Đổi mới cơng nghệ góp phần bảo vệ môi trường trong khai thác than

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 103 - 106)

Đặc biệt, giai đoạn 2010 1015, Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

3.2.1.2. Đổi mới cơng nghệ góp phần bảo vệ môi trường trong khai thác than

Chủ trương sản xuất sạch hơn thông qua việc đầu tư bổ sung, thay thế thiết bị xúc bốc và vận tải cỡ lớn của TKV, thời gian gần đây đã có hiệu ứng tốt khơng chỉ về kinh tế, kỹ thuật, mà công tác BVMT trong khai thác than cũng được đảm bảo.

Nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường và nâng cao năng suất lao động, ngành Than đã tiến hành đổi mới công nghệ khai thác than ở các mỏ lộ thiên theo hướng sử dụng các loại thiết bị có cơng suất lớn và phù hợp với quy mơ, điều kiện

của từng mỏ, như máy khoan xoay đập thủy lực đường kính khoan đến 160mm, phương pháp xúc chọn lọc với máy xúc thủy lực gầu ngược, dung tích gầu đến 15m3, sử dụng xe ô tô tự đổ tải trọng cỡ lớn 55 - 60 tấn và 90 - 110 tấn, xe tải khung mềm, máy cày xới…; áp dụng rộng rãi hệ thống khai thác lớp đứng để nâng góc bờ cơng tác lên đến 25-27 độ với mục đích giảm hệ số bóc trong thời kỳ đầu để giảm chi phí sản xuất; tăng cường cơng tác đổ bãi thải trong, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái.

Trong cơng nghệ khai thác hầm lị, ngành đã áp dụng cơng tác cơ giới hóa trong việc đào lò XDCB bằng các tổ hợp thiết bị khoan nhiều cần, sử dụng phương pháp chống giữ các đường lò XDCB bằng vì neo phun bê tơng; cơ giới hóa việc chống giữ lò chợ bằng cột chống gỗ bằng cột thủy lực đơn - xà khớp và giá chống thủy lực thay cho việc chống bằng gỗ tại một số khoang sàng cho phép; sử dụng máy liên hợp khấu than, liên hợp đào lị vào nhiều mỏ khác. Hàng loạt các cơng trình BVMT như các trạm xử lý nước thải mỏ, các cơng trình cải tạo bãi thải đã được ngành Than chú trọng đầu tư [58].

TKV cho biết, trước đây, công đoạn sàng tuyển than tại các mỏ than Việt Nam hầu hết là áp dụng công nghệ sàng khô tách cám than nguyên khai, nhặt tay thủ công và loại bớt đá thải tại mỏ. Vì vậy, các mỏ thường phải tổ chức nhặt tay, sàng đi sàng lại nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất, vỡ vụn than cục.

Hiện nay, Viện Khoa học công nghệ mỏ đã triển khai thực hiện thành công dây chuyền công nghệ tuyển than trong bã sàng cho các mỏ than vùng Quảng Ninh bằng công nghệ huyền phù kiểu tang quay và xây dựng, hồn thiện cơng nghệ nâng cao chất lượng than cho các mỏ bằng "huyền phù tự sinh". Cơng nghệ mới này có tính ưu việt hơn hẳn, ngồi lượng than được tận thu triệt để tăng từ 20-30% sản lượng than so với công nghệ cũ, giải pháp còn giúp tăng năng suất lao động do được cơ giới hóa và tự động hóa cũng như giảm ONMT và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Viện Khoa học Công nghệ mỏ chuyển giao cơng nghệ cho các mỏ có dây chuyền tuyển than với các module công suất 250.000 tấn/năm đến 650.000 tấn/năm. Tổng công suất các dây chuyền tuyển than áp dụng theo công nghệ tuyển tang quay

được thiết kế là 5.600.000 tấn/năm, chiếm hơn 12% tổng sản lượng khai thác than tồn ngành. Trong đó, cơng nghệ mới đã được ứng dụng tại nhiều mỏ than như: than Cọc Sáu, Núi Béo, Đèo Nai, Quang Hanh, Hà Lầm…

Bên cạnh đó, ngồi việc sử dụng thiết bị cỡ lớn như một giải pháp làm giảm mật độ các nguồn gây bụi và phát thải khí độc hại trên mỏ, dẫn đến làm hạn chế sự phát thải bụi và khí độc hại vào mơi trường. Một biện pháp hiệu quả và đơn giản để làm giảm lượng bụi trong q trình xúc bốc đó là thường xuyên tưới nước lên đống đá.

Đối với việc xử lý các bãi thải, để ổn định, TKV đã thay đổi cơng nghệ đổ thải, trong đó các bãi thải mới sẽ phải được thiết kế theo dạng bãi thải phân tầng, các bãi thải chưa đảm bảo sẽ được cải tạo, san cắt tầng. Công nghệ này đã được ứng dụng cho cải tạo các bãi thải vỉa 7,8 Hà Tu, lộ vỉa 14 Hà Tu (cũ), Ngã Hai, Chính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong - Hà Tu, Khe Rè - Cọc Sáu.

Cơng nghệ xử lý nước thải được áp dụng có sự thay đổi lớn theo hướng ngày càng tiến bộ và hiện đại, từ hồ lắng kết hợp sữa vôi đến phương pháp hóa - lý và lọc cơ học có áp lực. Các trạm xử lý nước thải thuộc thế hệ đầu tiên được áp dụng công nghệ bể lắng ngang, lọc áp lực là Hà Ráng, Hà Khánh, +260 và +320 Đồng Vơng, +41 Lộ Trí, +131 Tràng Khê, Khe Chàm…Cùng đó, các trạm xử lý thế hệ thứ hai như: Cọc Sáu, Vàng Danh, Mạo Khê đã được áp dụng công nghệ tấm lắng nghiêng nhằm tăng tốc độ lắng, đồng thời hạn chế diện tích bể lắng sử dụng so với cơng nghệ bể lắng ngang.

Điển hình của việc ứng dụng KH-CN hiện đại vào khai thác than gắn với BVMT là:

 Ngày 3/11/2016 TKV đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km6 (Cẩm Phả, Quảng Ninh). Đây là cơng trình trọng điểm của TKV, hồn thành sau 1 năm thi công, với mức đầu tư 651 tỷ đồng, có cơng suất 720 tấn/giờ (khoảng 2,7 triệu tấn/năm). Hệ thống có chiều dài 4,5km, trong đó, có hơn 1,8km trong lị tuy-nen xun lịng núi qua các khu vực đơng dân cư và quốc lộ 18 [39].

được 300 lượt xe ô tô loại trọng tải 20 tấn, hoạt động suốt ngày đêm trên đường, chấm dứt tình trạng bụi bặm mịt mù than rơi vãi như trước đây.

 Cũng vào ngày 03/11/2016, TKV cũng đã đưa vào sử dụng cơng trình Nhà máy Sàng - Tuyển Lép Mỹ với mức đầu tư hơn 870 tỷ, công suất 25 triệu tấn/năm,

Nhà máy Sàng - Tuyển này có dây chuyền cơng nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động, năng suất, chất lượng cao, xây dựng ở vị trí xa đơ thị, ngồi việc đáp ứng sàng tuyển cho mỏ Dương Huy và Quang Hanh, cơng suất dư cịn phục vụ cho cả vùng than Ngã Hai - Khe Tam [39].

Có thể nói, đây thực sự là cuộc "cách mạng" ngành than, đưa KH-CN hiện đại, thân thiện môi trường vào sản xuất. Công nghệ này đã đồng bộ hóa khép kín từ nơi sản xuất đến tiêu thụ, chống thất thốt, tiết kiệm chi phí, BVMT… góp phần tích cực vào sự PTBV của tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu 123doc bao ve moi truong trong khai thac than o quang ninh (Trang 103 - 106)

w