các nhân tố ngẫu nhiên
Ngoài ra còn phải xét đến môi trường kinh tế bao gồm: + Luật pháp
+ Thực trạng nền kinh tế + Chu kỳ kinh doanh
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dựbáo xuất khẩu
Theo “Giáo trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu” (2012) của Đàm Quang Vinh các Trường Đại học Kinh tế Huế
1.2.3.1. Các yếu tốvĩ mô
Các yếu tốchính trị pháp luật
Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của Chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà quản trị kinh doanh.
Các yếu tố pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà Chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế:
+ Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia.
+ Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu (công ước viên 1980, Incoterm 2010,...).
+ Các qui định luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục qui định về hàng xuất khẩu,...).
+ Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi. + Qui định về cạnh tranh độc quyền.
+ Qui định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện hợp đồng.
Ngoài những vấn đề nói trên Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan,... Các chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Vì vậy, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của nhà nước.
Các yếu tốvềtựnhiên và công nghệ
Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, do vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hóa, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực có liên quan như vận tải, ngân hàng,…
Các nhân tốkinh tế
Tỷgiá hối đoái và tỷsuất ngoại tệcủa hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đoái thực tế (TGTT).
Tỷ giá hối đoái danh (tỷ giá chính thức) nghĩa là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, tivi…Do ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày.
Tuy nhiên tỷ hối đoái chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng. Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hoá cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có được hay không một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ. Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế.
Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đãTrường Đại học Kinh tế Huế
tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối .
Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như: “Một chiếc gậy vô hình ” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…
Thuếquan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu
Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn
vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.
Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó
được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu.
Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện chính
sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu
sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.
Các yếu tốxã hội
Hoạt động con người luôn tồn tại trong một điều kiện nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt trong ký kết hợp đồng.
Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy yếu tố văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.
1.2.3.2. Các yếu tốvi mô
Tiềm lực tài chính
Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh.
Cơ chếtổchức quản lý
Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đề ra. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp, chỉ đạo giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính