Trường hợp Ấn Độ

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 69 - 70)

Khai thác than ồ ạt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Ấn Độ có trữ lượng than đá đứng thứ 5 thế giới nhưng phần lớn than của Ấn Độ có chất lượng thấp, gây ô nhiễm cao gấp 2 lần so với than phương Tây. Và trong khi 90% than đá Trung Quốc lấy từ các hầm mỏ dưới lịng đất, thì 90% than của Ấn Độ đến từ các mỏ lộ thiên vốn tàn phá môi trường nặng nề hơn. Với mật độ dân số cao gấp 3 lần so với Trung Quốc, các mỏ than và nhà máy điện của Ấn Độ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu dân nước này. Điển hình là tình trạng ngộ độc thủy ngân đã ảnh hưởng suốt nhiều thế hệ ở một số nơi thuộc bang Uttar Pradesh, với các biến chứng chính là cơ thể méo mó, sâu răng và rối loạn tâm thần.

Trong khi mới đây Mỹ và Trung Quốc đã công bố thỏa thuận cắt giảm lượng khí thải cacbon, và châu Âu cũng cam kết giảm 40% lượng khí nhà kính thì Ấn Độ - nước phát thải khí CO2 lớn thứ 3 thế giới - lại không đưa ra cam kết tương tự nào.

Thậm chí, Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ Piyush Goyal mới đây cịn tun bố sẽ tăng gấp đơi lượng than đá nội địa từ 565 triệu tấn hồi năm ngoái lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2019, đồng thời xúc tiến việc bán giấy phép khai thác than sau nhiều năm trì hỗn.

Sau nhiều thập kỷ khai thác than đá ồ ạt, thị trấn Dhanbad ở bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ, chỉ cịn trơ lại những ngọn núi xỉ đen, khơng khí nồng nặc mùi lưu huỳnh cịn người dân ln đau ốm. Thay vì nỗ lực phục hồi mơi trường hay tính lại cách khai thác thì Chính phủ nước này đang lún sâu vào cơn "sốt than đá" - điều mà giới khoa học cảnh báo sẽ đẩy thế giới vào viễn cảnh "BĐKH không thể đảo ngược".

Trên thực tế, nhiều thành phố của Ấn Độ đã nằm trong tốp những đơ thị ơ nhiễm nặng nhất thế giới - trong đó, khơng khí tại thủ đơ New Delhi độc hại gấp 3 lần so với thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Các siêu đô thị (trên 10 triệu dân) của nước này là một trong những nơi nóng nhất thế giới, nhiệt độ trung bình đo được vào mùa xuân ở New Delhi lên tới 490C.

Trước thực trạng trên, giám đốc Veerabhadran Ramanathan của Trung tâm Khoa học Khí quyển thuộc Viện Hải dương học Scripps cảnh báo: "nếu Ấn Độ ngày càng lún sâu hơn vào than đá, tất cả chúng ta sẽ phải chịu chung số phận. Và không nơi nào bị ảnh hưởng nhiều hơn Ấn Độ ". "Ấn Độ là thách thức lớn nhất đối với cuộc đàm phán về BĐKH, chứ không phải là Trung Quốc" - Durwood Zaelke, chủ tịch Viện Quản trị và PTBV chia sẻ [38].

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 69 - 70)

w