6. Cấu trúc đồ án
4.1.5.2 Phân bố ứng suất của kết cấu
Ở phần này, ta đánh giá mức độ phân bố của ứng suất tương đối (Equivalent Stress) dựa vào mức độ tập trung của ứng suất ta đánh giá các vị trí điểm yếu của
kết cấu KX. Đối chiếu kết quả của ứng suất cực đại này với giới hạn Yield Strength của vật liệu thép kỹ thuật, nhằm đánh giá khả năng chịu tải của thiết kế. Nếu trong trường hợp tại những vị trí đó ứng suất vượt quá giới hạn cho phép thì ta phải có các biện pháp tăng cường hoặc thay đổi thiết kế để đáp ứng khả năng chịu tải của kết cấu.
Hình 4.10: Ứng suất tương đương của KX 1 và KX 2
Đầu tiên, ta phân tích ứng suất của kết cấu KX 1. Dưới tải trọng người lái, có thể nhìn thấy được ứng suất tập trung chủ yếu tại các điểm nối các thanh kết cấu. Ví dụ: Các vị trí bị gấp khúc, các thanh đỡ tải trực tiếp. Ở Hình 4.10, ta thấy rằng, ứng suất phân bố tập trung tại các mối nối ở đầu và cuối KX. Ngoài ra, ta nhận thấy tại các thanh kết cấu nằm ngang, ứng suất tập trung tại mép trên và mép dưới nhưng lại hầu như không chịu ứng suất tại vị trí ở giữa của mặt cắt. Có thể lý giải điều này vì dưới tác dụng của tải, mặt trên của thanh thép chịu ứng suất nén và mặt dưới của thanh thép chịu ứng suất kéo dọc trục. Do lực có tác dụng kéo thanh thép biến dạng về phía dưới nên phía trên thanh thép sẽ bị ép lại trong khi mặt dưới bị căng ra.
Hình 4.11: Ứng suất cực đại của cả hai KX
Ứng suất cực đại đạt được có giá trị là 6.4151e+07 (Pa), như vậy có nghĩa là thiết kế KX 1 vẫn nằm trong giới hạn độ bền kéo (Tensile Strength) có giá trị là 4.6e+08Pa và giới hạn đồ bền uốn (Yield Strength) có giá trị là 2.5e+08Pa. Tiếp theo, ta phân tích ứng suất của kết cấu KX 2, ứng suất cực đại có giá trị là 9.0634e+07 (Pa), như vậy có nghĩa là thiết kế KX 2 vẫn nằm trong giới hạn độ bền kéo (Tensile Strength) có giá trị là 4.6e+08Pa và giới hạn đồ bền uốn (Yield Strength) có giá trị là 2.5e+08Pa.