. Để giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động do khai thác than và tạo cảnh quan
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THAN
KHAI THÁC THAN
KHAI THÁC THAN
4.2.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Mục tiêu của quản lý môi trường là PTBV, giữ được sự cân bằng giữa PTKT- XH và BVMT . Nói cách khác, PTKT-XH tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc PTKT-XH trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý mơi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.
Quản lý nhà nước về môi trường nhằm hướng tới các mục tiêu: khắc phục và phịng chống suy thối ONMT phát sinh trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người; phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc.
Nội hàm của PTBV là PTBV về kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khơng tạo ra ơ nhiễm và suy thối chất lượng môi trường sống, nâng cao văn minh và công bằng xã hội.
* Các nguyên tắc quản lý môi trường [34].
- Hướng tới sự PTBV, nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách nhà nước,
ngành, địa phương.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp, công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp. Các biện pháp và cơng cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, cơng nghệ... Mỗi loại biện pháp và cơng cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.