Đối với người tiêu dùn g Cần bắt đầu từ chính người dân

Một phần của tài liệu kinh doanh đa cấp trái phép trên sàn giao dịch điện tử (Trang 74 - 80)

Một trong những biện pháp hiệu quả là tuyên truyền để trang bị kiến thức pháp luật và cảnh báo tội phạm, giúp người dân có kiến thức để nhận biết và chủ động phịng ngừa tội phạm xảy ra với mình, tránh được những sơ hở, hay những việc làm chứa đựng những nguy cơ, rủi ro, hoặc tự đẩy mình vào tình huống nguy hiểm, bị tội phạm lợi dụng. Đây chính là phịng ngừa chủ động từ khía cạnh nạn nhân.

Thực tế cho thấy khi người dân được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm vững các quy định của pháp luật về KDĐC, hiểu rõ phương thức thủ đoạn phạm tội, thì tự họ sẽ biết cách xa lánh, khơng tin vào những chiêu trò dụ dỗ của tội phạm, biết tiết chế lịng tham, tính hám lợi, biết bảo vệ tài sản, chủ động phịng tránh khơng để bị lơi kéo, thuyết phục bởi những “món hời” tưởng tượng dẫn đến hậu quả bị “sập bẫy” tội phạm. Mặt khác, khi người dân đã nâng cao nhận thức về trách nhiệm công dân, họ sẽ tự giác và kịp thời cung cấp thông tin tội phạm cho cơ quan chức năng, góp phần cùng cộng đồng bảo vệ an ninh trật tự. Trường hợp là nạn nhân của tội phạm, người dân biết trình báo với cơ quan chức năng về tội phạm đã xảy ra để được bảo vệ quyền lợi, qua đó giảm độ ẩn của tình hình loại tội này. Bên cạnh đó, việc tun truyền pháp luật cịn có tác dụng răn đe, cảnh báo những người đang thực hiện tội phạm, có ý định phạm tội…biết những hậu quả pháp lý có thể phải gánh chịu, để từ bỏ hoặc chấm dứt hành vi phạm tội. Các biện pháp truyền thơng thay đổi hành vi cịn tạo ra dư luận xã hội lên án tội phạm một cách mạnh mẽ. Trước áp lực rất lớn từ sự tẩy chay, lên án của cộng đồng đối với những cá nhân có gây thiệt hại cho xã hội, mà nhiều người từ bỏ hoặc chấm dứt tội phạm. Qua đó tạo ra mơi trường sống an toàn, lành mạnh, ngăn ngừa ý định phạm tội nảy sinh.

Trong thời gian tới, việc truyền thơng cần được triển khai dưới nhiều hình thức, để từng bước làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ, tâm lý của người dân. Định hướng người dân hướng đến việc làm ăn chân chính; nâng cao tinh thần cảnh giác, biết phản biện đối với các hình thức kêu gọi đầu tư, giao dịch mua bán, góp vốn…được quảng cáo mang lại siêu lợi nhuận; tỉnh táo trước mọi cám dỗ, không hám lợi, ham làm giàu một cách nhanh chóng…để khơng sập bẫy tội phạm. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn người dân các kỹ năng thiết yếu, như trước khi tham gia vào mạng lưới đa cấp phải kiểm tra kĩ thông tin về doanh nghiệp mà mình định tham gia, như có được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC hay khơng, có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong q trình BHĐC trước đó hay chưa. Đặc biệt, người dân cần biết những thông tin về loại sản phẩm, hàng hóa khơng được phép kinh doanh. Chẳng hạn, mọi loại hình kinh doanh dịch

vụ, sản phẩm số, hoặc các hình thức hợp tác đầu tư, huy động tài chính…đều khơng được phép KDĐC, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người dân cũng nên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu, chứng từ chứng minh nguồn gốc, chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa. Sở Công thương cấp tỉnh, Cục Quản lý cạnh tranh…cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu thơng tin về hoạt động của các doanh nghiệp KDĐC, cũng như việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng.

Có hai đối tượng chính mà cơng tác truyền thơng thay đổi hành vi cần chú trọng. Đó là người dân tại những vùng nông thôn mà nạn lừa đảo trong KDĐC từng hoành hành và sinh viên các trường chuyên nghiệp ở các đô thị, bởi họ là mục tiêu mà các nhóm lừa đảo trong KDĐC thường hướng đến để rủ rê, lơi kéo. Ngồi ra, hoạt động tun truyền, giáo dục pháp luật cần mở rộng đến cả người nước ngoài làm việc, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích để họ hiểu và tơn trọng pháp luật Việt Nam, có những hành xử phù hợp với chuẩn mực pháp luật, truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

Để hoạt động truyền thơng thay đổi hành vi có hiệu quả, cần khơng ngừng đổi mới nội dung và hình thức cho phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh, để tạo nên sự phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ làm theo. Chính quyền các cấp phải xây dựng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Các cơ quan báo chí, truyền thơng có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác này. Khi xuất hiện thông tin tội phạm lừa đảo đa cấp, các cơ quan báo chí cần làm tốt vai trị cảnh báo xã hội, kịp thời tiến hành điều tra xác minh theo nghiệp vụ báo chí và đăng tải tin bài. Với sự phổ cập của Internet, viễn thông, thiết bị số…những thơng tin tội phạm sẽ nhanh chóng đến với cộng đồng giúp người dân cảnh giác, đồng thời “đánh động” các cơ quan chức năng, để tiến hành giải quyết vấn đề dư luận quan tâm. Thực tế cho thấy trong 10 năm qua, đã có nhiều vụ án lừa đảo đa cấp được phát hiện do “cơng” của báo chí. Ngành Cơng an, Cơng thương cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cộng đồng biết được phương thức, thủ đoạn phạm tội để nâng cao ý thức cảnh giác và cung cấp thêm thông tin cho cơ quan chức năng

để mở rộng điều tra vụ án. Ngoài ra, Hiệp hội BHĐC Việt Nam là một công cụ hiệu quả để thực hiện cơng tác tun tryền, phổ biến chính sách pháp luật cho các hội viên, người tham gia vào mạng lưới đa cấp và cộng đồng xã hội.

Việc đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi tại các cộng đồng dân cư, cần phải linh hoạt và đa dạng về phương pháp, gắn với đặc thù tình hình cư dân, địa bàn. Chẳng hạn tại vùng nông thôn, miền núi, vùng cao, hải đảo xa xơi, nơi có trình độ dân trí chưa cao, với bản tính thật thà, dễ tin người…nên họ thường bị đối tượng mồi nhử, dụ dỗ tham gia vào các mạng lưới đa cấp bất chính. Vì vậy, việc truyền thơng có thể thơng qua hệ thống loa truyền thanh thơn bản, qua băng rơn, áp phích, tờ rơi, các buổi sinh hoạt cộng đồng, đoàn thể. Hoạt động tuyên truyền tại cơ sở có thể lồng ghép nhiều nội dung, như phổ biến pháp luật kết hợp với thông báo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, thơng báo về tình hình, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm…Nếu tại địa phương có hoạt động lơi kéo nhiều người tham gia KDĐC, lực lượng Công an cơ sở cần cảnh báo họ về các chiêu thức lừa đảo trong KDĐC đã xảy ra, để người dân nhận diện được những thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ, biết bảo vệ tài sản của mình, biết đề cao cảnh giác, tiết chế lịng tham, tính hám lợi, tư tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, tham mua hàng giá rẻ…đồng thời chủ động tố giác tội phạm với cơ quan chức năng biết để xử lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận đã được trình bày trong chương 1 và những thực trạng, hạn chế được phân tích trong chương 2, luận án đã trình bày một số vấn đề mang tính định hướng và đề xuất một số giải pháp trong chương 3, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tác giả đã dự báo gia tăng, diễn biến phức tạp kinh doanh đa cấp trái phép trên không gian mạng của Việt Nam trong giai đoạn tới. Từ những dự báp đó, tác giả đưa ra những khuyến cáo và khuyên nghị của chuyên gia tài chính.

Thứ hai, để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã trình bày ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm giải quyết các vấn đề căn bản của hoạt động bán hàng đa cấp trái phép trên sàn giao dịch điện tử trong thời gian tới ở Việt Nam. Các giải pháp trên cần được thực hiện đồng thời, quyết liệt để tạo tiền đề giảm thiểu kinh doanh đa cấp trái phép trên sàn giao dịch điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ở Việt Nam thời gian tới.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua bài luận văn, chúng ta đã có được những kiến thức cơ bản về kinh doanh đa cấp trái phép trên sàn giao dịch điện tử. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ, với tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức chắc chắn trước khi bước vào con đường kinh doanh đa cấp. Kinh doanh đa cấp có lợi nhưng cũng tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Thực tế cho thấy về bản chất bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh có lợi cho người tiêu dùng nhưng đối với thị trường Việt Nam nó đã bị ‘biến chất’ và trở thành hiện tượng khá xấu khiến mọi người phải dè chừng. Trước biến tướng phức tạp của lừa đảo kinh doanh đa cấp, khơng có cách nào khác, trước khi quyết định, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu để nắm rõ hồ sơ, vốn điều lệ, lĩnh vực kinh doanh, phương thức làm ăn, q trình phát triển của các cơng ty, tập đồn này. Tuyệt đối không đầu tư vào lĩnh vực, mặt hàng không được pháp luật Việt Nam công nhận hay lĩnh vực doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh. Nếu thấy sự tăng trưởng đáng ngờ của doanh nghiệp, những lời mời chào huy động vốn, hoa hồng cao bất thường không tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng, vì đây là các dấu hiệu quen thuộc của lừa đảo đa cấp theo cái bẫy Ponzi (đặt theo tên của C. Ponzi - ơng trùm lừa đảo tín dụng đa cấp). Bởi, khơng có hoạt động làm giàu nào lại dễ dàng, tốn ít cơng sức, ngoại trừ các thủ đoạn lừa đảo chiếm dụng tài sản người khác. Do đó, nhà đầu tư khơng nên vội vàng chạy theo các lợi ích mơ hồ, phù phiếm để rồi bị những kẻ "kinh doanh lòng tham" lợi dụng, nẫng tay trên khối tài sản mà bản thân phải vất vả làm lụng, chắt bóp trong một thời gian dài mới có được.

Một phần của tài liệu kinh doanh đa cấp trái phép trên sàn giao dịch điện tử (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w