Xây dựng khung quản lý quy trình dự báo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.5.Xây dựng khung quản lý quy trình dự báo

Davis và Mentzer (2007) đã đưa ra một khung quản lý quy trình dự báo tồn diện cho việc quản lý quy trình dự báo. Khung quản lý này phù hợp cho các loại dự báo như dự báo doanh số, dự báo giá cả, dự báo sản xuất, hoặc dự báo nhu cầu. Bốn thành phần chủ yếu trong quy trình này bao gồm: (1) Thiết lập một môi trường dự báo; (2) Phát triển năng lực dự báo; (3) Đánh giá các kết quả dự báo; (4) Đo lường và giám sát kết quả dự báo.

Năng lực dự báo bao gồm hai thành phần cơ bản là hậu cần thông tin (khả năng về cơ sở dữ liệu và phần mềm phân tích dữ liệu) và khả năng hiểu biết và cộng tácTrường Đại học Kinh tế Huế

giữa các bộ phần chức năng (khả năng chia sẻ). Một hậu cần thông tin tốt phải dựa trên một hệ thống cơng nghệ thơng tin hồn chỉnh (phần mềm, phần cứng, và con người) và các quy trình thu thập, chuyển hóa dữ liệu (các nguồn thơng tin nội bộ và các nguồn thơng tin bên ngồi, kể các các khảo sát khách hàng). Ngồi ra, các q trình dự báo còn được chia thành các phân tích dự báo nội bộ và các phân tích dự báo bên ngồi (các chun gia phân tích ở các trường đại học, các viện nghiên cứu). Khả năng hiểu biết và cộng tác được thể hiện qua khả năng trao đổi và nhất trí giữa các bộ phận về dữ liệu đầu vào, phương pháp dự báo và kết quả dự báo. Giữa hai thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua giả thiết P1 “hậu cần thơng tin có mối quan hệ tích cực với khả năng chia sẻ giữa các bộ phận chức năng”.

Sơ đồ 2.2: Khung quản lý quy trình dựbáo

(Nguồn: Davis và Mentzer, 2007)

Mơi trường dự báo bao gồm sự ủng hộ của cấp trên, sự tin tưởng vào kết quả dự báo trong việc ra quyết định và hệ thống khen thưởng hợp lý dành cho những bộ phận tham gia vào q trình dự báo “mơi trường dự báo càng tích cực thì năng lực dự báo của doanh nghiệp càng được phát huy”(P2).

Kết quả dự báo bao gồm việc đánh giá các kết quả dự báo và các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá kết quả dự báo cần dựa trên các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác dự báo nội bộ (các tiêu chí thống kê) và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu (mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ). Như vậy, kết quả dự báo không chỉ nhằm gia tăng giá trị cho các khách hàng nội bộ (người sử dụng, các phòng ban,…) mà còn gia tăng giá trị cho các khách hàng bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, các chuyên gia,…). Chúng ta kỳ vọng rằng “năng lực dự báo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả dự báo” (P3). Kết quả dự báo tốt (sai số dự báo thấp) giúp giảm chi phí tồn khi tăng lợi nhuận, cải thiện chuỗi cung ứng, đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng “mức độ chính xác của dự báo có mối quan hệ tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp” (P4).

Kết quả dự báo (và kết quả hoạt động kinh doanh) có ảnh hưởng tích cực lên năng lực dự báo và mơi trường dự báo (P5, P6).

Để có kết quả dự báo tốt, doanh nghiệp cần tạo dựng một mơi trường tích cực trong đó sự ủng hộ và tin cậy của ban quản trị cấp trung/cao là hết sức cần thiết. Các nhà quản trị trung/cao hiểu về tầm quan trọng của dự báo là một điều kiện thuận lợi để đưa dự báo ngày càng gần hơn với các hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp phải xây dựng một năng lực dự báo nhất định, trong đó cần quan tâm đến cơ sở dữ liệu, phần mềm hỗ trợ, chuyên viên phân tích, và sự cơng tác tích cực, xun suốt trong tồn cơng ty. Một khi đã có mơi trường và năng lực dự báo tốt, thì kết quả dự báo trở nên hữu ích hơn cho việc ra quyết định của doanh nghiệp.

1.1.6. Ý nghĩa và vai trò của dựbáo1.1.6.1. Ý nghĩadựbáo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An (Trang 31 - 33)