CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động của ngành dệt may ở trên thế giới và nước ta
và nước ta hiện nay.
1.2.1. Hiện trạng về năng suất laođộng ngành dệt mayở trên thếgiới
Những tiến bộ trong ngành dệt may không chỉ tạo ra những nguyên liệu mới mà cịn tạo ra máy móc thiết bị hiện đại nâng cao NSLĐ ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Ý…từ những năm 70 đã sử dụng dây chuyền dệt may khép kính với mục đích khai thác hết công suất của thiết bị, tăng NSLĐ, giảm giá thành sản phẩm. Song trong những thập kỉ 80, 90 những phát triển vềkĩ thuật máy tính trong ngành dệt may đã tự động hóa nhiều khâu trong cả dây chuyền dệt cũng như dây kíp máy, làm cho NSLĐ tăng lên đáng kể. [10]
- Từnhững năm 70, sản xuất hàng dệt may trên thếgiới đã có xu hướng chuyển dịch dần từ các nước phát triển như Nhật, Mĩ, Anh, Pháp…sang các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, khối lượng hàng dệt may xuất khẩu giảm và khối lượng nhập khẩu tăng nhanh. Các nước đang phát triển trở thành người cung cấp chủ yếu trên thị trường hàng dệt may thếgiới, điển hình là các nước nhóm NICs(Các nước mới cơng nghiệp hóa), Trung Quốc. Theo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch) 1988/1989, trong những năm 80, hàng dệt may các nước NICs đã chiếm 1/4 khối lượng buôn bán hàng dệt và 1/3 hàng may trên thế giới. Năm 1988 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc là 11,4 tỷ USD, đứng thứ5 trên thếgiới, nếu tính xuất khẩu rịng thì Nam Triều Tiên đạt 11,9 tỷ USD đứng thứ nhất, Trung Quốc đạt 9 tỷ USD đứng thứ ba sau Italia. Có thể kể đến Đức, một nước thành viên chủchốt và có nền kinh tế đứng đầu trong khối EU. Với truyền thống sản xuất công nghiệp hiện đại, từng là một nước sản xuất và xuất khẩu lớn vềhàng dệt may, hiện nay, công nghiệp dệt may của Đức đã thu nhỏ lại chỉ cịn khoảng 1200 xí nghiệp, hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, với số lượng công nhân khoảng 120.000 lao động.
- Ngành dệt may tồn cầu có bước chuyển biến rõ rệt trong những năm 1990s với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 16%/năm với quá trình dịch chuyển công đoạn sản xuất sang các nước kém phát triển và xuất khẩu thành phẩm ngược lại nơi tiêu thụ. Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽcủa xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng như của toàn ngành, do tại thời điểm đó, giao thương quốc tế chiếm tới 70% quy mơ tồn ngành. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may chỉ đạt 85 tỷUSD thì
đến năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 5 lần, đạt đến 391 tỷUSD.
- Từ sau giai đoạn 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần. Tuy vẫn tăng trưởng với tốc độ 7 - 8%/năm, nhưng tăng trưởng xuất nhập khẩu dệt may tồn cầu khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn những năm 1990. Đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nguyên nhân khiên chi tiêu cho các sản phẩm may mặc giảm, đạt mức tăng trưởng âm (-1,7%/năm). Trong giai đoạn tiếp theo 2010– 2015, tăng trưởng xuất nhập khẩu dệt may hồi phụcở mức tăng trưởng 3,5%, lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong cùng giai đoạn (2,5%).
- Năm 2016 quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu đạt 1.323,1 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP toàn cầu (2012: 1,5% GDP). Nếu coi toàn bộ ngành thời trang thế giới như một quốc gia thì ngành dệt may thếgiới xếp thứ13 trong các nền kinh tếlớn nhất thếgiới. Theo Euromonitor, quy mơ doanh thu ngành dệt may tồn cầu sẽtiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) 4,6%/năm từ 2016 đến 2021, đạt doanh thu ước tính 1.659,5 tỷ vào năm 2021, chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm may mặc toàn cầu tăng cũng như tăng giá bán trung bình sản phẩm dệt may đặc biệt tại các nước đang phát triển.
- Ngành dệt may đang có xu hướng tăng trưởng tăng về quy mơ tồn ngành nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu lại có xu hướng giảm. Quy mơ thị trường dệt may toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tại Trung Quốc vàẤn Độ gia tăng mạnh mẽ. Đây là hai cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trước kia. Với quy mô dân sốlớn và thu nhập trung bình tăng, hai cường quốc này trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn, thu hút sự quan tâm của các đơn vịsản xuất và các thương hiệu may mặc lớn. Thay vì tập trung vào xuất khẩu với quy mô lớn, thị trường trong nước được quan tâm và đáp ứng, dẫn tới quy mô xuất khẩu có xu hướng chững lại trong khi quy mơ tồn ngành vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể hơn, trong giai đoạn từ2012 - 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may duy trì ở mức 70% quy mơ tồn ngành thì từ năm2015, tỷlệ này giảm dần vềmức 50% trong năm 2016.
- Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may cũng đang có xu Trường Đại học Kinh tế Huế
hướng giảm dần tuy nhiên vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này cho thấy ngành dệt may đang ở giai đoạn tăng trưởng trong vòng đời của ngành. (Lê Hồng Thuận, Báo cáo dệt may năm 2017)
1.2.2. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt mayở Việt Nam
Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) trước kia được thành lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp Trung ương của nhà nước trong lĩnh vực dệt may. Vinatex thực hiện sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụbán buôn, bán lẽhàng dệt may. Các hoạt động của Vinatex từ đầu tư, sản xuất, cung cấp nguyên phụliệu đến việc kinh doanh, tiêu thụsản phẩm rất đa dạng..
Về xuất khẩu, Năm 2017 xuất khẩu nhóm hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 28,84 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016 – đây là mức tăng trưởng khá so với mức tăng 5,2% của cùng kỳ năm 2016.Xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngối, hồn thành 96% kếhoạch cả năm. Cùng kỳ năm ngoái, xơ sợi là mặt hàng có tỷlệhồn thành kếhoạch cao nhất 93,8%. Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,57 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ, hoàn thành 100,3% kế hoạch. Xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật ước đạt 421,3 triệu USD, tăng 9,2%, hồn thành 97% kếhoạch năm. Vềnhập khẩu, nhập khẩu bơng đạt 1,19 triệu tấn trị giá 2,17 tỷ USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 43% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu xơ sợi đạt 0,8 triệu tấn, trịgiá 1,64 tỷ USD, tăng 1,8% về lượng và tăng 12,5% về trịgiá so với cùng kỳ năm ngoái.Nhập khẩu nguyên phụliệu dệt may ước đạt trên 5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.Ước cả năm 2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 31 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với con số 28,3 tỷUSD của năm 2016; trong khi nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 19 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2016. Nếu trừ đi lượng nguyên phụliệu nhập khẩu phục vụlàm hàng nội địa, thì thặng dư thương mại đạt 15,5 tỷUSD–mức cao nhất từ trước tới nay. Các chuyên gia đánh giá, đây là một sự tăng trưởng kỳ tích của ngành dệt may, mặc dù khơng có TPP (Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương). Ngoài ra, dệt may Việt Nam cũng tạo một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Trung Quốc với giá trị khoảng 1 tỷ USD.Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam trong năm
qua đã nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới, bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng mới đểkhai thác các thị trường truyền thống như ASEAN, Đông Âu, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. [11]
Dệt may Việt Nam vẫn còn dư địa để cải thiện NSLĐ. Theo thông tin do Viện Năng suất Việt Nam đưa ra mới đây ởtapchitaichinh.vn tháng 5/2017, các ngành cơng nghiệp có năng suất lao động cao gồm: Năng lượng, thép, hóa chất (từ 450 triệu đến trên 1 tỷ đồng/người/năm); nhóm ngành có năng suất lao động thấp là dệt may, da giày. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết, có sự khác biệt về năng suất giữa các cơng ty may, thậm chí là giữa các nhà máy, các phân xưởng trong một công ty. “Cùng một công đoạn nhưng năng suất của công ty này chỉ bằng 50% của một công ty khác. Thực tế triển khai những dự án cải tiến về năng suất tại các công ty may cho thấy, trong 6 tháng những dựán này có thểgiúp cải tiến từ10- 15%. Thậm chí, nếu chọn đúng các giải pháp có thể đạt được cao hơn, từ 20-30%”, ông Tuấn cho biết.Theo đánh giá của các chuyên gia về năng suất, nhóm ngành có sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày có năng suất thấp, bình quân năng suất của ngành dệt may chỉ đạt 76 triệu đồng/người/năm, ngành da giày chỉ đạt 74 triệu đồng/người/năm. Năng suất của ngành dệt may gần như không thay đổi trong giai đoạn 2011-2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,4%/năm, ngành da giày là 4,9%/năm. Cịn theo ơng Hồng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), những năm qua, ngành dệt may nói chung và Vinatex nói riêng rất quan tâm đến vấn đề năng suất lao động. Bởi lẽ, yêu cầu mới đặt ra là doanh nghiệp luôn đứng trước thực tế phải điều chỉnh tăng lương cao cho người lao động, nên phải tìm mọi cách hỗtrợhọ tăng năng suất lên mức cao nhất.“5 năm gần đây, năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may đã tăng khoảng 50% so với trước. Tuy nhiên, mình tiến mạnh thì các nước trong khu vực cũng tiến mạnh. Năng suất lao động trong ngành dệt may của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% của Trung Quốc, bằng 70% của Philippines…”, ông Dũng cho biết. Cũng theo ông Dũng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tìm cách rút ngắn thời gian, loại bỏ lãng phí trong q trình sản xuất. Điều nàyảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó,thị trường xuất khẩu vẫn khơng tránh khỏi khó khăn, chi phí đầu vào cho sản xuất tiếp tục phát sinh. Đây là một thách thức địi hỏi DN phải có phương án phân bổ
năng lực sản xuất phù hợp. Đồng thời tiếp tục cắt giảm mọi chi phí tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nâng cao năng suất đểgiảm giá thành và tăng doanh thu, tăng nhu nhập cho người lao động, đẩy mạnh mơ hình trao đổi liên kết giữa các DN trong ngành. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tựhọc, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Vì vậy nếu đi sâu vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất thì DN Việt Nam vẫn có cơ hội trong việc giảm giá thành và tăng năng lực sản xuất. [12]