Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các đề án khai thác than và thực hiện việc đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 99 - 103)

Đặc biệt, giai đoạn 2010 1015, Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các đề án khai thác than và thực hiện việc đánh giá tác động môi trường

hiện việc đánh giá tác động môi trường

triển khai nhiều quy hoạch, kế hoạch, đề án khai thác, chế biến cải tạo, phục hồi mơi trường có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, như: quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến than đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; đã phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho 35/67 khu vực khai thác mỏ; quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng vận chuyển than chuyên dụng, tăng cường đầu tư nâng cao vận chuyển than bằng đường sắt, bằng băng tải ống… thay cho vận tải bằng ô tô…; lập kế hoạch và di chuyển một số đơn vị gây ONMT nghiêm trọng ra khỏi các trung tâm đô thị, khu vực đông dân cư tập trung và các địa bàn có hệ sinh thái, cảnh quan quan trọng… Đặc biệt là gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch vùng cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm HĐKT khoáng sản (KTKS) trên địa bàn. Theo đó, duy trì 5 khu vực cấm và 4 khu vực hạn chế HĐKS than, đồng thời bổ sung thêm 17 khu vực khoanh định cấm hoạt động KTKS với tổng diện tích 181,000 ha, khoanh định 3 khu vực tạm thời cấm hoạt động KTKS, với tổng diện tích gần 40,000ha. Những khu cấm và tạm thời cấm hoạt động KTKS này phù hợp với Luật Khoáng sản của Việt Nam [27].

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng triển khai nhiều kế hoạch phát triển xã hội, kế hoạch, biện pháp giải tỏa các HĐKT than thổ phỉ, vận chuyển và xuất khẩu than trái phép.

Các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành than đều nhằm xây dựng than Việt Nam/Quảng Ninh trở thành ngành cơng nghiệp phát triển, có trình độ cơng nghệ tiên tiến, so với các nước trong khu vực (có khai thác than) ở tất cả các khâu: thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng than, đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước (luyện kim, xi măng hóa chất, nhiệt điện…) đặc biệt là sản xuất điện.

Cùng với việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án khai thác than là công việc ĐTM của các quy hoạch, đề án và doanh nghiệp khai thác, chế biến. Thời gian vừa qua, TKV đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho công tác nghiên cứu, xây dựng báo cáo ĐTM cho các mỏ than, cảng và khu vực tập kết than.

Tính đến thời điểm năm 2016 đã có tới 66/67 khu vực khai thác than của các đơn vị TKV đã được phê duyệt ĐTM; 7/12 cảng đã có ĐTM được duyệt, 4 cảng được xác nhận bản cam kết BVMT. Bên cạnh đó, hoạt động cải tạo, phục hồi mơi

trường sau khai thác cũng đã được quan tâm hơn trước; có 35/67 khu vực khai thác mỏ đã được phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi mơi trường với tổng chi phí 321 tỷ đồng. Song song đó, việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án cũng được thực hiện nghiêm túc với 36 dự án đã được ký quỹ với tổng số tiền khoảng 143 tỷ đồng. Cùng với đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh than đã quan tâm, thực hiện công tác quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Cùng với các hoạt động trên, TKV và các đơn vị sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã rất chú trọng đến vấn đề phòng ngừa ONMT trong HĐKT than.

TKV chủ động hơn trong phối hợp với địa phương khắc phục ONMT tồn đọng do khai thác than trên địa bàn với các dự án như: cải tạo cảnh quan môi trường các bãi thải: nạo vét, xây kè sông, suối; quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng đường vận chuyển than chuyên dụng, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển than bằng đường sắt; tăng cường xử lý chống bụi các khai trường, các khu vực sàng tuyển, đầu tư mua xe ô tô tưới nước chống bụi; đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải mỏ; trồng cây tại các bãi thải mỏ; trồng rừng gỗ trụ mỏ… thực hiện vận chuyển than bằng băng tải ống thay cho vận chuyển bằng ô tô; cải tạo nâng cấp đường sắt, làm mới tuyến đường ô tơ chun dụng nối vùng than Hịn Gai với Cẩm Phả… lập kế hoạch và di chuyển một số đơn vị gây ONMT nghiêm trọng ra khỏi các trung tâm đô thị, khu vực tập trung dân cư và các địa bàn có hệ sinh thái cảnh quan quan trọng, rừng đầu nguồn, các di tích lịch sử văn hóa; kiên quyết đình chỉ việc khai thác than tại khu vực lân cận di tích Yên Tử, các mỏ than tại các vùng khai thác theo quy định của Chính phủ; kiên quyết xử lý các HĐKT than trái phép.

Một vài ví dụ cụ thể:

TKV còn tập trung đầu tư, giải quyết những vấn đề ONMT bức xúc, quy mô lớn, tạo bước chuyển biến quan trọng trong cơng tác phịng ngừa, khắc phục ONMT của tỉnh như: chấm dứt hoạt động chuyển tải, bốc rót than trên vịnh Hạ Long; không vận chuyển than trên quốc lộ 18A đoạn từ Đông Triều đến Mông Dương và trên tỉnh lộ 337; đầu tư xây dựng các cầu vượt trên tuyến quốc lộ 18A; đầu tư cải tạo các hồ thủy lợi bị ô nhiễm do khai thác than tại Đông Triều v.v… [16].

Đồng thời, không vận chuyển than trên đường bộ, cải tạo các tuyến vận chuyển than chuyên dùng nhằm tách việc vận chuyển than ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu bụi và tiếng ồn đối với khu dân cư, nạo vét các suối, mương trong ranh giới mỏ như cải tạo hệ thống thoát nước Khe Chàm - Dương Huy, cải tạo cảnh quan mơi trường sơng Vàng Danh (ng Bí); cải tạo các bãi thải mỏ bằng biện pháp cắt tầng, hạ độ cao, xây dựng đê chắn dưới chân để ngăn chặn tối đa việc đất, đá thải chảy trôi lấp sông suối hoặc khu vực dân cư lân cận; tiến hành cơng tác hồn ngun mơi trường như việc san lấp các địa điểm đã khai thác, trồng cây xanh.

* Công ty than Mạo Khê từ năm 2013, sau một thời gian tập trung đầu tư Công ty đã đưa vào tuyến băng bãi và băng tải ống để cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê, chấm dứt hoàn toàn việc vận chuyển than cám bằng đường bộ.

- Cũng thời điểm đó, mỏ than Mạo Khê đã cải tạo và nâng cấp tuyến đường từ trạm bảo vệ Nơn Đơng đến cảng Bến Cân - trục đường chính vận chuyển than từ mỏ ra điểm tập kết than - cơ bản khắc phục được tình trạng ONMT trong quá trình vận chuyển than sau khai thác.

- Đặc biệt, bằng nhiều nguồn vốn, công ty đã đầu tư xây dựng và hoàn thiện 4 trạm xử lý nước thải gồm: 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt có cơng suất 500m3/ngày, đêm và 2 trạm xử lý nước thải hầm lị có cơng suất 1.800m3/giờ. Các cơng trình này đã giúp xử lý toàn bộ nguồn nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường.

- Để giảm thiểu lượng bụi phát sinh trong khai thác, sàng tuyển và cải thiện điều kiện khí hậu, điều kiện làm việc cho cơng nhân, Công ty đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng lắp đặt hệ thống chống bụi khu vực nhà sàng 56 và tuyến đường trục khu vực cửa lị [16].

* Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khe Sim có nhiều hoạt động cải tạo, phục hồi mơi trường sau khai thác, như: Công ty đã đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng các cơng trình BVMT. Trong 2 năm (2014-2015), đơn vị đã trồng được 15ha cây xanh tại khu vực bãi thải mỏ Tây Khe Sim; tiến hành 6 lần xử lý chất thải nguy hại. Không những vậy, công tác phun tưới nước chống bụi trên các tuyến đường vận chuyển ln được duy trì thường xun. Các xe vận tải than xuống cảng

được trang bị bạt phủ đúng quy định, chấp hành nghiêm luật lệ giao thông đường bộ; xây kè chắn chống trôi đất đá… Công ty đã trang bị được 9.000 m2 bạt che than và 1.500 bao tải dứa [71].

Công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt được thực hiện theo đúng quy định. Công ty đã và đang đầu tư xây dựng hồ lắng và 200 rọ đá vơi nhằm góp phần cải thiện chất lượng các nguồn nước. Để các trạm xử lý chất thải hoạt động ngày càng hiệu quả, Công ty thường xuyên gia cố. Cùng với đó đã tiến hành gia cố 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại khu Đông, khu Tây mỏ Khe Sim và gia cố kho chứa chất thải nguy hại tại mỏ Tây Khe Sim. Đến nay, Công ty đã xử lý được 480.000 m3 nước thải sinh hoạt mặt bằng khu văn phịng vỉa 8 Tây và Cơng trường 1, phân xưởng vận tải mỏ Tây Khe Sim; khu văn phịng Cơng trường 2 mỏ Đông Khe Sim [71].

* Với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự quan tâm của TKV và các đơn vị sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 32 trạm xử lý nước thải cho các đơn vị trong ngành (năm 2012 đã hoàn thành và đưa vào vận hành thêm 6 trạm) góp phần cải thiện chất lượng các nguồn nước.

Đã có 23 trạm xử lý nước thải mỏ được khởi cơng xây dựng trong năm 2015, trong đó, 6 trạm xử lý nước thải mỏ lộ thiên và 17 trạm xử lý nước thải hầm lị; hệ thống rửa ơ tô tuyến Núi Béo - cảng Nam Cầu Trắng; hệ thống rửa toa xe tuyến Cẩm Phả - Cửa Ơng (Cơng ty tuyển than Cửa Ơng); cải tạo phục hồi môi trường bãi thải Công ty 35 (Tổng công ty Đông Bắc), bãi thải vỉa 7, vỉa 8 Công ty Cổ phần Than Hà Tu…

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 99 - 103)

w