Biến SIZE có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động đo lường theo TOBIN’s Q, ở mức ý nghĩa 10%, khi SEN tăng lên 1% thì TOBIN’s Q tăng lên 0.0208%. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Berger và Mester (1997); Dabaghie và Rajha (2019); Nasserinia và các cộng sự (2014); Ong Tze San và The Boon Heng (2013); Võ Minh Long (2019); Nguyễn Thanh Thiên (2019); Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Huân (2016); Nguyễn Thu Nga và các cộng sự (2018); Nguyễn Phúc Quý Thạnh (2019).
Ngân hàng có quy mô lớn thường đa dạng hóa sản phẩm, có nguồn lực để dễ dàng thu hút khách hàng hơn, hơn thế nữa, ngân hàng lớn thường đảm bảo được các khoản tài trợ cho quá trình hoạt động của chính ngân hàng ở mức chi phí thấp hơn các ngân hàng nhỏ. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết quyền lực thị trường tương đối. Lý thuyết này cho rằng doanh nghiệp có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh. Ngân hàng có ưu thế về thương hiệu, chất lượng sản phẩm và quy mô có thể tăng giá sản phẩm dịch vụ và thu được nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, ngân hàng quy mô lớn thường có chính sách lãi suất thấp hơn, lãi suất huy động thấp nhưng do tâm lý thích an toàn nên cũng thu hút được tiền gửi. Lãi suất cho vay thấp thì càng đựợc khách hàng ưu tiên chọn lựa, tuy nhiên, điều kiện vay ở các ngân hàng lớn thường khó khăn hơn, giới hạn đối tượng khách hàng hơn.
NIM TOBIN’s Q
Biến vọngKỳ Kết quả Mức ý nghĩa vọngKỳ Kết quả Mức ý nghĩa
CAR + 0.0219 nghĩa thống kêKhông có ý
+ 0.336 5%
AQ - 0.108 nghĩa thống kêKhông có ý - -0.192 Không có ý nghĩathống kê
OE - 0.0000170 nghĩa thống kêKhông có ý - -
0.0000290
Không có ý nghĩa thống kê
EQ + 0.0879 1% + 0.208 1%
LIQR + 0,0220 1% + -0.0343 Không có ý nghĩathống kê
SEN + 0.0351 10% + -0.0474 Không có ý nghĩathống kê
SIZ
E + -0.00146
Không có ý
nghĩa thống kê + 0.0208 10%
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày mô hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên một số bài nghiên cứu trước. Qua những bước kiểm định, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Nghiên cứu đưa ra được kết quả những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2009-2019, bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, tất cả đều có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu “ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” trong giai đoạn 2011-2019, tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó có liên quan đến hiệu quả hoạt động được trình bày ở chương 2. Từ đó, tác giả khái quát bằng mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được nêu ở chương 3. Vận dụng và đưa ra được kết quả nghiên cứu thực hiện ở chương 4, từ đó biết được nhân tố nào ảnh hưởng và mức ảnh hưởng ra sao đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trong mẫu nghiên cứu, giai đoạn 2009-2019, Với biến phụ thuộc là NIM và TOBIN’s Q, sau khi dùng phương pháp GLS để khắc phục những hiện tượng nêu ở phần trên, thu được kết quả như sau:
Trên cơ sở dữ liệu của 17 NHTM niêm yết trên sàn HOSE, HNX, UpCom, tác giả đã đạt được các kết quả phù hợp với mục tiêu của đề tài. Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019, các yếu tố đó là tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy rủi ro thị trường và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động; yếu tố chất lượng tài sản và quản lý chi phí hoạt động không có ý nghĩa thống kê.
5.2. Một số đề xuất gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại
Việt Nam
5.2.1. Đề xuất về tăng tỷ lệ an toàn vốn
Các Ngân hàng Thương mại xây dựng hệ số CAR càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao. Do đó, về lâu dài để nâng cao hiệu quả hoạt động, các ngân hàng cần có những giải pháp về việc tăng vốn. Vì tăng vốn sẽ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững hơn trong tương lai. Nhưng trong thực tế, các ngân hàng thường gặp khó khăn trong vấn đề tăng vốn. Để giải quyết vấn đề này, các NHTM có thể:
Thứ nhất, tìm kiếm cổ đông chiến lược, cổ đông đầu tư tài chính. Ngân hàng cần có tầm nhìn chiến lược trong cân đối quyền lợi giữa cổ đông lớn thường là Hội đồng quản trị và cổ đông nhỏ để tạo uy tín và lòng tin của nhà đầu tư. Tại Việt Nam, một số ngân hàng đang áp dụng giải pháp này. Ví dụ cụ thể, năm 2019, BIDV đã hợp tác với KEB Hana Bank, hai ngân hàng chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác và KEB Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV, sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV. Ngân hàng BIDV đã phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỷ đồng. Sau khi phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank, vốn điều lệ BIDV tăng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, các ngân hàng lớn thường có lợi thế tìm kiếm cổ đông chiến lược dễ hơn các ngân hàng nhỏ vì có sẵn lợi thế về quy mô và lợi nhuận, cũng như thương hiệu đã hiện diện trên thị trường, thường được các nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu.
Nhưng hiện nay, các NHTM khác rất năng động và có những bước phát triển vượt bậc về chất lượng dịch vụ và quy mô nên trong tương lai các ngân hàng thương mại có thể tăng vốn bằng cách tìm kiếm các nhà đầu tư lớn để hợp tác nhằm nâng cao hệ số CAR trong hệ thống.
Hai là, khi áp dụng mục tiêu tăng vốn các ngân hàng có thể tiếp tục kiên trì trong việc giữ lại lợi nhuận từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Vì trả cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn chủ sở hữu của ngân hàng, không làm giảm lợi nhuận và không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông. Với hình thức này, ngân hàng làm tăng vốn điều lệ bởi việc chuyển từ lợi nhuận và vốn ở các quỹ để tăng vốn, đồng thời số cổ phần cổ đông tăng lên theo tỷ lệ chia.
Ba là, phát hành trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2. Bên cạnh phát hành cổ phiếu, ngân hàng cũng nên quan tâm đến vấn đề phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu theo từng lộ trình, vừa tạo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định lâu dài để mở rộng quy mô kinh doanh vừa làm giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông.
Ngoài ra, nghiên cứu phương án sáp nhập, mua lại ngân hàng để có thể chủ động khi đóng vai trò là ngân hàng mua lại hoặc ngân hàng được mua lại để có sự chuẩn bị hiệu quả.
5.2.2. Đề xuất về tăng lợi nhuận
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố lợi nhuận có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động. Vì vậy, gia tăng lợi nhuận giúp ngân hàng gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển và mở rộng thị trường cũng như đầu tư cho công nghệ trong thời đại công nghệ thông tin không ngừng đổi mới và phát triển.
Đầu tiên, để tăng lợi nhuận ngân hàng cần đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ thông tin, cung ứng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống hạ tầng, các hệ thống hỗ trợ về dịch vụ thanh toán hiện đại và hệ thống an ninh bảo mật. Ngoài ra, cần đầu tư các phương tiện thanh toán cho người sử dụng như hệ thống ATM (máy rút tiền tự động), đặc biệt là hệ thống ngân hàng điện tử. Bên cạnh đầu tư, ngân hàng cần tích cực hướng dẫn; khuyến khích khách hàng tiếp cận
công nghệ và sử dụng các kênh thay thế như internet banking, mobile banking, ATM để tiết kiệm chi phí phục vụ. Thêm nữa, đẩy mạnh phát triển và khai thác các kênh cộng tác viên và đại lý để tiết giảm chi phí cố định.
Thứ hai, ngoài việc tăng trưởng tín dụng để nâng cao thu nhập, ngân hàng cần chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và tập trung vào những sản phẩm có biên lợi nhuận cao. Ngoài ra, ngân hàng chỉ nên tập trung mạnh vào những sản phẩm phù hợp với đặc thù địa bàn, quan tâm phát triển các sản phẩm mang tính chủ lực và cơ hội thu phí tốt như: tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, cho vay tín chấp, thấu chi tài khoản, bảo hiểm và thanh toán quốc tế. Ngân hàng cũng cần chú trọng trong việc bán nhiều hơn cho mỗi khách hàng: đặc biệt tập trung vào bán chéo sản phẩm và bán cao hơn. Bên cạnh đó, để nâng cao tỉ trọng giao dịch thì phải được ứng dụng triệt để ở các bộ phận từ chuyên viên khách hàng cho đến giao dịch viên tại quầy, tạo sự khác biệt về chất lượng dịch vụ để ngân hàng mình trở thành chọn lựa chính của khách hàng cho những giao dịch từ thanh toán, tiết kiệm, tín dụng đầu tư và tiêu dùng.
Thứ ba, tăng năng suất lao động và tiết giảm chi phí hoạt động. Để gia tăng năng suất lao động ngân hàng cần đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ hỗ trợ cho con người trong quá trình làm việc. Nếu hệ thống ngân hàng có nguồn nhân lực chất lượng, sẽ đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, chính nhân sự trong ngân hàng là những người có ý kiến sáng tạo trong quá trình đổi mới và phát triển của mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tập trung phát triển các phần mềm ứng dụng trong giao dịch, kiểm soát rủi ro giao dịch và phê duyệt hồ sơ tín dụng để tiết kiệm thời gian, chi phí hơn là chứng từ giấy. Nếu làm được điều này, ngân hàng sẽ dần áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng trong quá trình làm việc chứ không như trước đây, quy trình hầu hết dựa vào chứng từ và hồ sơ trên giấy.
5.2.3. Đề xuất về chất lượng thanh khoản
Vì ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù nên yếu tố thanh khoản luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng cũng như nhu cầu giải ngân các khoản tín dụng cam kết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cho nên mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động, nhưng song song với đó là kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng kiểm soát hiệu quả hoạt động tín dụng bằng các chuẩn mực cụ thể, xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, để tránh tình trạng cho vay tràn lan với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệt, với nhóm ngành như bất động sản, dù là khoản vay cho mục đích đầu tư bất động sản hay sử dụng bất động sản như tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay thì ngân hàng cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát cả trước và sau khi giải ngân.
Thứ hai, mỗi ngân hàng nên xây dựng, chuẩn bị sẵn kế hoạch chính thức cụ thể đối phó với tình huống thanh khoản bất thường. Trong đó, chú trọng xây dựng các dấu hiệu nguy cơ và các bước cần thiết tại thời điểm đó, quy trình cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, quy trình hạn chế sự sụt giảm dòng tiền trong tình huống khủng hoảng bằng những hành động rõ ràng, quy trình xác định mức độ ưu tiên của các mối quan hệ khách hàng, kế hoạch đối phó với khách hàng, công chúng, phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng quan hệ công chúng tốt để giúp ngân hàng tránh được tin đồn và việc rút tiền ồ ạt. Các NHTM cần phải nâng cao công tác dự báo kinh tế vĩ mô nhằm chuẩn bị tinh thần cho những biến động thị trường tài chính - tiền tệ, xảy ra một cách bất ngờ có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN
và các tài sản có "tính lỏng" cao khác) bảo đảm duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền, rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Đẩy mạnh việc phát triển thị trường các sản phẩm tiền tệ phái sinh để hạn chế rủi ro khi thị trường tiền tệ biến động. Ngoài ra, các NHTM cần có công tác quản trị thông tin minh bạch, tránh những tin đồn thất thiệt xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và khủng hoảng lòng tin trong công chúng.
Thứ ba, gia tăng tính liên kết, thống nhất giữa các NHTM để bảo đảm an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là một vấn đề quan trọng nhằm giúp các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn không chỉ về thanh khoản, tránh những sự cạnh tranh không lành mạnh. Còn để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng cần thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
5.2.4. Đề xuất về độ nhạy rủi ro thị trường
Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm quản lý các khoản chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh trong hệ thống. Ngoài ra, cần có những dự doán trước về rủi ro thị trường và rủi ro chính trị nhằm đo lường và có những chính sách phù hợp khi có sự bất ổn thị trường hoặc là bất ổn về môi trường chính trị xã hội. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn non trẻ, các nhà đầu tư còn nhỏ lẻ, thiếu bản lĩnh và thường có tâm lý đám đông nên khi có sự bất ổn xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.
Để giảm thiểu rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn các công ty chứng
khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng