. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh quan
4.2.5.2. cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành than trong bảo vệ môi trường
bảo vệ mơi trường
- Để tạo lập, duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp có thể bỏ qua trách nhiệm của mình đối với việc BVMT khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Những hiện tượng gây ONMT nghiêm trọng trong thời gian vừa qua phần lớn do những hoạt động kinh doanh thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm của doanh nghiệp ngành than với việc BVMT là một vấn đề cần phải được nhận thức đầy đủ và có giải pháp thích hợp tránh tình trạng ô nhiễm đang lan rộng hiện nay.
- Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với BVMT: Đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình khơng gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái thông qua việc tuân thủ các quy định về BVMT, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và sản xuất ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Chất thải, rác thái của quá trình sản xuất, kinh doanh phải được xử lý theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn hiện hành của xã hội. Đồng thời doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, tìm tịi các nguồn ngun, nhiên liệu mới thay thế, chú trọng áp dụng công nghệ sản xuất sạch [48].
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với BVMT là trách nhiệm với sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Bởi, mơi trường khơng chỉ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của con người mà cịn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp khơng thể tách rời mơi trường tự nhiên vì mơi trường cung cấp cho các doanh nghiệp những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của họ. Bởi vậy, BVMT chính là bảo vệ các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trách nhiệm BVMT là trách nhiệm không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với mọi chủ thể xã hội sống trong môi trường tự nhiên chung. Là chủ thể có hoạt động hướng tới
mục tiêu lợi nhuận, trách nhiệm xã hội trong việc BVMT của doanh nghiệp càng phải được đề cao [48].
Thực tế cho thấy, ONMT xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (tự nhiên, sinh hoạt của con người, các hoạt động sản xuất, thương mại và các hoạt động khác…), nhưng tựu chung lại phần lớn là từ các hoạt động sản xuất (trong đó, hoạt động của doanh nghiệp là tác nhân chủ yếu) và sinh hoạt của con người.
Từ đó cho thấy, việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình và cam kết BVMT sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược, kinh doanh đúng đắn, lâu dài và mang tính bền vững, đồng thời qua đó cải thiện được lịng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nếu khơng chú ý tới việc duy trì các điều kiện cân bằng, sự tồn tại bền vững của mơi trường, doanh nghiệp có thể có những hoạt động thuần túy vì lợi nhuận mà bỏ qua những tác hại đối với môi trường. Việc thực hiện các dự án BVMT như trồng rừng hồn ngun mơi trường, sử dụng nhiên liệu tái tạo, xử lý bụi trên các tuyến vận tải than… là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực cho việc BVMT.
Để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành than nói riêng đối với BVMT cần áp dụng các biện pháp dưới đây: [34]
Một là, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với BVMT
Doanh nghiệp cần phải tự ý thức về nghĩa vụ, bổn phận của mình trong việc BVMT vì chính hoạt động của doanh nghiệp là nguồn, nguy cơ gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trường lớn nhất. Chỉ khi doanh nghiệp tự ý thức về trách nhiệm đó, hoạt động của doanh nghiệp mới có ý nghĩa đối với việc BVMT. Vì lý do lợi nhuận, phần lớn các doanh nghiệp còn chưa nhận thức đúng trách nhiệm BVMT, một số doanh nghiệp mới chỉ bước đầu có ý thức về trách nhiệm BVMT khi phải thực hiện trách nhiệm pháp lý do hoạt động của doanh nghiệp gây tổn hại đến môi trường. Bởi vậy, tự ý thức, nâng cao nhận thức về trách nhiệm BVMT có ý nghĩa về vai trị vô cùng quan trọng trong việc BVMT hiện nay.
Hai là, mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định
về BVMT.
kinh doanh gây tác hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng của môi trường. Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp sẽ kéo theo yêu cầu tương ứng của việc xử lý chất thải, rác thải độc hại. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm và bằng chi phí hợp lý để giải quyết vấn đề môi trường do rác thải, chất thải độc hại gây ra, hoặc khắc phục hậu quả khi đã gây ONMT. Vì vậy, những hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với xử lý rác thải, chất thải khép kín, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái tạo, hoặc q trình sản xuất thân thiện với mơi trường cần được khuyến khích bằng các biện pháp tài chính.
Ba là, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất, kinh
doanh thân thiện với môi trường, hướng tới PTBV
Doanh nghiệp cần hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho mình làm quy tắc, chuẩn mực cho hoạt động sản xuất kinh doanh; trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm BVMT. Xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội trong Bộ quy tắc ứng xử phải được xác minh là tiến trình chuẩn hóa quản trị và hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội hiện đại hướng tới PTBV. Nó khơng đơn thuần chỉ là đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội mà còn hướng tới BVMT.
Bốn là, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp đối
với sản phẩm và q trình sản xuất thân thiện với mơi trường.
Đây chính là sự khuyến khích đối với doanh nghiệp để thúc đẩy việc doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới, tìm ra những giải pháp phát triển sản phẩm thân thiện với mơi trường hoặc có trách nhiệm đầy đủ đối với những hoạt động gây ONMT. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể PTBV, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của xã hội.
Kết luận chương 4
Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kểt, phân tích đánh giá thực trạng bảo vệ mơi trường trong khai thác than, có thể khẳng định bảo vệ mơi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh là tất yếu khách quan, xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế, phương thức chuyển đổi nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh từ "nâu" sang "xanh", đặc biệt là yêu cầu đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn ở tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở xác định mục tiêu và quan điểm định hướng bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh, Luận án đã đề ra các giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường trong khai thác than đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Trước hết BVMT trong HĐKT than phải quán triệt những quan điểm có tính ngun tắc chung đối với mọi ngành, đối với mọi lĩnh vực, đồng thời quán triệt các quan điểm định hướng cơ bản đặc trưng.
Luận án đề xuất những giải pháp cơ bản khắc phục những hạn chế yếu kém về BVMT trong khai thác than ở Quảng Ninh. Trước hết, tăng cường QLNN về BVMT trong khai thác than, hai là về phía TKV và các doanh nghiệp thuộc TKV. Tiếp theo là các giải pháp: xây dựng và thực hiện quy hoạch; thực hiện các biện pháp hồn ngun mơi trường; nâng cao nhận thức BVMT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục.
KẾT LUẬN
1/ Môi trường và khai thác than:
* Môi trường theo nghĩa rộng, bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên, như tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, nước, đất, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Khai thác than thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và được xếp vào ngành khai khống nói chúng. KTKS - than, là quá trình con người bằng phương pháp KTLT hay hầm lị đưa khống sản - than từ lịng đất lên để phục vụ phát triển KT-XH.
Giữa mơi trường (theo nghĩa rộng) và HĐKT than có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường là điều kiện cho khai thác than và khai thác than là yếu tố tạo nên các biến đổi môi trường tự nhiên theo các hướng khác nhau: có lợi hay có hại cho sản xuất và đời sống. Hay nói khác đi, giữa mơi trường và khai thác than có sự mâu thuẫn và thống nhất với nhau.
2/ Quá trình khai thác than phục vụ cho con người, cho phát triển KT-XH. Song khai thác than có nhiều khả năng tiềm ẩn gây ONMT, nhất là ô nhiễm khơng khí và nguồn nước. Do đó, BVMT trong khai thác than là tất yếu, cần thiết.
Bảo vệ môi trường trong HĐKT than được thực hiện với nhiều nội dung và phương thức biểu hiện như:
- Quy hoạch khu khai thác than và thực hiện ĐTM; - Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong HĐKT than;
- Hồn ngun mơi trường hay cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải; - Sử dụng các biện pháp, công cụ kinh tế để đánh giá, định hướng HĐKT than có lợi cho cơng tác BVMT;
- Ngăn ngừa ONMT.
3/ Thời gian qua, TKV, các doanh nghiệp, đơn vị thuộc TKV và tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm, nỗ lực tìm nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT và BVMT, trong đó nổi bật là: đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong HĐKT than; thực hiện tốt công tác cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải.
Với việc chủ động thực hiện các biện pháp BVMT, trong những năm qua TKV và than Quảng Ninh đã từng bước khắc phục ONMT do quá trình khai thác than gây ra và ngăn ngừa, xử lý ONMT mới nảy sinh, nên: diện mạo vùng than khai thác than trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi; mơi trường tự nhiên và môi trường sống của thợ mỏ và cộng đồng dân cư đã được cải thiện đáng kể; chất lượng môi trường, cảnh quan các khu vực hoạt động sản xuất - kinh doanh than và khu vực dân cư, đô thị đã được cải thiện và đẹp đẽ hơn.
Tuy vậy, công tác BVMT trong HĐKT than vẫn cịn nhiều tồn tại, khó khăn và thách thức, trong đó, nổi bật là cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải cịn chậm chạp; Nguy cơ ơ nhiễm và mất an toàn từ các bãi thải của ngành than là khá cao.
Đã xuất hiện sự "lệch pha" giữa yêu cầu tăng nhanh sản lượng và quy mô khai thác than với khả năng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng và BVMT. Thêm vào đó là sự xung đột lợi ích và môi trường giữa khai thác than, phát triển các ngành công nghiệp nặng, năng lượng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn.
4/ Trong thời gian đến năm 2020, ngành than Quảng Ninh phát triển theo các quan điểm định hướng cơ bản:
Phát triển ngành than phải coi trọng bảo vệ TNKS than và cải thiện môi trường vùng than Quảng Ninh.
Phát triển ngành than phải đảm bảo phát triển hài hòa các lĩnh vực, các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Phát triển ngành than phải đảm bảo hài hịa, cân đối lợi ích trong khai thác tài nguyên than và BVMT.
Để giải quyết những tồn tại, khó khăn và thách thức của công tác BVMT trong khai thác than, TKV phối hợp với tỉnh Quảng Ninh thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp dưới đây:
Một là, tăng cường QLNN về BVMT trong khai thác than, với những nội
dung cơ bản:
i) Quán triệt những quan điểm định hướng: QLNN về BVMT trong khai thác than phải gắn kết hài hòa giữa yêu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên than phục vụ phát triển KT-XH với BVMT…
ii) Sử dụng các cơng cụ tài chính kinh tế trong cơng tác BVMT: ký quỹ BVMT, thuế mơi trường, phí mơi trường, lệ phí mơi trường, phạt ONMT và "trả tiền cho môi trường", "mua môi trường", tức là coi môi trường như một vấn đề kinh tế. ONMT phải được quy thành giá trị bằng tiền và người gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra.
iii) Hoàn thiện, bổ sung thể chế, hệ thống pháp luật về BVMT và chống ONMT. iv) Tăng cường hoạt động giám sát, thanh, kiểm tra về BVMT trong HĐKT khoáng sản - than. BVMT trong HĐKT khoáng sản - than, một mình TKV khơng thể làm được, mà phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Quảng Ninh.
Hai là, TKV và các doanh nghiệp thuộc TKV tiếp tục tập trung đầu tư theo
chiều sâu, thay đổi công nghệ và thiết bị khai thác than ở các mỏ KTLT theo hướng sử dụng các loại thiết bị có cơng suất lớn và phù hợp với quy mô, điều kiện của từng mỏ. Trong công nghệ khai thác hầm lị, áp dụng cơ giới hóa trong việc đào lị
XDCB, sử dụng phương pháp chống giữ lị XDCB bằng vì neo phun bê tơng, cơ giới hóa việc chống giữ lị chợ… sử dụng máy liên hợp khấu than, liên hợp đào lò vào nhiều mỏ khác.
Ba là, xây dựng các phương án BVMT trong HĐKT than, bao gồm:
- Xây dựng và thực thi báo cáo ĐTM.
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch dài hạn về thăm dị, khai thác chế biến than, khống sản phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh.
- Quy hoạch đóng cửa mỏ và các khu mỏ khi kết thúc khai thác.
Bốn là, thực hiện các biện pháp hồn ngun mơi trường sau khai thác than,
trước hết và chủ yếu đối với các mỏ KTLT với nhiều phương án cải tạo phục hồi môi trường đa dạng và phong phú phù hợp với khai trường, với bãi đất đá thải, phục hồi thảm thực vật…
Năm là, nâng cao nhận thức BVMT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục ý thức, trách nhiệm BVMT cho cộng đồng dân cư và cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt là đề cao vai trị, trách nhiệm của doanh nghiệp, Cơng ty ngành than trong việc BVMT.