Theo chun gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu hình thức các khái niệm “phân quyền kinh doanh” hay “nhượng quyền thương hiệu” chỉ là cách nói khác đi của các cơng ty đa cấp, nếu như nó vẫn hoạt động theo mơ hình ponzi thì vẫn là đa cấp.
Chính bởi vì khơng đi theo hướng kinh doanh đa cấp bài bản, hợp pháp nên các công ty này không xin cấp phép từ bộ Công Thương mà lại xin giấy phép từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hình thức kinh doanh hợp pháp khác, sau đó tìm cách lái sang hướng kinh doanh đa cấp kiểu biến tướng lừa đảo.
Một vấn đề nữa là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh đã cấp còn nhiều lỗ hổng. Theo PGS.,TS. Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên Học viện Tài chính cho rằng, kinh doanh ngoại hối nói chung ở Việt Nam hiện nay vẫn là một vấn đề mang tính đặc biệt được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc nhà nước yêu cầu chỉ được mua bán ngoại tệ thông qua các điểm, cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Vì thế việc mua bán ngoại tệ phải theo đúng quy định pháp luật về quản lý kinh doanh ngoại tệ.
Tuy nhiên thời gian vừa qua, có một số cá nhân thậm chí một số doanh nghiệp đã hình thành nên các sàn ảo và thực hiện mua bán ngoại tệ trên các sàn ảo đó, đây là hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam mà các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo. Bởi vì, rõ ràng là việc kinh doanh ngoại hối như đã nói là khơng được phép.
Điều thứ hai là các hoạt động kinh doanh môi giới ngoại tệ này lại được thực hiện trên sàn giao dịch ảo cho nên người dân mà tham gia vào thì khơng thể nắm bắt được cơ chế của thị trường cũng như cách thức để điều hành thị trường đó cho nên rất dễ mắc phải hình thức lừa đảo.
Ở một số quốc gia trên thế giới việc mua bán ngoại tệ được cho phép, do đó nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch. Nhưng mà ở Việt Nam thì khác, đầu tiên chủ thể kinh doanh ngoại hối phải được chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc cá nhân Việt Nam đầu tư ngoại hối tại các sàn Forex là trái với các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Ngoài ra, ở một số nước hoạt động này là được phép, cho nên người ta có thể giao dịch trực tiếp trên sàn thật bằng tiền thật. Không giống như ở Việt Nam nhà
đầu tư tham gia vào phải thơng qua một ai đó để mua bán thơng qua sàn ảo 100%. Phần lớn nhà đầu tư khi đổ tiền vào các tài khoản được mở cịn khơng biết đơn vị nào đứng sau các sàn Forex mà mình đang giao dịch. Nếu gặp rủi ro mất tiền thì cũng khơng biết liên hệ đâu để xử lý.
PGS. Đinh Trọng Thịnh khẳng định, các giao dịch ngoại hối trên các sàn Forex là những giao dịch chui, là giao dịch khơng được pháp luật cho phép. Ở đây, có một số vấn đề cần phải lưu ý:
Thứ nhất, người tham gia vào đó rõ ràng là đã vi phạm pháp luật dù biết hay không biết. Bởi, việc kinh doanh ngoại hối đến mua bán đồng tiền thật ở các cửa hàng vàng hay tổ chức không được cấp phép là đã vi phạm pháp luật rồi.
Thứ hai, thiếu sự quản lý sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các cơ quan quản lý mạng để cho họ quảng bá, mời chào lôi kéo tràn lan trên các trang web, mạng xã hội… nhưng khơng có biện pháp xử lý.
Về pháp luật, PGS. Đinh Trọng Thịnh kiến nghị, chúng ta đang hướng đến thị trường tài chính mang tính tự do hơn vì thế cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu để có biện pháp dần dần nới lỏng hoạt động quản lý hối thối, để từ đó có thể được mua bán các đồng ngoại tệ bằng tiền thật cũng như thành lập được các sàn mua bán ngoại tệ để có thể quản lý được…
Bên cạnh đó, chế tài trong các hoạt động kinh doanh đa cấp còn thấp, chưa tương xứng với những hậu quả mà nó gây ra. Tới đây cần sửa đổi chế tài theo hướng tăng nặng hình phạt kể cả tăng phạt tiền và tăng xử lý hình sự.
Trước biến tướng phức tạp của lừa đảo kinh doanh đa cấp, lời khuyên của các chuyên gia đó là, tuyệt đối không đầu tư vào lĩnh vực, mặt hàng không được pháp luật Việt Nam công nhận hay lĩnh vực doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh.