5. Kết cấu luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp trên thế
1.3.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếptrên thếgiới. trên thếgiới.
- Với đặc thù là ngành sản xuất lâu đời, trên thế giới hiện nay máy móc, trang thiết bị hoạt động là chủyếu. Có thểkể đến các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Hầu như con người chỉ điều khiển máy móc mà không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Điều này làm tăng sức sản xuất của máy móc với số lượng thành phẩm rất nhiều so với việc sử dụng con người- năng lực lao động có hạn. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn đã tiến hành từ lâu và đem lại hiệu quả đáng kể, nhất là trong việc tăng NSLĐ, loại bỏ được nhiều chi phí trung gian, các công đoạn không cân thiết cũng như sự lãng phí nguyên vật liệu đầu vào. Ngoài ra có thể kể đến việc áp dụng hệthống quản lí chất lượng toàn diện TQM. Đó là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sựthành công dài hạn thông qua sự thõa mãn công nhân sản xuất trực tiếp và lợi ích của mọi thành viên. Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn công nhân sản xuất trực tiếp ở mức độ cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp khác là cung cấp một hệthống toàn diện cho công tác quản lí và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng, huy động mọi bộ phận cũng tham gia để đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp này đều đã được các nước thực hiện từrất lâu.
- Theo Website của chính phủ Ai Cập www.amcham-egypt.org , năm 2009 đã diễn ra hội thảo “Nâng cao năng suất lao động trong ngành may của Ai Cập” giữa Trung tâm Hỗ trợ liên quan Thương mại (TRAC) tại Mĩ và Phòng Thương mại tại Ai
Cập. Tại đây, hội thảo đã chỉ ra một sốvấn đề để nâng cao NSLĐ .
- Ở Ai Cập, để cải tiến NSLĐ, đất nước này áp dụng chung trình công nghiệp Qualifying (QIZ). Ai Cập có kinh nghiệm tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu hàng may mặc sang Mĩ. Trang phục và quần áo là hạng mục lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu theo các QIZ, bao gồm hơn 90% hàng may mặc xuất khẩu theo chương trình công nghiệp QIZ này. Việc mở rộng các ngành công nghiệp may mặc thông qua chương trình QIZ đã tạo ra lợi thếcạnh tranh của Ai Cập trong lĩnh vực này.
- Các nước như Trung Quốc, Tunisia, ThổNhĩ Kỳ…luôn chú trọng việc đào tạo cho kĩ sư máy móc, hoặc những người công nhân đểhọcó khả năng chỉ đạo được máy móc cũng như nâng cao kĩ năng,kinh nghiệm của công nhân.[5]