Xuất về chất lượng thanh khoản

Một phần của tài liệu 2446_012639 (Trang 90 - 91)

Vì ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù nên yếu tố thanh khoản luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng cũng như nhu cầu giải ngân các khoản tín dụng cam kết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cho nên mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động, nhưng song song với đó là kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng kiểm soát hiệu quả hoạt động tín dụng bằng các chuẩn mực cụ thể, xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, để tránh tình trạng cho vay tràn lan với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệt, với nhóm ngành như bất động sản, dù là khoản vay cho mục đích đầu tư bất động sản hay sử dụng bất động sản như tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay thì ngân hàng cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát cả trước và sau khi giải ngân.

Thứ hai, mỗi ngân hàng nên xây dựng, chuẩn bị sẵn kế hoạch chính thức cụ thể đối phó với tình huống thanh khoản bất thường. Trong đó, chú trọng xây dựng các dấu hiệu nguy cơ và các bước cần thiết tại thời điểm đó, quy trình cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, quy trình hạn chế sự sụt giảm dòng tiền trong tình huống khủng hoảng bằng những hành động rõ ràng, quy trình xác định mức độ ưu tiên của các mối quan hệ khách hàng, kế hoạch đối phó với khách hàng, công chúng, phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng quan hệ công chúng tốt để giúp ngân hàng tránh được tin đồn và việc rút tiền ồ ạt. Các NHTM cần phải nâng cao công tác dự báo kinh tế vĩ mô nhằm chuẩn bị tinh thần cho những biến động thị trường tài chính - tiền tệ, xảy ra một cách bất ngờ có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN

và các tài sản có "tính lỏng" cao khác) bảo đảm duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền, rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Đẩy mạnh việc phát triển thị trường các sản phẩm tiền tệ phái sinh để hạn chế rủi ro khi thị trường tiền tệ biến động. Ngoài ra, các NHTM cần có công tác quản trị thông tin minh bạch, tránh những tin đồn thất thiệt xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và khủng hoảng lòng tin trong công chúng.

Thứ ba, gia tăng tính liên kết, thống nhất giữa các NHTM để bảo đảm an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là một vấn đề quan trọng nhằm giúp các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn không chỉ về thanh khoản, tránh những sự cạnh tranh không lành mạnh. Còn để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng cần thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Một phần của tài liệu 2446_012639 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w