Những kết quả tích cực và những tồn tại, khó khăn, thách thức của bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh thời gian qua

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 116 - 123)

. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh quan

3.2.2.3. Những kết quả tích cực và những tồn tại, khó khăn, thách thức của bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh thời gian qua

của bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh thời gian qua

Khai thác, chế biến than tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là mơi trường nước, khơng khí và biến đổi cảnh quan thiên nhiên. Nhận thức rõ những hiểm họa ấy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng nỗ lực thực hiện: khai thác than gắn với bảo vệ tài nguyên và mơi trường và đạt được những kết quả tích cực. Đó là:

Thứ 1, Xây dựng phương án BVMT trước khi khai thác.

Thời gian qua, TKV đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho công tác nghiên cứu, xây dựng báo cáo ĐTM (ĐTM) các mỏ than, các cảng than và các khu tập kết than. Đến hết năm 2016 đã có 66/67 khu vực khai thác, 7/12 cảng than của TKV đã được phê duyệt ĐTM; 4 cảng được xác nhận bản cam kết BVMT. 35/67 khu vực khai thác mỏ đã được phê duyệt dự án cải tạo và phục hồi môi trường; việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án được thực hiện tương đối tốt.

Thứ 2, thực hiện nhiều phương thức, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, BVMT.

Cùng với thực hiện ĐTM, các đơn vị sản xuất - kinh doanh than ở Quảng Ninh đã quan tâm thực hiện BVMT trong quá trình khai thác, chế biến và kinh doanh than. Trong đó:

(1) Áp dụng và đổi mới công nghệ trong HĐKT than

Để BVMT và tăng năng suất lao động các doanh nghiệp ngành than Quảng Ninh đã tập trung đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ, cải tiến thiết bị…, ngành than đã tiến hành đổi mới công nghệ khai thác than ở các mỏ lộ thiên theo hướng sử dụng các loại thiết bị có cơng suất lớn và phù hợp với quy mô, điều kiện của từng mỏ. áp dụng rộng rãi hệ thống khai thác lớp đứng để nâng góc bờ cơng tác lên nhằm mục đích giảm hệ số bóc trong thời kỳ đầu để giảm chi phí sản xuất; tăng cường cơng tác đổ thải trong hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường.

Trong cơng nghệ khi thác than hầm lị, ngành than đã áp dụng cơ giới hóa trong đào lị XDCB bằng các thiết bị khoan nhiều cần, sử dụng các phương pháp chống giữ các đường lo XDCB bằng neo phun bê tơng; cơ giới hóa việc chống giữ lị chợ, thay cột chống gỗ bằng cột thủy đơn - xà khớp, giá chống thủy lực thay cho việc chống bằng gỗ tại một số mỏ; sử dụng máy liên hợp khấu than, liên hợp đào lò trong nhiều mỏ hầm lò… TKV và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh than ở Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, áp dụng các công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn.

(2) Công tác quan trắc môi trường và Báo cáo định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh được thực hiện nghiêm túc. Kết quả cho thấy, hầu hết các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường.

Bên cạnh đó, TKV và các đơn vị sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 32 trạm xử lý nước thải cho các đơn vị trong ngành than, góp phần cải thiện chất lượng các nguồn nước. Có 23 trạm xử lý nước thải mỏ được khởi cơng xây dựng vào năm 2015, trong đó, 6 trạm cho xử lý nước thải mỏ lộ thiên, 17 trạm xử lý nước thải hầm lò. Đến năm 2016 đã có trên 50 trạm xử lý nước thải mỏ đã hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành…

dụng các giải pháp để giảm thiểu ONMT, như: phun nước chống bụi trên các tuyến đường vận chuyển than; Xây dựng thí điểm 3 trạm rửa xe ơ tơ; thực hiện phủ bạt trên các phương tiện vận tải than (kể cả tàu hỏa) lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi.

(3) Cơng tác hồn ngun mơi trường hay nói chính xác hơn là cải tạo và phục hồi môi trường các bãi thải đã được TKV và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực hiện từ năm 2005. Tính đến năm 2016, TKV đã cải tạo, phục hồi môi trường được 900ha bãi thải, với chi phí trên 500 tỷ đồng. Một số bãi thải hiện nay đã ổn định, cây xanh, cỏ… đã phát triển tốt. Các bãi thải đã cải tạo, phục hồi mơi trường ổn định, an tồn trong đợt mưa lũ kéo dài năm 2015.

(4) Bảo vệ tài nguyên than và môi trường

Song song với nhiệm vụ khai thác, tận thu tài nguyên than, nhiều năm trở lại đây, TKV đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm bảo vệ, ngăn chặn thất thốt tài ngun than trong q trình khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ.

Để bảo vệ tài nguyên than, TKV và UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký Hợp đồng phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trên địa bàn. Các đơn vị thành viên TKV cũng đã ký kết nhiều văn bản phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng (cơng an, biên phịng, hải quan…) để tuần tra, kiểm soát, xử lý các HĐKT, xuất than trái phép. Chuyển dần từ KTLT sang khai thác hầm lò để tăng sản lượng khai thác, tận thu tài nguyên than và BVMT. Các đơn vị sản xuất - kinh doanh đã đổi mới công tác quản lý, điều hành, áp dụng các tiến bộ KH-CN vào khai thác than…

Thứ 3, công tác quản lý HĐKT than gắn liền với BVMT được TKV, tỉnh Quảng

Ninh và các đơn vị sản xuất - kinh doanh than quan tâm thực hiện có nhiều kết quả. * TKV song song với việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến BVMT, đã xây dựng cơ chế chính sách (các quyết định, các quy chế… liên quan đến BVMT), tạo nguồn lực (Quỹ môi trường tập trung) cho BVMT.

* Tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành và thực thi nhiều cơ chế chính sách BVMT trong khai thác than, như: các nghị quyết về "một số chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý môi trường…"; phê duyệt các Đề án quản lý tài nguyên và môi trường; phê duyệt mạng điểm quan trắc môi trường… Đồng thời, tỉnh

Quảng Ninh cũng đã chú trọng tạo nguồn lực cho công tác BVMT (thành lập Quỹ BVMT tỉnh Quảng Ninh, xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn thu phí BVMT đối với HĐKT khống sản theo Nghị định 137/2005/NĐ-CP)…

Tóm lại, cơng tác BVMT trong khai thác than được lãnh đạo TKV và UBND Quảng Ninh đặc biệt quan tâm; hầu hết các khu vực khai thác than đã lập Báo cáo ĐTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơng tác quan trắc môi trường được quan tâm thực hiện thường xuyên; thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và BVMT; công tác quản lý BVMT từ tập đoàn đến các doanh nghiệp thành viên và của tỉnh Quảng Ninh đã dần đi vào nề nếp và hiệu quả…

Từ đó, có thể nhận định rằng:

 Diện mạo vùng than Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Nhiều cơng trình văn hóa kiến trúc mới mọc lên. hệ thống giao thông đã được cải tạo mở rộng… Môi trường tự nhiên, môi trường sống của thợ mỏ và cộng

đồng dân cư đã được cải thiện hơn trước rất nhiều; thể hiện những cố gắng và ý chí bền bỉ của TKV, của các doanh nghiệp thuộc TKV và của tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện BVMT trong khai thác than, trong việc thực hiện chiến lược sản xuất than hướng tới thân hiện với môi trường.

 Với việc chủ động thực hiện các biện pháp BVMT, trong những năm vừa qua TKV và than Quảng Ninh đã từng bước khắc phục ONMT do quá trình khai thác than trước đây để lại và xử lý ngăn ngừa ONMT mới nảy sinh, chất lượng

môi trường, cảnh quan các khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh than và các khu vực dân cư, đô thị lân cận đã được cải thiện, nâng cao, góp phần vào sự phát triển của ngành than, hướng tới mục tiêu trở thành ngành sản xuất xanh phát triển hài hịa, thân thiện với mơi trường và cộng đồng.

 Bằng nhiều biện pháp hữu hiệu (xây dựng các tuyến đường chuyên dụng vận chuyển than, băng chuyền ống, kín; che bạt trên các phương tiện vận tải và các đống than…) của TKV và các đơn vị sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm khắc phục tình trạng ơ nhiễm khơng khí do bụi bặm, tiếng ồn, khí độc… Trong HĐKT than gây ra, nên về cơ bản bầu khơng khí ở các khu vực khai thác than và các khu đô thị, khu dân cư trở nên trong lành hơn, và đảm bảo

Do đầu tư xây dựng được nhiều trạm xử lý nước thải mỏ, cộng với các nhà máy tuyển than và khoáng sản, luyện kim, nhiệt điện, xi măng được đầu tư dây chuyền xử lý nước thải đồng bộ, cùng dây chuyền công nghệ, cơ bản sử dụng tuần hồn trong nhà máy khơng thải ra mơi trường…, cơ bản nước thải mỏ… được thu

gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, được tái sử dụng tối đa cho sản xuất và sinh hoạt.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, do làm tốt công tác quan trắc môi trường và Báo định kỳ 2-4 lần/năm cho Sở, kết quả cho thấy hầu hết các thông số quan trắc môi trường đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường…

* Những hạn chế của công tác BVMT trong HĐKT than ở Quảng Ninh Mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong cơng tác BVMT trong khai thác than song, ngành than đã có lịch sử hình thành, phát triển hơn 100 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và do nhu cầu của nền kinh tế việc khai thác than tăng nhanh cả về quy mô và sản lượng… vấn đề BVMT trong khai thác than còn bộc lộ nhiều tồn tại, khó khăn và thách thức. Đó là:

(i) Theo báo cáo hiện trạng môi trường của Trung tâm Quan trắc - Phân tích mơi trường tỉnh Quảng Ninh, ở một số khu vực vẫn cịn ơ nhiễm về bụi và tiếng ồn vượt giới hạn cho phép. Một số tuyến đường chuyên dụng vận chuyển than từ nơi khai thác đến nơi sàng tuyển và cảng tiêu thụ có than rơi vãi, lầy lội bùn, bụi…

(ii) Về xử lý nước thải mỏ mặc dù đã được TKV quan tâm đầu tư, song việc xử lý, khắc phục ô nhiễm nguồn nước mặt ở các hồ chứa, sông, suối tại Đông Triều, ng Bí, Cẩm Phả, Hạ Long… cịn nhiều bất cập.

(iii) Trong chiến lược phát triển ngành than chưa thấy rõ vấn đề ĐTM. Có thể nói đây là "lỗ hổng", quan trọng hơn là trách nhiệm của các chủ thể đối với tác động mơi trường chưa được thể chế hóa, mặc dù đã từng xảy ra tai nạn, sập nhà, chết người…

(iii) Việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với HĐKT than - khoáng sản chưa được các đơn vị thuộc TKV quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc; việc triển khai các văn bản của Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường cịn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà… Quỹ BVMT trong khai thác than tại Quảng Ninh hoạt động không thống nhất, kém hiệu quả và chưa phát huy được vai trị hỗ trợ cơng tác BVMT tại địa phương.

(v) Công tác cải tạo, phục hồi mơi trường các bãi thải cịn chậm, nhiều khu vực chưa được thực hiện.

Nguyên nhân chậm là do chưa lập được quy hoạch tổng thể tồn bộ khu cơng nghiệp khai thác than, bao gồm: khu khai trường và bãi đổ thải nên trong quá trình triển khai các dự án cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể là việc xác định ranh giới các khu KTLT, hầm lò, khu vực đổ thải và phân định ranh giới hồn ngun mơi trường cịn khó khăn, vẫn cịn xảy ra tình trạng chồng lấn ranh giới quy hoạch, chưa xác định được quy chuẩn độ cao các bãi đổ thải. Mặt khác, cịn do kinh phí, cho cải tạo, phục hồi mơi trường các bãi thải cịn rất hạn hẹp.

(vi) Nguy cơ ô nhiễm và mất an toàn từ các bãi thải của ngành than là khá cao.

Theo số liệu thống kê trên tồn tỉnh Quảng Ninh, hiện có 9 bãi thải than, trong đó, tập trung nhiều nhất ở 2 khu vực thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả. Hàng trăm triệu m3 đất đá sau khai thác than đổ ra mỗi năm, tạo nên những quả núi nhân tạo với chiều cao ở nhiều khu vực lên đến hàng trăm mét. Đất, đá tại những bãi thải… thường xốp và rất dễ gây ra sạt lở đất, đá xuống các khu dân cư ở khu vực chân các bãi thải. Ngoài ra, sau mỗi trận mưa, lũ kéo dài sẽ kéo theo đất đá, bàn thải trôi ra, làm lấp các sông, suối... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

(vii) Đã xuất hiện sự lệch pha giữa yêu cầu tăng nhanh sản lượng và quy mô khai thác than với khả năng đầu tư cho kết cấu hạ tầng và BVMT rất hạn hẹp. Thêm vào đó là sự xung đột giữa khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ… trên cùng một địa bàn.

Nguyên nhân của tồn tại, khó khăn và thách thức.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là:

1/ Ngành than đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, những hệ lụy môi trường trong và sau quá trình khai thác than, chế biến than là rất lớn và tất yếu không thể khắc phục ngay được.

2/ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trong HĐKT than, trong đó có các quy định về báo cáo ĐTM, quy định về việc lập, phê duyệt và thực hiện các dự án cải tạo, phục hồi mơi trường… đã ban hành nhưng vẫn cịn nhiều bất cập và chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ… Hơn nữa, việc thực thi các pháp luật về BVMT chưa nghiêm.

đồng bộ với nhau và với các ngành KT-XH khác, với quy hoạch phát triển KT-XH vùng lãnh thổ. Trong chỉ đạo, điều hành, có nơi coi trọng chỉ tiêu TTKT, coi nhẹ yêu cầu BVMT, buông lỏng QLNN, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm. Tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT đang diễn ra phổ biến. Mặt khác, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành TKV với chính quyền địa phương về KTKS than và về BVMT… còn chưa thật chặt chẽ và hiệu quả.

4/ Chưa bố trí đủ nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện các biện pháp chống ONMT, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơng tác BVMT cịn thiếu thốn, lạc hậu.

Kết luận chương 3

Quảng Ninh có vùng khai thác, chế biến, tiêu thụ than với phạm vi rộng, trải dài từ Đơng Triều, ng Bí, Hồnh Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò. Bể than Quảng Ninh chiếm 90% sản lượng than của cả nước.

Khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có sự phát triển vượt bậc, phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đóng góp lớn cho phát triển KT- XH của Quảng Ninh và cả nước nói chung.

Là ngành khai thác, chế biến tiềm ẩn nhiều khả năng gây tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là khơng khí và nguồn nước. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh và TKV đã rất quan tâm đến các biện pháp BVMT trong HĐKT than: công tác quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh được thực hiện nghiêm túc; bám sát chỉ đạo của địa phương, các đơn vị sản xuất - kinh doanh than đã tích cực áp dụng các biện pháp để giảm thiểu ONMT, BVMT, trong đó, nổi bật là công tác cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải; áp dụng thành tựu KH-CN hiện

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w