Bán hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm Anh ngữ AMES Huế (Trang 46)

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

5. Cấu trúc đề tài

1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông Marketing

1.1.4.8. Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là việc tương tác với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng

để thuyết minh, trả lời câu hỏi và thúc đẩy việc mua sắm hay có được các đơn đặt

hàng.

Khái niệm nhân viên bán hàng bao gồm sáu vị trí, từ bán hàng sáng tạo ít đến bán hàng sáng tạo nhiều nhất:

-Người giao hàng: Nhân viên bán hàng mà nhiệm vụ của họ chỉ dừng lại ở

mức độ phân pháthàng hóa.

-Người xử lý đơn hàng: Nhân viên bán hàng tiếp nhận đơn hàng khi trụ sở

hoặc nhân viên đi chào hàng ở bên ngoài.

-Người tạo dựng hình ảnh và giáo dục khách hàng: Nhân viên bán hàng nhưng khơng có nhiệm vụ tiếp nhận đơn hàng, nhiệm vụ chính của họ là tạo dựng

lịng tin và giáo dục khách hàng.

- Kỹ thuật viên: Những nhân viên bán hàng có kiến thức về kỹ thuật.

-Người tạo nhu cầu: Những nhân viên bán hàng dựa vào những phương pháp

sáng tạo để bán sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ vơ hình.

-Người cung cấp giải pháp: Những chuyên gia giải quyết vấn đề của khách

hàng, thường liên quan đến hệ thống sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhân viên bán hàng cần biết chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của lực lượng bán hàng thật cụ thể. Ví dụ, một doanh nghiệp đặt mục tiêu nhân viên bán hàng phải dành 80% thời gian cho khách hàng hiện tại và 20% cho khách hàng tiềm năng; 85% thời gian cho các sản phẩm đã ổn định và 15% cho sản phẩm mới.

Trong bất kỳ điều kiện nào, nhân viên bán hàng phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:

- Tìm kiếm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng lớn.

- Nhắm mục tiêu: Quyết định cách phân bổ thời gian của họ trong số khách hàng và khách hàng tiềm năng.

- Truyền thông: Trao đổi thông tin về sản phẩm và dịchvụ của doanh nghiệp. - Bán hàng: Tiếp cận, giới thiệu, trả lời câu hỏi và kết thúc giao dịch.

- Dịch vụ: Cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng như tư vấn giải quyết vấn đề, hỗ trợ kỹ thuật, thỏa thuận tài chính, giao hàng.

- Thu thập thơng tin: thực hiện nghiên cứu thị trường và tình báo Marketing. - Phân bổ: Quyết định khách hàng nào sẽ nhận được sản phẩm lúc khan hiếm.

1.1.5. Quy trình thiết kế chương trình truyền thơng Marketing

1.1.5.1. Xác định đối tượng mục tiêu

Hiểu về đối tượng mục tiêu là cơ sở để nhà Marketing quyết định nói cái gì,

nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói với ai. Đối tượng mục tiêu có thể là

khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, người quyết định hay người gây ảnh

hưởng. Đó cũng có thể là khách hàng cá nhân hoặc tổ chức.

1.1.5.2. Xác định mụctiêu truyền thông Marketing

Mục tiêu truyền thông Marketing là những phản ứng của khách hàng về nhận thức, cảm thụ hay hành vi phù hợp với mong muốn của nhà Marketing. Nói cách khác, nhà Marketing phải xác định khách hàng của mìnhđang ở giai đoạn nào trong

sáu trạng thái sẵn sàng mua: nhận thức (biết, hiểu), cảm thụ (thích thú, ưa chuộng, tin chắc sẽ mua) và hành vi mua để triển khai hỗn hợp xúc tiến nhằm đưa khách

hàng đến giai đoạn tiếp theo (mô hình bậc thang hiệu quả của Lavidge Steiner).

Ngoài ra, nhà Marketing cịn sử dụng nhiều mơ hình khác, ví dụ mơ hình AIDA (chú ý, thích thú, ham muốn, hành động), mơ hình chấp nhận sản phẩm mới (nhận

biết, thích thú, đánh giá, dùng thử, chấp nhận), mơ hình xử lý thơng tin (tiếp nhận, chú ý, hiểu biết, thích thú, lưu giữ, hành động).

1.1.5.3. Thiết kế thông điệp truyền thông Marketing

Sau khi xác định phản ứng của đối tượng mục tiêu, nhà Marketing thiết kế thông điệp truyền thông. Nội dung thiết kế thông điệp giải quyết 3 vấn đề: nói cái

gì? Nói như thế nào? Và ai nói?

Chiến lược thơng điệp (nói cái gì?): Thơng điệp truyền thông phải bám sát

chiến lược định vị thương hiệu, qua đó giúp nhà Marketing thiết lập điểm tương

đồng và điểm khác biệt. Thơng điệp truyền thơng có thể đề cập tính kinh tế, chất lượng, giá trị thươnghiệu, hiện đại, truyền thống, …

Chiến lược sáng tạo (nói như thế nào?): Bao gồm các quyết định về nội dung,

hình thức, nguồn thông điệp sao cho thông điệp truyền thông gây được sự chú ý, tạo

được sự quan tâm, khơi dậy mong muốn và thúc đẩy được hành động mua của

khách hàng.

Nguồn cung cấp thơng tin (ai nói?):Sử dụng người nổi tiếng để truyền thơng sẽ hiệu quả khi họ đáng tin cậy và nhân cách phù hợp với tích cách thương hiệu. Sự tín nhiệm của người phát ngôn rất quan trọng đối với truyền thơng Marketing. Sự tín nhiệm được xác định bởi chun mơn, sự tin cậy và sự u thích. Chun mơn là kiến thức chuyên ngành trong truyền thông, sự tin cậy tức là mô tả một cách khách quan và trung thực, sự u thích nói lên tính hấp dẫn của thông điệp truyền thông.

1.1.5.4. Lựa chọn kênh truyền thông Marketing

Kênh truyền thông Marketing cá nhân: kênh thông tin liên lạc cá nhân giữa

hai người hoặc nhiều người giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt hoặc thông qua công cụ

liên lạc gián tiếp như điện thoại hoặc thư điện tử… Truyền thông Marketing cá nhân bao gồm: Marketing trực tiếp, Marketing tương tác, Marketing truyền miệng và bán hàng cá nhân. Dịch vụ luật sư, kế toán, bác sĩ, đại lý bảo hiểm, tư vấn tài chính là những lĩnh vực phù hợp cho truyền thông cá nhân.

Kênh truyền thông Marketing phi cá nhân (truyền thông Marketing đại chúng): kênh thông tin liên lạc hướng đến nhiều người, bao gồm quảng cáo, khuyến

mãi, sự kiện và trải nghiệm, quan hệ công chúng.

1.1.5.5. Xác định ngân sách truyền thông Marketing

Đây là một trong những quyết định khó khănnhất của nhà Marketing. Có quan

điểm cho rằng, làm Marketing tức là đi đốt tiền vì chi phí truyền thơng có thể chiếm

40%-50% doanh số bán hàng trong ngành mỹ phẩm và chiếm từ 5%-10% trong ngành thiết bị cơng nghiệp.

Có bốn phương pháp chính để xác định ngân sách cho toàn bộ các hoạt động truyền thơng Marketing (cũng như cho từng chương trình cụ thể):

Phương pháp 1: Phương pháp theo khả năng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng phương pháp theo khả năng bằng cách dự trù ngân sáchở mức có khả năng chi trả. Lý do là vì khơng thể chi cho hoạt động Marketing nhiều hơn số tiền đang có. Ngân sách Marketing lúc này được

xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ chi phí hoạt động và vốn đầu tư cơ bản, sau đó dành một phần trong số tiền cịn lại cho ngân sách truyền thơng Marketing.

Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn bỏ qua tác động của truyền thông Marketing đối với doanh số bán hàng. Hơn nữa, cách này có xu hướng đặt vấn đề

truyền thông Marketing xuống sau cùng trong số các ưu tiên chỉ tiêu, ngay cả khi hoạt động truyền thông rất quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nếu áp dụng phương pháp này, ngân sách truyền thông Marketing hàng năm sẽ không chắc chắn. Điều này khiến cho việc xây dựng kế hoạch truyền thông kém linh hoạt. Hậu quả là, đôi lúc nhà Marketing chi tiêu không đủ mức cần thiết hoặc chi tiêu quá tay cho hoạt động truyền thông Marketing

Phương pháp 2: Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu

Theo phương pháp này, ngân sách truyền thông Marketing được xác định theo

một tỷ lệ nhất định trên doanh thu dự kiến hoặc doanh thu hiện tại. Hoặc đôi lúc các doanh nghiệp cũng xác định ngân sách truyền thông Marketing truyền thông bằng một tỷ lệ nhất định trên giá bán. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu rất đơn

giản và giúp ban giám đốc suy nghĩ về mối quan hệ giữa chi phí truyền thơng Marketing, giá bán và lợi nhuận một sản phẩm.

Mặc dù có những lợi thế trên nhưng nhiều doanh nghiệp ít sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu. Sai lầm của phương pháp này là xem doanh thu bán

hàng như nguyên nhân chứ không phải kết quả của hoạt động truyền thông

Marketing. Mặc dù, các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa chi tiêu cho truyền thông và sức mạnh thương hiệu, nhưng mối quan hệ này thường là kết quả và nguyên nhân chứ không phải nguyên nhân và kết quả. Thương hiệu mạnh hơn với

doanh thu bán hàng cao hơn sẽ cho phép doanh nghiệp chi mạnh tay nhất cho truyền

thông Marketing.

Phương pháp 3: Phương pháp cân bằng cạnh tranh

Theo phương pháp này, doanh nghiệp dự trù ngân sách truyền thông Marketing căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. Họ giám sát hoạt động quảng cáo của đối thủ hoặc thu thập dữ liệu ước tính của ngành từ nhiều nguồn khác nhau rồi dự trù ngân sách của mình dựa trên mức bình quân của ngành.

Có hai lập luận ủng hộ phương pháp này. Thứ nhất, ngân sách của các đối thủ cạnh tranh đại diện cho trí tuệ tập thể của ngành. Thứ hai, chỉ tiêu giống đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần ngăn chặn cuộc chiến truyền thông Marketing. Thật không may mắn, chẳng có lập luận nào hợp lý. Khơng có căn cứ nào để tin rằng đối thủ cạnh tranh biết rõ hơn bạn về một doanh nghiệp nên chi bao nhiêu ngân sách cho hoạt

động truyền thơng. Hơn nữa, giữa các doanh nghiệp có nhiều sự khác biệt và nhu cầu

truyền thông Marketing khác nhau. Cuối cùng, khơng có bằng chứng nào chứng tỏ rằngchi tiêu bằng nhau sẽ ngăn chặn được các cuộc chiến truyền thông Marketing.

Phương pháp 4: Phương pháp mục tiêu - nhiệm vụ

Đây là phương pháp hợp lý nhất. Theo đó, doanh nghiệp dự trù ngân sách

truyền thơng Marketing dựa vào những gì họ muốn thực hiện. Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu truyền thông Marketing cụ thể, xác định những nhiệm vụ cần thiết và ước tính chi phí cần thiết. Tổng chi phí sẽ là ngân sách truyền thông Marketing dự kiến.

Ưu điểm của phương pháp mục tiêu – nhiệm vụ là buộc ban giám đốc phải giải thích rõ ràng những suy đốn của mình về mối quan hệ giữa mức ngân sách và kết quả của truyền thơng Marketing. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó sử dụng.

Thơng thường, rất khó tìm ra những nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu đãđịnh.

1.1.5.6. Quyết định công cụ truyền thông Marketing

Việc sử dụng công cụ truyền thông phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Đặc điểm của công cụ truyền thông Marketing: Mỗi cơng cụ có những ưu

điểm và nhược điểm riêng, do đó nhà Marketing cần quan tâm để phối hợp các công

cụ hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu Marketing.

Đặc điểm thị trường sản phẩm: Đối với thị trường tiêu dùng, nhà Marketing có xu hướng sử dụng khuyến mãi và quảng cáo, ngược lại nhà Marketing chi nhiều hơn cho bán hàng cá nhân trong thị trường tư liệu sản xuất. Nhìn chung, bán hàng cá nhân được sử dụng nhiều hơn đối với những hàng hóa đắt tiền.

Giai đoạn của quá trình mua hàng: Quảng cáo và PR đóng vai trò quan trọng

nhất trong giai đoạn nâng cao nhận thức của khách hàng. Quảng cáo và bán hàng cá

nhân được nhà Marketing sử dụng khi muốn khuyến khích khách hàng tìm hiểu. Để

củng cố niềm tin cho khách hàng, nhà Marketing sử dụng bán hàng cá nhân. Ngoài ra, bán hàng cá nhân và khuyến mãi cũng rất quan trọng trong giai đoạn quyết định mua.

Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo,

sự kiện, Marketing trải nghiệm và PR có hiệu quả cao nhất; nhà Marketing sử dụng

bán hàng cá nhân để đạt được phạm vi phân phối tốt; khuyến mãi, Marketing trực

tiếp được sử dụng để khuyến khích dùng thử. Trong giai đoạn tăng trưởng, nhà Marketing nên sử dụng Marketing truyền miệng và Marketing tương tác. Quảng cáo, sự kiện và Marketing trải nghiệm, bán hàng cá nhân trở nên quan trọng hơn

trong giai đoạn bão hòa. Trong giai đoạn suy thối, nhà Marketing có thể sử dụng

hạn chế hoạt động khuyến mãi nhưng cắt giảm các hoạt động truyền thông khác.

1.1.5.7. Đo lường kết quả truyền thông Marketing

Nhà quản trị cấp cao luôn muốn biết kết quả và thu nhập từ các khoản đầu tư

cho hoạt động truyền thông Marketing. Tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả

chương trình truyền thơng là sự thay đổi về hành vi của đối tượng mục tiêu đối với thương hiệu doanh nghiệp (mức độ nhận biết thương hiệu, tỷ lệ dùng thử, mức độ

hài lòng đối với thương hiệu, thái độ trước và sau khi nhận thông điệp truyền

thông). Bên cạnh đó, giám đốc truyền thơng cũng cần đo lường các hành vi phản

ứng của đối tượng mục tiêu như bao nhiêu người mua sản phẩm, thích sản phẩm,

giới thiệu cho người khác biết về sản phẩm, …

1.2. Mơ hình nghiên cứu, thang đo

(Nguồn: Giáo trình quản trị Marketing)

Hình 1.3: Mơ hình truyền thông Marketing theo quan điểm của

Sự kiện và Marketing trải nghiệm

Hoạt động truyền thông

Marketing Marketing tương tác Khuyến mãi Quảng cáo Quan hệ công chúng Marketing trực tiếp Marketing truyền miệng Bán hàng cá nhân

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý thuyết mơ hình các cơng cụ truyền thơng theo quan điểm được đề cập trong giáo trình Quản trị Marketing, cơng cụ truyền thông bao gồm 8 yếu tố: Quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, sự kiện và Marketing trải nghiệm, Marketing trực tiếp, Marketing tương tác, Marketing truyền miệng và Bán hàng cá nhân.

Kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính, sau khi tiến hành phỏng vấn chuyên gia tại Trung tâm Anh ngữ AMES, người trực tiếp đề xuất, thực hiện và giám sát các hoạt động Marketing tại Trung tâm. Tác giả rút ra kết luận yếu tố “Marketing trực tiếp” và “Marketing truyền miệng” không phù hợp tại Trung tâm Anh ngữ AMES Huế. Trên thực tế, hoạt động “Marketing truyền miệng” tại Trung tâm chưa

được triển khai mạnh mẽ tại Trung tâm trong thời gian qua. Các hoạt động “Marketing trực tiếp” tại Trung tâm không quá khác biệt và có sự trùng lặp với “Hoạt động tư vấn”, hoạt động “Marketing tương tác”. Ngoài ra, yếu tố “Bán hàng cá nhân” sẽ được đổi tên thành “Hoạt động tư vấn” vì Trung tâm kinh doanh về

mảng giáo dục nên “Hoạt động tư vấn” sẽ phù hợp hơn là từ “Bán hàng cá nhân”.

Căn cứ trên hoạt động truyền thông Marketing thực tế tại Trung tâm, tác giả đề xuất mơ hình dự kiến như sau:

Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất về hoạt động truyền thông Marketing tại Trung tâm Anh ngữ AMES Huế

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Có tương quan thuận giữa Quảng cáo và hoạt động truyền thông Marketing.

H2: Có tương quan thuận giữa Khuyến mãi và hoạt động truyền thơng Marketing.

H3: Có tương quan thuận giữa Quan hệ cơng chúng và hoạt động truyền thơng

Marketing.

H4: Có tương quan thuận giữa Sự kiện và Marketing trải nghiệm và hoạt động

truyền thơng Marketing.

H5: Có tương quan thuận giữa Marketing tương tác và hoạt động truyền thơng

Marketing.

H6: Có tương quan thuận giữa Hoạt động tư vấn và hoạt động truyền thông

Marketing.

Hoạt động truyền thông

Marketing Quảng cáo H1 Khuyến mãi H2 Quan hệ công chúng H3

Sự kiện và Marketing trải nghiệm

H4

Marketing tương tác

H5

Hoạt động tư vấn

H6

Xây dựng thang đo:

Thang đo các nhân tố trong mơ hình theo 5 mức độ của thang đo Likert từ (1)

là Hồn tồn khơng đồng ý, (2) Khơng đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, đến (5) Hoàn toàn đồng ý do Davis và cộng sự (1989) đề nghị để đo lường các thành phần được tổng hợp từ các nghiên cứu trước.

Thang đo đề xuất bao gồm 32 biến quan sát để đo lường 6 thành phần của mơ

hình nghiên cứu. Trong đó, Quảng cáo có 5 biến quan sát, Khuyến mãi có 5 biến quan sát, Sự kiện và Marketing trải nghiệm có 6 biến quan sát, Quan hệ cơng chúng có 5 biến quan sát, Marketing tương tác có 6 biến quan sát, Hoạt động tư vấn có 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm Anh ngữ AMES Huế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)