Dựa trên cơ sở lý thuyết và các cơ sở thực nghiệm đã trình bày ở chương 2 về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM. Dựa theo mô hình nghiên cứu của Ongore và Kusa (2013), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTM đo lường hiệu quả dựa trên các chỉ tiêu đánh giá như ROA, ROE và NIM. Bên cạnh đó, Saif-Alyousfi và các cộng sự (2017) cũng đưa ra mô hình đo lường hiệu quả dựa trên các chỉ tiêu như: Tobin’s Q, MB, ROE. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đề xuất mô hình đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động dựa trên các biến độc lập là các yếu tố trong mô hình CAMELS, biến kiếm soát là biến ngoài mô hình CAMELS và biến phụ thuộc gồm hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả phổ biến là NIM và Tobin’s Q. Mô hình hồi quy có dạng tuyến tính như sau:
Mô hình NIM: Đo lường hiệu quả theo NIM:
NIMi,t = β0 + Λ1CARi,t + ^2AQi,t + β3OEi,t + β4EQi,t + β5LIQRi,t + p6 SENi,t
+ β- SIZEi,t + £it
Mô hình TOBIN’s Q: Đo lường hiệu quả theo TOBIN’s Q:
TOBIN’s Qi,t = β0 + β1CARi,t + β2AQi,t + β3Ol<i,t + β4EQi,t + β5LIQRi,t + ^6 SENi,t +
β-7 SIZEi,t + £it
Trong đó:
- Biến phụ thuộc gồm có:
• NIM: tỷ lệ thu nhập lãi thuần
• TOBIN’s Q: giá trị thị trường - Biến độc lập bao gồm:
• CAR: tỷ lệ an toàn vốn
• AQ: tỷ lệ nợ xấu
• OE: tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận trước thuế
• EQ: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
• LIQR: tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng
• SEN: tỷ lệ danh mục chứng khoán trên tổng tài sản - Biến kiếm soát
• SIZE: quy mô ngân hàng
- β0: hệ số chặn, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến tỷ suất sinh lời.
- β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số ước lượng, hệ số này phản ánh mức độ ảnh
hưởng
của biến độc lập tới biến phụ thuộc vào NIM và TOBIN’s Q.
- i và t : tương ứng với ngân hàng và năm
- fit: sai số ngẫu nhiên