Định hướng, mục tiêu chủ yếu hướng cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.Định hướng, mục tiêu chủ yếu hướng cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của

của công ty trong thời gian tới.

3.1.1. Định hướng và mục tiêu của nghành dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế

Định hướng chung đến năm 2030củatỉnh Thừa Thiên huế

Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu;

Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may;

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu;

Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

Khuyến khích các doanh nghiệp may chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia cơng sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Lựa chọn những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường để đầu tư.

Tập trung phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc.

Mục tiêu cụ thể của ngành dệt maytỉnh Thừa Thừa Huế đến năm 2030

Nhận thức được vị trí quan trọng của ngành dệt may trong công cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 3218/QĐ - BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030.

Bng 2.36: Các mc tiêu cthca ngành dệt may đến năm 2025

Chỉtiêu Đơnvị 2015 2020 2025 Giá trịSX ngành DệtMay Tỷ đồng 10.238 22.918 47.135

Dệt Tỷ đồng 4.310 9.838 20.420

May Tỷ đồng 5.928 13.080 26.715

Giá trịxuấtkhẩu Triệu USD 500 1.000 1.500 Sảnphẩmchủyếu

Sợi Tấn 40.000 100.000 150.000

Vải Triệu m 10 20 45

Hàng thêu XK Bộ 12.000 20.000 30.000

Quần áo may sẵn 1000 cái 58.800 100.000 200.000

Quần áo lót 1000 cái 250.000 375.000 450.000

(Nguồn: Cổng thông tin điện tửThừa Thiên Huế)

Đến năm 2030, ngành công nghiệp dệt may vẫn là ngành cơng nghiệp chủ lực, đẩy mạnh xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao.

Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung.

Giaiđoạn 2015-2020: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của tồn ngành bình qn đạt

17,5% - 18%/năm, trong đó ngành dệt tăng 17,5% - 18%/năm, ngành may tăng 17% - 17,5%/năm.

Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của tồn ngành đạt 15,5%-

16%/năm, trong đó ngành dệt tăng 15,5% - 16%/năm, ngành may tăng 15%- 15,5%/năm.

Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển.

3.1.2.Định hướng và mục tiêu của Cơng ty Cổphần Dệt may Phú Hịa An

Định hướng của Cơng ty Cổ phần Dệt may Phú Hịa An

Tiếp tục xây dựng và phát triển cơng ty trở thành doanh nghiệp mạnh tồn diện, mặt hàng sản xuất chủ lực số một là áo polo, jacket của công ty với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 12%, đơn vị ngành may có uy tín và thương hiệu ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Duy trì quy mơ sản xuất như hiện nay tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế để sản xuất mặt hàng áo Polo, T-Shirt và Jacket xuất đi chủ yếu tại thị trường Mỹ, sản xuất hàng Đồng phục y tế xuất đi thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tăng năng lực sản xuất bằng cách mở thêm nhà máy may hai cạnh bên nhà máy may một ngayTrường Đại học Kinh tế Huế

cạnh công ty để đáp ứng số lượng đơn hàng lớn giúp công ty tăng doanh thu một cách đáng kể.

Tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng sản xuất áo Polo, T-Shirt, Jacket cao cấp có năng lực lớn để có thể thay một số khách hàng có hiệu quả khơng cao như hiện nay khi có điều kiện, đàm phán tiếp với khách hàng đang sản xuất gia công chuyển sang phương thức FOB để tăng doanh thu, tăng hiệu quả để có cơ hội tăng thu nhập cho người lao động.

Mục tiêu chủ yếu củaCông ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành dệt may Việt Nam, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hịa An cũng có những hướng đi riêng trong việc xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường nước ngồi. Cơng ty luôn đưa ra những mục tiêu phấn đấu và cố gắng khắc phục những yếu điểm đang tồn tại, phát huy những thế mạnh vốn có để hồn thành tốt những mục tiêu đề ra. Ngồi việc thực hiện mục tiêu của mình cơng ty cũng góp phần làm cho ngành dệt may Tỉnh Thành Phố Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung thêm lớn mạnh, đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế đất nước cụ thể như sau:

Đầu tư phát triển toàn diện ưu tiên phát triển theo hướng thiết bị và công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo tăng năng suất, ổn định chất lượng.

Tập trung phát triển khách hàng hiện có, tăng tỉ trọng hàng FOB lên chiếm 60% trong số lượng hàng sản xuất.

Tổ chức tuyển dụng lao động nhằm thực hiện đầu tư nâng quy mô sản xuất của công ty với dự án nhà máy 2 công suất 24 chuyền may để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.

Tăng cường kiểm soát để ổn định chất lượng sản phẩm. Tăng năng suất, giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng cho khách hàng. Tạo niềm tin giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Giữ vững mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác tiềm năng như Mỹ, Canada, Trường Đại học Kinh tế Huế

Phấn đấu tăng năng suất, thu nhập cho bình quân đạt 6.000.000 triệu đồng/tháng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, khơng có khách hàng khiếu nại về chất lượng sản phẩm và bị phạt do giao hàng không đúng tiến độ.

Bng 2.37: Mc tiêu ca công ty trong năm 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 130

2 Tổng doanh thu CM Tỷ đồng 95

3 Kim ngạch xuất khẩu tính đủ đạt Triệu USD 18

4 Kim ngạch xuất khẩu thanh toán Triệu USD 10,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của công ty)

3.2. Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu hàng may

mặc của Công ty Cổphần Dệt may Phú Hịa An

Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong chương 2 và dựa vào định hướng, mục tiêu phát triển của công ty đề tài đã đưa ra những giải pháp để cơng ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (Trang 101 - 105)