CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3.2. Căn cứ vào nội dung (đối tượng dự báo)
Dựa vào nội dung cơng việc cần dự báo có thể chia ra các loại dự báo sau:
Dựbáo khoa học:
Là dự kiến, tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng, trạng thái nào đó có thể hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai. Theo nghĩa hẹp hơn, đó là sự nghiên cứu khoa học về những triển vọng của một hiện tượng nào đó, chủ yếu là những đánh giá số lượng và chỉ ra khoảng thời gian mà trong đó hiện tượng có thể diễn ra những biến đổi.
Dựbáo kinh tế:
Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin, các bộ phận tư vấn kinh tế của Nhà nước thực hiện. Dự báo kinh tế nhằm cung cấp các số liệu về:
+ Tương lai của các hoạt động kinh doanh;
+ Chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước;
+ Số liệu tổng quát về lạm phát;
+ Nguồn cung ứng tiền tệ;
+ Tỷ lệ thất nghiệp;
+ Tổng sản phẩm quốc gia.
Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung, dài hạn của các doanh nghiệp.Trường Đại học Kinh tế Huế
Dựbáo xã hội:
Dự báo xã hội là khoa học nghiên cứu những triển vọng cụ thể của một hiện tượng, một sự biến đổi, một quá trình xã hội, để đưa ra dự báo hay dự đốn về tình hình diễn biến, phát triển của một xã hội.
Dựbáo kỹthuật và công nghệ:
Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trong tương lai. Loại dự báo này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như: năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, dầu lửa, máy tính điện tử,…
Dựbáo nhu cầu:
Thực chất của dự báo nhu cầu là tiên đoán về cầu ở cấp độ vĩ mô, vi mô và doanh số bán ra của DN. Dự báo nhu cầu giúp cho các DN xác định được số lượng sản phẩm và dịch vụ mà họ cần tạo ra trong tương lai. Thông qua dự báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất của cơng ty, xây dựng chính sách tài chính, xây dựng nguồn nhân lực, quyết định chính sách bán hàng,…