Đo lường biến

Một phần của tài liệu 2446_012639 (Trang 52)

3.2.1. Biến phụ thuộc

Hiệu quả có thế được thế hiện bằng một số tỷ lệ có thế định lượng và các công cụ đánh giá. Ngân hàng cần tìm một hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động. Một trong những tỷ lệ có thế hữu ích và thiết thực đế đánh giá và quyết định là tỷ lệ Q của Tobin (Vafeas và Theodorou, 1998 và Rostami, 2015). Trong các nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động ngân hàng biến phụ thuộc được trình bày là tỷ lệ Tobin’s Q. Tỷ lệ này được tính bằng tổng giá trị thị trường của nguồn vốn và giá trị sổ sách của các khoản nợ với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Tỷ lệ này do Jame Tobin của đại học Yale nghiên cứu (Mehrani và cộng sự, 2013 và Sadeghi và cộng sự, 2009). Tobin’s Q được tính theo công thức sau:

Biến phụ thuộc thứ hai là NIM - tỷ lệ thu nhập lãi thuần, số liệu được lấy từ BCTC theo công thức các nhà nghiên cứu Claeys & Vander Vennet (2017), Kalluci, (2012), Tarus và các cộng sự (2012), NIM được tính theo công thức:

NIM = (Thu nhập lãi - chi phí lãi)/Tài sản có sinh lời

NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, là một trong số những chỉ tiêu để đo lường tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng. NIM rất hữu ích trong việc đo lường những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi suất và so sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng. NIM càng cao thể hiện phần thu nhập lãi từ ngân hàng càng cao.

3.2.2. Các biến độc lập

Mức độ an toàn vốn - CAR

Người ta thường áp dụng hệ số CAR để đo lường mức độ an toàn vốn tại các NHTM. Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, CAR được tính theo tỷ lệ vốn cấp 1 với vốn cấp 2 so với tổng tài sản có rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn được tính theo công thức:

CAR = (Vốn cấp 1+ Vốn cấp 2)/ Tổng tài sản có rủi ro

Chất lượng tài sản có - AQ

Đo lường chất lượng tài sản có dựa trên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM. Tỷ lệ của nợ xấu được tính dựa vào tỷ lệ nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 trên tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức:

AQ = Nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay

Hiệu quả quản lý - OE

Hiệu quả quản lý được tính dựa trên tỷ lệ của chi phí hoạt động so với tổng lợi nhuận trước thuế đạt được để đánh giá mức độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị. Hiệu quả quản lý được tính theo công thức :

OE = Chi phí hoạt động/ Tổng lợi nhuận trước thuế

Đánh giá chất lượng thu nhập dựa trên tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu, từ đó có thể biết được một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận mang lại. Chất lượng thu nhập được tính theo công thức:

EQ = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

Thanh khoản- LIQR

Rủi ro thanh khoản được tính dựa trên tỷ lệ của dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tiền gửi khách hàng. Thanh khoản được tính theo công thức :

LIQR= Tồng dư nợ cho vay KH/ Tổng Tiền gửi KH

Độ nhạy rủi ro thị trường - SEN

Tỷ lệ của tổng giá trị chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh (trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng) so với tổng tài sản sẽ đánh giá được tỷ lệ các giá trị chứng khoán ngân hàng đang nắm giữ trên thị trường chứng khoán so với tổng tài sản hiện có của ngân hàng. Độ nhạy rủi ro thị trường được tính như sau :

SEN = (Chứng khoán đầu tư + Chứng khoán kinh doanh)/ Tổng tài sản 3.2.3. Biến kiểm soát - SIZE

Ngoài các yếu tố trong mô hình CAMELS là các biến độc lập, tác giả thêm vào mô hình nghiên cứu một biến ngoài mô hình CAMELS gọi là biến kiểm soát. Tác giả chọn biến kiểm soát là biến quy mô ngân hàng - SIZE. Quy mô ngân hàng có thể được đo lường bằng tổng doanh thu hoặc tổng tài sản, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tổng tài sản để đo lường quy mô ngân hàng; cụ thể quy mô được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản trong kỹ thuật hồi quy phân tích dữ liệu vì tổng tài sản thường có giá trị tuyệt đối lớn. Quy mô được tính theo công thức:

SIZE = Ln (Tổng tài sản).

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Mức độ an toàn vốn - CAR

V ốn là một trong những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vốn là nguồn quỹ riêng có sẵn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của

ngân hàng và hoạt động như một bộ đệm trong trường hợp tình hình bất lợi (Athanasoglou và cộng sự, 2005). Mức độ an toàn vốn được đánh giá qua tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Bắt đầu từ ngày 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Thông tư 13/TT-NHNN phải là 9%. Các NHTM có hệ số CAR càng cao cho thấy ngân hàng có khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động khi xảy ra rủi ro càng cao. Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn càng cao thì sức mạnh nội tại của ngân hàng sẽ càng lớn, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra thông suốt, qua đó bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư và người gửi tiền (Kumar Aspal và Nazneen, 2014).

Quy định về tính vốn của Ủy ban Basel là chuẩn mực quốc tế trong việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Ủy ban Basel khuyến nghị các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu để kiểm soát sự ổn định và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính (Kumar Aspal và Nazneen, 2014). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo khuyến nghị của Basel là không thấp hơn 8% (Basel Committee on Banking Supervision, 2006). Theo nghiên cứu của Ongore và Kusa (2013), Dabaghie và Rajha (2019), Kengatharan (2018), Dash và Das (2009), Olweny và Shipho (2011), Bashatweh và Ahmed (2020) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn tại NHTM có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Vì vậy, dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây tác giả kỳ vọng tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.

H1: Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng tài sản có - AQ

Tài sản là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Vì vậy, chất lượng tài sản là một trong những yếu tố quan trọng đo lường sức mạnh của một ngân hàng và liên kết trực tiếp với an toàn vốn bởi vì hầu hết rủi ro về khả năng thanh toán được xác định bởi sự sụt giá (IMF và ngân hàng thế giới, 2005, tr.26). Chất lượng tài sản được xác định bằng chất lượng của các khoản vay bởi vì loại tài sản này chiếm tỷ trọng đáng kể trong bảng cân đối kế toán của ngân

hàng. Chất lượng của các khoản vay được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tỷ trọng của các khoản nợ xấu trong tổng số các khoản cho vay của một ngân hàng. Nợ xấu càng thấp chứng tỏ ngân hàng đang quản lý tài sản là các danh mục khoản vay hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, nợ xấu càng cao chứng tỏ ngân hàng đang có gặp khó khăn trong thu hồi nợ, chất lượng tài sản thấp. Theo quy định trong Thông tư 22/2019/TT-NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tại Việt Nam phải dưới 3%.

Trong các nghiên cứu của Ongore và Kusa (2013); Olweny và Shipho (2011); Fani và các cộng sự (2018); Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013); Nguyễn Thanh Thiên (2019) cho rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động.

H2: Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

Hiệu quả quản lý - OE

Hiệu quả quản lý là một những yếu tố nội tại quyết định đến hiệu quả của ngân hàng. Bên cạnh đo lường hiệu quả quản lý dựa trên tăng trưởng tổng tài sản, tốc độ cho vay hoặc tăng trưởng về thu nhập, ngân hàng còn quan tâm đến hiệu quả quản lý chi phí hoạt động. Hiệu quả trong hoạt động quản lý thường được thể hiện định tính thông qua đánh giá chủ quan về hệ thống quản lý, kỷ luật tổ chức, hệ thống kiểm soát, chất lượng nhân viên và những yếu tố khác. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính đóng vai trò như một chỉ tiêu định lượng cho hiệu quả quản lý. Ngân hàng quản lý hiệu quả chi phí trong việc đo lường được với một đồng chi phí bỏ ra trong hoạt động, ngân hàng có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận mang lại. Khả năng quản lý thể hiện được khi ngân hàng triển khai các nguồn lực hiệu quả, tối đa hóa thu nhập, giảm chi phí hoạt động có thể được đo lường bằng các tỷ số tài chính. Vì vậy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng lợi nhuận càng thấp cho thấy ngân hàng đang kiểm soát tốt chi phí của mình. Ngược lại, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng lợi nhuận càng cao cho thấy để đạt được một đồng lợi

nhuận ngân hàng đang phải bỏ ra một lượng chi phí đáng kể, chứng tỏ hiệu quả hoạt động kém.

Nghiên cứu của Olweny và Shipho (2011); Fani và các cộng sự (2018); Ong Tze San và The Boon Heng (2013); Sufian (2012); Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013) cho rằng kiểm soát chi phí hoạt động càng thấp thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây tác giả kỳ vọng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng lợi nhuận trước thuế có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động.

H3: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng lợi nhuận trước thuế tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

Chất lượng thu nhập- EQ

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh lợi nhuận ngân hàng đạt được trên một đồng vốn chủ sở hữu. ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận theo như kỳ vọng. Ngược lại, ROE càng thấp đang cho thấy ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả và chưa tương xứng với đồng vốn bỏ ra.

Berger và Mester (1997), Bawaneh và Dahiyat (2019); Fani và các cộng sự (2018); Dabaghie và Rajha (2019); Olweny và Shipho (2011); Roman và Sagu (2013); Rozanni và Radman (2013); Ishad và các cộng sự (2016) cho rằng ROE càng cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng chiều tác động của ROE và hiệu quả hoạt động là cùng chiều nhau.

H4 : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

Thanh khoản- LIQR

Tính thanh khoản là một trong những yếu tố quyết định mức độ hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng được đánh giá là có khả năng thanh khoản tốt khi nó tức thời đáp ứng được nhu cầu rút tiền gửi hoặc giải ngân các khoản vay đã được

cam kết, khi ngân hàng không có đủ tiềm lực để thanh toán tức thời, hoặc có thể cung ứng với chi phí cao, tức là ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Uyên Đặng (2011) cho rằng mức độ phù hợp của khả năng thanh khoản quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Hay nói cách khác, khả năng thanh khoản có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

Thông tư 22/2019/TT- NHNN ngày 15/11/2019 của NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từ ngày 01/01/2020 (ngày thông tư chính thức có hiệu lực), tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85%. Trước đây, theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, LDR tối đa của nhóm NHTM nhà nước là 90% ; NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 80%.

Echekoba và các cộng sự (2014); Bawaneh và Dahiyat (2019); Sufian (2012); Nasserinia và các cộng sự (2014); Olweny và Shipho (2011); Nguyễn Phúc Quý Thạnh (2019) cho rằng tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây tác giả kỳ vọng khả năng thanh khoản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.

H6: Thanh khoản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

Độ nhạy rủi ro thị trường - SEN

Độ nhạy rủi ro với thị trường bao gồm rủi ro về lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán nhiều biến động, thiếu thanh khoản, thiếu minh bạch về thông tin và còn phụ thuộc vào khối ngoại. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn xem xét ảnh hưởng của những tài sản liên quan đến chứng khoán của các ngân hàng đến hiệu quả hoạt động NHTM nên đã chọn chỉ tiêu biến SEN dựa trên tỷ lệ của giá trị chứng khoán (chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh) so với tổng tài sản. Thị trường chứng khoán

Việt Nam hình thành và phát triển kế từ năm 2000. Sau hơn 20 năm phát triển, tuy còn nhiều biến động nhưng nhìn chung so với thời kỳ đầu, quy mô thị trường chứng khoán đã không ngừng tăng trưởng, hệ thống giao dịch, thanh toán hoạt động an toàn và hiện đại; số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước không ngừng mở rộng; thị trường chứng khoán đã có sự hội nhập sâu rộng vào thị trường vốn khu vực và toàn cầu. Vì vậy, càng có nhiều NHTM Việt Nam tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán. Cùng với sự phát triển đó, tác giả nhận thấy trong giai đoạn nghiên cứu, nhìn chung giá chứng khoán trên thị trường có xu hướng tăng giá góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu của Dash và Das (2009); Bashatweh và Ahmed (2020); Soni (2012) cho rằng độ nhạy rủi ro thị trường tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động. Các nghiên cứu này đo lường độ nhạy rủi ro với thị trường theo tỷ lệ giá trị các chứng khoán (gồm chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh) trên tổng tài sản. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây tác giả kỳ vọng độ nhạy rủi ro thị trường tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động.

H6: Độ nhạy rủi ro thị trường tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

Quy mô ngân hàng- SIZE

Quy mô ngân hàng được xác định bằng tổng tài sản của ngân hàng, tác giả lấy logarit của tổng tài sản để đưa giá trị của tổng tài sản gần với kích thước của các biến giải thích khác. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, các ngân hàng có quy mô lớn thì khả năng kiểm soát rủi ro sẽ giảm, mức độ an toàn thấp do họ đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao (Aktas et al., 2015; Kumar Aspal và Nazneen, 2014).

Các nghiên cứu Berger và Mester (1997); Dabaghie và Rajha (2019); Nasserinia và các cộng sự (2014); Ong Tze San và The Boon Heng (2013); Võ Minh Long (2019); Nguyễn Thanh Thiên (2019); Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016); Nguyễn Thu Nga và các cộng sự (2018); Nguyễn Phúc Quý Thạnh (2019) cho thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động.

ST

T xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến phụ thuộc

1 NIM (Thu nhập lãi - chi phí lãi)/Tài sản có sinh lời

/

Ongore và Kusa (2013); Ong Tze San và The Boon

Heng (2013) BCTC 2 Tobin’ Q (Giá trị thị trường của tổng nguồn vốn + giá trị sổ sách của nợ)/Giá trị sổ sách của tổng tài sản / Fani và các cộng sự (2018); Bawaneh và Dahiyat (2019); Kengatharan (2018) BCTC Biến độc lập 3 CAR (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/ Tài sản có rủi ro + Ongore và Kusa (2013); Dabaghie và Rajha (2019); Kengatharan (2018); Dash và Das (2009); Olweny và Shipho (2011); Bashatweh BCTC 44

Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng

Một phần của tài liệu 2446_012639 (Trang 52)