. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh quan
4.1.2.3. Những quan điểm cơ bản về bảo vệ môi trường trong khai thác than
Một là, phát triển ngành than phải coi trọng bảo vệ tài nguyên và cải thiện
môi trường
Nội dung của quan điểm là:
Đặt các vấn đề tài nguyên và môi trường vào vị trí trung tâm của các quyết định phát triển. Đồng thời, khắc phục quan điểm, tư tưởng: coi tăng trưởng sản lượng KTKS - than mới là mục tiêu đích thực cần ưu tiên phát triển, còn bảo vệ tài nguyên và môi trường chỉ là phương tiện đạt mục tiêu kinh tế.
Đưa nội dung BVMT vào chiến lược quy hoạch phát triển ngành than, thực hiện những chính sách BVMT song song với các chính sách phát triển ngành than nhằm thúc đẩy chất lượng phát triển.
Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã nêu ra:
"Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; phục vụ nhu cầu trong nước là chính; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thơng qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam" [65].
Hai là, phát triển ngành than phải đảm bảo phát triển hài hòa các lĩnh vực, các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Với quan điểm này thì cơng nghiệp khai thác than phải tránh xung đột với xu thế, mục tiêu và định hướng phát triển của các ngành kinh tế, du lịch, dịch vụ khác của Tỉnh. Ngành than nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu sản xuất thân thiện với mơi trường, hợp tác, đồng hành cùng với sự phát triển của tỉnh, hướng tới đích phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Ba là, phát triển ngành than cần đảm bảo hài hòa, cân đối lợi ích trong khai thác tài nguyên than và BVMT.
Nội hàm của quan điểm này là, nếu chúng ta tổ chức khai thác than quá "nóng" nhằm mục tiêu phát triển của giai đoạn trước mắt mà khơng chú ý đến BVMT thì chúng ta sẽ trở thành "kẻ bóc lột tương lai" để tìm kiếm sự phát triển trước mắt.
Khai thác tài nguyên than phục vụ cho sự phát triển KT-XH trước mắt là điều kiện, tất yếu đối với Nhà nước và nhân dân ta, mà trước hết là Nhà nước, chỉ có điều đáng quan tâm là cần cân đối lợi ích hay quyền lợi do tài nguyên và khai thác tài nguyên than mang lại và các quyền lợi có tính chất lãnh thổ, tính chất an ninh, quốc phịng với lợi ích của BVMT và lợi ích của quốc gia, dân tộc cần bảo vệ.
Hơn nữa, cần đảm bảo sự cân đối việc phân bổ các nguồn lực khai thác tài nguyên than và nguồn lực BVMT.