Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ thường xuyên giám sát thông qua nhiều kênh khác nhau và sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm của doanh nghiệp và người tham gia.
Tiến hành hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm đưa các quy định của Luật vào cuộc sống: Nâng cao năng lực cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản
lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; từng bước hình thành và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và cộng đồng DN. Bên cạnh đó, tiếp tục hồn thiện các cơng cụ hỗ trợ người tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Việc kinh doanh đa cấp thường tổ chức hội thảo tụ tập đông người, phức tạp về an ninh trật tự nên trước khi tổ chức doanh nghiệp cần phải báo cơ quan chức năng về địa điểm, thời gian, nội dung hội thảo. Vì vậy cần Siết chặt các doanh nghiệp thành lập văn phịng tại nơi có hoạt động bán hàng đa .
Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sẽ càng khó kiểm sốt hơn khi báo cáo mỗi sáu tháng chỉ gửi về Sở Cơng thương cịn địa phương nơi kinh doanh diễn ra vẫn “mịt mù” thông tin. Vì thế cần yêu cầu các doanh nghiệp này gửi báo cáo hằng kỳ với tần suất cao hơn và phải thống báo trực tiếp cho cơ quan quản lý địa phương để tránh sự chậm trễ.
Nhìn nhận đúng đắn các DN làm ăn chân chính, đồng thời cũng phải xử lí, lên án mạnh tay các DN làm ăn lừa đảo, chưa có giấy phép đã bán hàng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Xem xét, điều chỉnh các quy định pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp, trong đó cần thiết đưa ra các quy định để nhận biết việc bán hàng đa cấp trá hình, đồng thời có biện pháp xử lý hình sự hành vi tổ chức bán hàng đa cấp nhưng khơng đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Cần hoàn thiện khung pháp lý để tăng cường quản lý loại hình kinh doanh này, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu kỹ để có những chính sách luật pháp phù hợp trong tổ chức, giám sát chặt chẽ, đưa vào những điều kiện cần thiết để hạn chế rủi ro một cách thấp nhất, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội.
Tăng mức độ răn đe trong xử phạt vi phạm các trường hợp có dấu hiệu biến tướng của các doanh nghiệp đa cấp. Không chỉ dừng ở mức “ xử lý vi phạm hành chính”. Hình thức xử lý này là q nhẹ so với số thiệt hại mà các hình thức này gây ra.
Khơng cấp giấy phép cho các mơ hình trả thưởng khơng hợp lý như : nhị phân, ma trận… Vì các mơ hình trả thường này dễ dẫn đến tiêu cực và biến thành hình tháp ảo ( như đã trình bày ở trên).
Cần có sự phối hợp của các bộ ngành khác để kiểm tra chặt chẽ chất lượng, an toàn sản phẩm đa cấp để tránh sự sai lệch thông tin về sản phẩm do nhân viên cố tình đồn thổi.
Cần tăng mức độ cảnh báo, nhận thức cho người tiêu dùng cũng như các nhân viên phân phối, đặc biệt là đại đa số các học sinh, sinh viên. Đây là các đối tượng dễ bị trục lợi nhất do mong muốn có được thu nhập sớm và công việc nhàn hạ.
Thúc đẩy các Doanh nghiệp phát triển mơ hình kinh doanh của mình, cải thiện cách thức tổ chức, minh bạch và cơng khai hơn chứ không chỉ dừng lại ở mức “ Hội thảo”, “truyền miệng”, …
Để hạn chế những thiệt hại khơng đáng có cho người dân và có biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp bán hàng đa cấp có những hành vi nêu trên, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người dân một số thông tin cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiểm tra doanh nghiệp đang tuyển dụng đã được cấp giấy chứng nhận
kinh doanh theo phương thức đa cấp hay chưa?
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định số 40/2018/NĐ- CP).
Hiện nay, chỉ có 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (danh sách các doanh nghiệp luôn được cập nhật trên website: vcca.gov.vn). Tên 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp hiện nay bao gồm:
2. Công ty TNHH Homeway Việt Nam
3. Cơng ty TNHH Nhượng Quyền Tồn Thắng
4. Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam 5. Công ty TNHH Người Lái Xe Mặt Trời Việt Nam
6. Công ty TNHH Best World Việt Nam 7. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
8. Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Hoằng Đạt 9. Công ty TNHH Siberian Health Quốc Tế
10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam 11. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam) 12. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam 13. Công ty TNHH Elken International Việt Nam 14. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam 15. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội
16. Cơng ty Cổ Phần Tập Đồn Liên Kết Việt Nam 17. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam
18. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam 19. Công ty TNHH Gcoop Việt Nam
20. Công ty TNHH Amway Việt Nam 21. Công ty TNHH Seacret
22. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam
"Các tổ chức hay doanh nghiệp khác (khơng có tên trong 22 doanh nghiệp nêu trên) có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp", Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, đồng thời khuyến cáo người dân không tham gia các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép để hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại về vật chất và pháp lý.
Thứ hai, trong các giao dịch đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được
cấp giấy chứng nhận cần ký và lưu giữ hợp đồng bằng văn bản với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Về mặt pháp lý, căn cứ để ghi nhận một cá nhân là người tham gia bán hàng đa cấp là việc giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp hợp pháp. Do vậy, trong mọi trường hợp người tham gia cần ký hợp đồng bằng văn bản và phải lưu giữ 01 bản chính đã ký với doanh nghiệp bán hàng đa cấp để có cơ sở yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của mình trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp.
Sau khi ký hợp đồng, người tham gia bán hàng đa cấp được tham gia miễn phí chương trình đào tạo cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung quan trọng như: các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp; các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp; các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần chú ý về các chứng từ, bằng chứng giao dịch với doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong tất cả quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến tiền, mua bán hàng hóa, người tham gia cần xác định rõ đối tượng giao dịch với mình là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chứ không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác (kể cả các cá nhân là nhân viên, quản lý của doanh nghiệp bán hàng đa cấp).
Do đó, tất cả các chứng từ, bằng chứng khi giao dịch cần thể hiện đối tượng thực hiện giao dịch với mình chính là doanh nghiệp bán hàng đa cấp (phải có dấu xác nhận của doanh nghiệp trên các tài liệu, chứng từ hay hóa đơn giao dịch để tránh việc các doanh nghiệp này thối thác hoặc khơng thừa nhận các giao dịch trên khi có tranh chấp với người tham gia bán hàng đa cấp).
Trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia cần phải từ chối các giao dịch không đảm bảo các yếu tố rõ ràng như trên đây, ví dụ như: khi bị yêu cầu nộp tiền thanh toán cho doanh nghiệp nhưng đối tượng nhận chuyển khoản lại là số tài khoản của cá nhân (thường là người tuyến trên, nhân viên hoặc quản lý của doanh nghiệp); nộp tiền mua hàng nhưng khơng có hóa đơn đỏ, biên lai có dấu doanh nghiệp; phiếu thu/phiếu xuất kho hay các giấy tờ giao dịch khác có thơng tin về việc hàng đã mua khơng được trả lại, kể cả hàng hóa mua theo chương trình khuyến mại…
Thứ ba, lưu ý các biểu hiện về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh
nghiệp kinh doanh đa cấp. Các hành vi cấm đối với doanh nghiệp đa cấp được quy định tại Điều 5 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, trong đó phổ biến nhất là các hành vi có biểu hiện như sau.
Doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp yêu cầu người chưa tham gia phải đóng một khoản tiền nhất định (như phí đào tạo, mua cẩm nang kinh doanh, thẻ thành viên, đồng phục, nộp phí tuyển dụng, khoản đầu tư ban đầu vào doanh nghiệp…) hay phải mua gói sản phẩm để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Nếu không nộp các khoản phí này thì người đăng ký tham gia khơng được ký hợp đồng bán hàng đa cấp với với doanh nghiệp;
Hoạt động của doanh nghiệp chỉ tập chung vào việc tuyển dụng người tham gia không chú trọng vào công việc bán sản phẩm hoặc mua bán hàng hóa chỉ mang tính hình thức. Nên các doanh nghiệp này thường sẽ trả cho người tham gia nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu, lơi kéo dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp chứ không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Thơng qua nhân viên, đào tạo viên, nhà phân phối tuyến trên, doanh nghiệp cung cấp thông tin gian dối hoặc thổi phồng về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Họ chỉ tập trung giới thiệu vào các khoản
hoa hồng như: cho xem hình chụp số dư tài khoản, giao dịch chuyển khoản tiền giá trị cao vài chục hoặc vài trăm triệu, hoặc giới thiệu chỉ cần đầu tư một vài tháng là có thu nhập khủng vài chục triệu hay ngàn đơ tháng, đổi đời nhanh chóng và hưởng các du lịch các nước…
Thứ tư, kịp thời cung cấp dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Trong q trình theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trường hợp có những thắc mắc hoặc phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp như các biểu hiện nêu trên, người dân hoặc người tham gia bán hàng đa cấp hãy cung cấp thông tin, chứng cứ đến Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
(Địa chỉ: số 25 Ngơ Quyền, Hồn Kiếm, Hà Nội; Email: vcca@moit.gov.vn; Điện thoại: 024.2220.5002) để Cục có căn cứ xem xét và xử lý các hành vi vi phạm.