1.2.6.1. Ma trận bẫy đa cấp
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (CT&BVNTD), những mơ hình, dự án kinh doanh được lan truyền rất nhanh trên các trang thông tin điện tử, YouTube và các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber....
Các nền tảng này giống như “sân chơi” của những “bạn trẻ khởi nghiệp”, của những “doanh nhân” muốn kết nối toàn cầu, giao dịch và chia sẻ cơ hội đầu tư các loại tiền điện tử thông qua các ứng dụng Internet như sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội phân quyền, hệ sinh thái số, hay qua dạng mơ hình tiếp thị liên kết.
Tuy nhiên, qua rà soát các nội dung được giới thiệu trên các phương tiện Internet, Cục CT&BVNTD đánh giá một số các dự án, mơ hình hoạt động này có
dấu hiệu lợi dụng nền tảng thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp trái phép. Cụ thể như các địa chỉ website: Onelinknetwork.com; ChiliMall.net; Vitae.co; Crowd1.com; Tcapital.org; Winvest.io … đang mời gọi người tham gia kinh doanh và đầu tư mua cổ phiếu nội bộ với những nguồn thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Các mơ hình này đều hướng đến các đối tượng trẻ, sinh viên tìm việc làm thêm và mong muốn khởi nghiệp. Các dự án, mơ hình hoạt động này thường được giới thiệu bằng những lời hoa mỹ, quy mô tầm quốc tế; quảng cáo và đưa ra rất nhiều lợi ích khi hợp tác đầu tư với hoa hồng, thu nhập cao hấp dẫn khiến người tham gia bị chống ngợp bởi khả năng đổi đời nhanh chóng…
Tuy vậy, thành quả kinh doanh hay kết quả đầu tư của người tham gia lại không được ghi nhận trên bất kỳ tài liệu chính thức nào. Chúng chỉ được ghi nhận thông qua tài khoản của người tham gia hiển thị trên giao diện website. Người tham gia đầu tư không được cấp giấy chứng nhận hay xác nhận chính thức nào từ một pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam nên sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.
1.2.6.2. Cashback
Thực chất, cashback là mơ hình thương mại điện tử B2C - kết nối doanh nghiệp (DN) với người tiêu dùng. Lý do để các DN, nhà cung cấp dịch vụ hoàn tiền cho người tiêu dùng là họ muốn mở rộng hệ thống khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Với mơ hình này, người tiêu dùng sẽ được hoàn lại một phần tiền khi mua sắm thơng qua thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc các ứng dụng mua hàng.
Theo như quảng cáo, khi sử dụng các website, ứng dụng thương mại điện tử này để giao dịch mua sắm, người tham gia sẽ được hoàn tiền hoặc chiết khấu cho mỗi giao dịch từ 80% - 100%, thậm chí cao hơn dành cho cả bên bán và bên mua. Tuy nhiên, việc “hoàn tiền” với trị giá cao như vậy chỉ được thể hiện ở việc tích điểm trên hệ thống nội bộ, còn chuyển đổi ra tiền mặt thì tỷ lệ % rất nhỏ (thường từ 0,05% - 0,1%/ngày), cho nên việc “hồn tiền” như đã quảng cáo khơng cịn ý nghĩa gì. Việc tích điểm trên hệ thống nội bộ của những website và ứng dụng này thường
liên quan tới một hoặc một số loại tiền ảo, ví điện tử. Ngồi giao dịch mua sắm tiêu dùng, hệ thống còn cho phép tài khoản của người tham gia có thể đầu tư, mua bán, trao đổi điểm số nội bộ trên hệ thống, tương ứng với các loại tiền ảo. Thế nhưng, thực tế các loại tiền ảo, ví điện tử này chỉ có giá trị nội bộ, khơng được pháp luật Việt Nam công nhận là mơi trường trung gian để thanh tốn. Người tham gia nếu có tranh chấp liên quan đến những giao dịch này đều không được pháp luật bảo vệ.
Sau khi theo dõi và thu thập thông tin qua trang mạng xã hội, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận thấy cashback có dấu hiệu đáng nghi ngờ và đưa ra cảnh báo mơ hình hoạt động của các website, ứng dụng thương mại điện tử có những biểu hiện như trên (hoặc tương tự) đều không rõ ràng, thiếu minh bạch trong hoạt động, có dấu hiệu biến tướng, sử dụng mơ hình kinh doanh đa cấp trái phép. do đó, để hạn chế những rủi ro, người tiêu dùng không nên tham gia đầu tư và phát triển hệ thống những website ứng dụng thương mại điện tử như trên.
Những mơ hình, dự án này được lan truyền rất nhanh trên các trang thơng tin điện tử, YouTube, nhóm mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, TelegramX…) như là “sân chơi” của những startup muốn kết nối toàn cầu, giao dịch và chia sẻ cơ hội đầu tư các loại tiền điện tử, thông qua ứng dụng internet như sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội phân quyền, hệ sinh thái số hay mơ hình tiếp thị liên kết.
Rà sốt nhiều nội dung được giới thiệu trên internet, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đánh giá một số dự án, mơ hình hoạt động này có dấu hiệu lợi dụng nền tảng thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp trái phép. Có thể kể đến các website: Onelinknetwork.com, ChiliMall.net, Vitae.co, Crowd1.com, Tcapital.org… đang mời gọi khách hàng kinh doanh và đầu tư mua cổ phiếu nội bộ với nguồn thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Những dự án này có điểm chung là hướng đến sinh viên tìm việc làm thêm, mong muốn khởi nghiệp và doanh nhân trẻ. Các dự án, mơ hình này ln “nổ” quy mơ tầm quốc tế, mang sứ mệnh thời đại 4.0, lấy lợi ích cộng đồng làm động lực phát triển; được ca ngợi như dự án “đi tắt đón đầu”, giải quyết nhiều vấn đề… Dự án quảng cáo và đưa ra rất nhiều lợi ích khi hợp tác đầu tư với tỷ lệ hoa hồng, thu nhập cao; “dụ dỗ” người tham gia khơng cần tính tốn nhiều cũng có
lợi ích và đổi đời nhanh chóng; ca ngợi nhà đầu tư dự án là những người đi tiên phong, làm cách mạng thời đại 4.0 và thúc giục họ bỏ tiền tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, thành quả kinh doanh hay kết quả đầu tư của người tham gia lại không được ghi nhận trên bất kỳ tài liệu chính thức nào, chỉ ghi nhận qua tài khoản người tham gia hiển thị trên website. Người tham gia hay đầu tư khơng được cấp giấy chứng nhận, xác nhận chính thức nào từ một pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam. Do đó, người tham gia đầu tư sẽ khơng có căn cứ để u cầu địi quyền lợi khi có trục trặc kỹ thuật trên hệ thống hoặc chủ dự án cố ý thoái thác trách nhiệm.
Để tránh rủi ro về vật chất và pháp lý, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư hay phát triển hệ thống kinh doanh vào các dự án trên. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam (Điều 217a BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
1.2.6.3. Phân biệt tháp ‘ảo’ trong kinh doanh đa cấp
MLM ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người áp dụng đồng thời cũng khơng ít người phản đối. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghi ngờ hoặc phản đối chính là sự nhẫm lẫn giữa MLM, hình thức phân phối hàng hóa hợp pháp với mơ hình hình tháp ảo (trong Luật cạnh tranh gọi là: bán hàng đa cấp bất chính) là mơ hình lừa đảo đang bị cấm ở tất cả các nước trên thế giới.
Hình tháp ảo (hay kim tự tháp, trị tháp ảo) là biến tướng của bán hàng đa cấp và hai mơ hình kinh doanh này là hồn tồn phân biệt bởi những “nhà” bán hàng đa cấp nhưng nó lại nhập nhằng với khá nhiều người rằng khơng có sự phân biệt nào giữa hai hình thức và cơng ty bán hàng đa cấp bất chính là hình tháp ảo đương nhiên được gọi là công ty bán hàng đa cấp. Nhưng từ khi bán hàng đa cấp được pháp luật điều chỉnh thì hình tháp ảo chính thức đi vào nền kinh tế như một mơ hình kinh doanh phi pháp.
Việc những nhà phân phối hình tháp ảo phải làm để có thu nhập là lơi kéo người vào mạng lưới của mình, thù lao và vị trí trong hệ thống phụ thuộc vào mạng lưới đã phát triển thế nào về số lượng. Cụ thể, thu nhập của họ do đâu mà có? Mua sản phẩm của công ty với số lượng tối thiểu do cơng ty quy định, sau đó ký hợp đồng là điều kiện cần và đủ để người muốn tham gia gia nhập mạng lưới phân phối, chính số tiền người tham gia bỏ ra mua sản phẩm sẽ được dùng để chi trả cho các nhà phân phối và phần cịn lại thuộc về cơng ty.
Tuy người tham gia vào mạng lưới này được xem là nhà phân phối, và các cơng ty hình tháp ảo có thể gọi họ theo những danh từ khác nhau như “chuyên viên kinh doanh”, “đại lý bán hàng”, nhưng ngoại trừ lần mua hàng đầu tiên nhằm thỏa mãn điều kiện tham gia, họ không phải lấy hàng một lần nào để phân phối ra ngồi vì đây hồn tồn khơng phải là cách tốt mang lại thu nhập cho họ và vì người đỡ đầu khơng khuyến khích họ làm như thế, nó cũng khơng giúp họ thăng tiến. Những sản phẩm của các cơng ty hình tháp ảo ln được bán với giá cao gấp nhiều lần giá trị thật của nó.
Các nhà phân phối hình tháp ảo khơng cần quan tâm đến giá cả, chất lượng sản phẩm như thế nào, thị trường có nhu cầu khơng. Nói cách khác, sản phẩm như một vỏ bọc ngụy trang cho công ty và cách làm ăn của các nhà phân phối trong một mơ hình kinh doanh mà thu nhập của người đi trước phụ thuộc vào số tiền người đi sau đã bỏ ra để tham gia vào mạng lưới.
Hình tháp ảo cũng sử dụng sức mạnh của cấp số nhân: Mạng lưới càng về sau càng rộng. Cũng như bán hàng đa cấp, trong hệ thống phân phối giá trị đi lên là tiền, nhưng khác với bán hàng đa cấp, trong khi giá trị đi xuống của bán hàng đa cấp là sản phẩm dịch vụ có chất lượng được thị trường đón nhận thì trong hình tháp ảo, giá trị đi xuống của nó là giá trị ảo: chỉ có giá trị tạm thời trong nội bộ hình tháp và sản phẩm của nó chỉ quanh quẩn nơi các nhà phân phối. Trong một mơ hình kinh doanh vận dụng ngun lý bán hàng đa cấp nhưng mạng lưới của nó tồn những người mua hàng khơng nhằm mục đích sử dụng cũng khơng nhằm mục đích bán hàng mà chỉ để có quyền lơi kéo người khác vào mạng lưới và lĩnh hoa hồng thì đó
chính là hình tháp ảo. Đây là một hình thức lừa đảo đang bị cấm ở các nước trên thế giới, do bản chất của nó, các cơng ty này sớm muộn cũng tan vỡ.
Phải khẳng định hoạt động kinh doanh đa cấp khơng có mục tiêu thúc đẩy thật sự, nên để tạo lịng tin và đánh vào tính hám lợi của con người nhằm lơi kéo người dân tham gia, các doanh nghiệp đa cấp thường cung cấp những thông tin sai sự thật về thu nhập, tiền thưởng, lợi nhuận, hoa hồng mà những người đã và sẽ tham gia vào hệ thống được hưởng rằng, khơng cần làm cũng có một số tiền lớn. Ngoài việc huy động tiền, các doanh nghiệp đa cấp còn dùng chiêu trò dồn hàng, ép người tham gia mua sản phẩm giá trị thấp và giá trị sử dụng khơng có thực (tiền ảo, hàng ảo...) và chế độ trả thưởng theo công thức nhị phân hoặc quy đổi thẻ mua sắm hàng hóa A1, thẻ giảm giá ăn uống, thẻ khuyến mại tại spa… nhưng chỉ sử dụng trong cùng mạng lưới với giá cao gấp nhiều lần giá thị trường. Thủ đoạn này khá tinh vi, ép buộc người tham gia phải mua với số lượng lớn sản phẩm với giá rất cao thì mới được tham gia vào hệ thống kinh doanh. Khi sản phẩm bán ra với giá quá cao, đương nhiên người tham gia không thể bán lại sản phẩm ở thị trường bán lẻ truyền thống. Và khi người tham gia muốn trả lại sản phẩm thì các doanh nghiệp đa cấp sẽ không mua lại sản phẩm đã bán theo thỏa thuận ban đầu đã cam kết giữa hai bên. Các doanh nghiệp đa cấp sẽ hưởng số tiền chênh lệch giữa sản phẩm mua vào và bán ra.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu, mơ hình này hoạt động theo cấu trúc "kim tự tháp", những người ở trên đỉnh tháp (tức tầng lớp trên cao) sẽ nắm giữ tất cả số tiền của các thành viên mới đóng vào hệ thống sau khi chi trả các khoản phí thù lao cho nhánh dưới theo cam kết, phí vận hành mạng lưới. Tội phạm trong kinh doanh đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Và tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp theo kiểu cấu trúc "kim tự tháp" là hành vi bị cấm trong kinh doanh đa cấp. Thể hiện rõ nhất tại khoản 10 Ðiều 3 Nghị định số 42/2014/NÐ-CP ngày 14-5-2014 của Chính phủ quy định về việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp "Kinh doanh theo mơ hình kim tự tháp là việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia có được chủ yếu từ: việc tuyển người tham gia mới;
việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới" và tại Ðiều 5.1, Nghị định đã quy định kinh doanh theo cấu trúc "kim tự tháp" là hành vi bị cấm.
Càng ngày các mơ hình tháp ảo càng giống với các mơ hình bán hàng đa cấp khác và càng khó để nhận diện. Tuy nhiên vẫn có thể có một vài đặc điểm có thể dùng để đối chiếu mơ hình tháp ‘ảo’ và mơ hình kinh doanh đa cấp chân chính.
Bảng 2: Bảng so sánh kinh doanh đa cấp chân chính và tháp ảo
Kinh doanh đa cấp Hình tháp ảo
1. Cách thức
Hợp pháp Bất hợp pháp
Tự nguyện Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia
Người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (bán sản phẩm theo giá sỉ)
Khơng có bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới
Không quan trọng là bạn tham gia khi nào, ở vị trí nào. Phụ thuộc vào cách thức bạn làm việc
Tốt nhất là tham gia từ lúc ban đầu, càng vào sau cơ hội của bạn càng thấp
2. Phí tham gia
Khơng lớn, là chi phí làm thủ tục và cung cấp tài liệu. Chi phí này khơng được tính vào tiền hoa hồng
Chính là tiền mua sản phẩm, dùng để phân chia hoa hồng 3.Đối tượng làm việc Sản phẩm Tiền (từ người mới)
bán vào mạng lưới. Phụ thuộc vào cấp bậc và hệ
thống
Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp, trên đỉnh hay nằm ở đáy
5. Chính sách
Rõ ràng, minh bạch, thống nhất Mập mờ, không rõ rang Quy định đầy đủ các vấn đề là
dự án hoàn chỉnh: ở đó quy định các chính sách từ khi mới tham gia đến từng bước thành công và cả việc thừa kế và hơn nhân
Dự án sơ sài, thiếu sót
Cơng bằng, không phụ thuộc vào việc tham gia trước hay sau, sớm hay muộn. Đã có rất nhiều nhà phân phối tham gia vào một công ty, khi nó đã được hình thành 10 năm, 20 năm hoặc hơn thế nữa nhưng lại thành công hơn tất cả những người tham gia trước anh ta, kể cả những người thuộc tuyến trên
Chính sách khơng công bằng: Người vào sau luôn nằm ở đáy và khơng thể thốt ra độc lập
Không bắt ép mua sản phẩm
Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định
6. Mua sản phẩm Vì có nhu cầu
Vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi ích khác,
7. Sản phẩm
Chất lượng tốt
Chất lượng bình thường hoặc kém chất lượng, được nâng giá