Về phía giáo viên

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4 10600816 (Trang 28)

8. Cấu trúc đề tài:

1.2.3.2.Về phía giáo viên

Nhìn chung, hầu hết các trường Tiểu học đã có giáo viên dạy Mỹ thuật riêng, có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ giáo dục. Đa số các giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của môn mỹ thuật nên rất cố gắng để nâng cao chất lượng mỗi giờ học. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận nhỏ giáo viên Tiểu học xem nhẹ vai trò của môn Mỹ thuật, coi đó là môn phụ. Hơn nữa phân môn Thường thức mỹ thuật là phân môn thuộc dạng bài lý thuyết, vì là dạng bài lý thuyết nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cảm thấy khó khăn hơn những tiết dạy thực hành do thiếu thời gian, thiếu thông tin, thiếu đồ dùng trực quan để minh họa. Chính vì vậy tiết Thường thức mỹ thuật thường được giáo viên dạy qua loa điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cảm thụ các tác phẩm mỹ thuật của học sinh.

Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những mục tiêu của giáo dục Tiểu học. Có rất nhiều trường Tiểu học đã ứng dụng các phần mềm dạy học như Powerpoint, Violet…vào dạy học các môn có sử dụng hình ảnh trực quan như Toán, Tiếng Việt,Tự nhiên và xã hội….nhưng đối với môn mỹ thuật nói chung và phân môn Thường thức mỹ thuật nói riêng còn rất ít hoặc có sử dụng cũng còn chưa khai thác triệt để những phần mềm dạy học vào trong bài giảng. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên không quen soạn giảng trên máy, giáo viên không có thời gian hoặc kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng vào bài giảng còn hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng một bài giảng có ứng dụng CNTT.

Để tìm hiểu rõ hơn tình hình sử dụng CNTT trong dạy học thường thức mỹ thuật lớp 4,5 chúng tôi đã tiến hành làm phiếu trưng cầu ý kiến (xem phần phụ lục – Phiếu trưng cầu ý kiến / trang 98) đối với các giáo viên dạy Mỹ thuật trong các trường Tiểu học của thành phố Đà Nẵng: Trường Tiểu học Trần Cao Vân, Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Trỗi và trường Tiểu học Hải Vân. Cụ thể như sau:

Ý a b c SL % SL % SL % 1 3 50% 2 33,3 % 1 16,7 % 2 4 66,7 % 2 33,3 % 0 0 % 3 4 66,7 % 2 33,3 % 0 0 % 4 6 100% 0 0 % 0 0 % 5 5 83,3 % 1 16,7 % 0 0 % 6 4 66,7 % 2 33,3 % 0 0 % 7 1 16,7 % 3 50 % 2 33,3 % 1.2.3.3. Về phía học sinh

Hầu hết học sinh Tiểu học rất hứng thú với giờ học Mỹ thuật. Đối với các em, Mỹ thuật không chỉ là sự thích thú mà còn là nhu cầu, là phương tiện đề các em biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình, là sự thể hiện năng khiếu và sự sáng tạo theo ý thích của bản thân. Phân môn Thường thức mỹ thuật cũng vậy, các em được tự do phát biểu những cảm nhận của mình về những bức tranh, những tác phẩm nghệ thuật. Đối với học sinh Tiểu học thì cảm nhận của các em về nội dung hình ảnh chủ yếu là hình ảnh bên ngoài về màu sắc, hình dáng . Vì vậy thông qua việc ứng dụng CNTT giáo viên cần khai thác triệt để các phần mềm dạy học để học sinh có thể cảm nhận vẻ đẹp nội dung bên trong của tác phẩm mỹ thuật, nét độc đáo, đặc sắc của tác phẩm mà các em được xem trong tiết Thường thức mỹ thuật.

Chúng tôi cũng tiên hành thăm dò ý kiến của học sinh thông qua phiếu thăm dò ý kiến kiến (xem phần phụ lục – Phiếu trưng cầu ý kiến / trang 96)của 107 học sinh lớp 4/1, 4/2, 5/1, 5/3 trường tiểu học Hải Vân; 45 học sinh lớp 5/6 trường Tiểu học Trần Cao Vân; 85 học sinh lớp 4/3, 5/5 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi; 75 học sinh lớp 4/3, 5/3 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Phát ra 312 phiếu, thu về 312 phiếu:

Nhìn chung học sinh tiểu học rất thích học tiết Thường thức mỹ thuật được giảng dạy bằng bài giảng điện tử. Phần lớn học sinh đều cảm thấy hứng thú, có hiệu quả hơn khi được học bằng phương pháp dạy học hiện đại. Vì vậy, Giáo viên cần khai thác triệt để các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT để nâng cao được hiệu quả, chất lượng dạy học Thường thức mỹ thuật.

Như vậy, căn cứ vào đặc trưng của môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Thường thức mỹ thuật nói riêng và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học thì ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật là một công việc rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, việc tìm hiểu về thực tế ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn Thường thức mỹ thuật ở các trường Tiểu học còn cho thấy nhiều hạn chế. Những vấn đề trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4, 5 ở chương 2.

Ý a b c SL % SL % SL % 1 164 % 122 % 26 % 2 312 % 0 % 0 % 3 299 % 9 % 4 % 4 305 % 7 % 0 % 5 275 % 26 % 11 % 6 185 % 115 % 12 % 7 284 % 31 % 7 % 8 296 % 16 % 0 % Câu

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 4,5.

2.1. Khả năng của máy vi tính trong dạy Thường thức mỹ thuật cho học sinh 4,5.

Hiện nay, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong dạy học. Nó có những khả năng sau:

- Máy vi tính có khả năng cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức phong phú: kênh chữ, kênh hình và âm thanh. Máy vi tính còn có khả năng mở rộng hình thức biểu diễn thông tin, tăng cường khả năng trực quan hóa tài liệu. Là phương tiện dạy học hữu hiệu với giáo viên và học sinh.

- Máy vi tính có khả năng lưu trữ thông tin, nhờ có bộ chứ đựng thông tin lớn nên máy vi tính cho phép thành lập dữ liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Qua đó giáo viên và học sinh có thể khai thác phục vụ cho tiết dạy và học, mở rộng kiến thức. Đồng thời máy vi tính còn cho phép xử lí thông tin với khối lượng lớn với thời gian ngắn, chính xác.

Thường thức mỹ thuật là phân môn duy nhất trong bộ môn Mỹ thuật mà học sinh không phải làm bài tập thực hành. Đây là phân môn học sinh tìm hiểu, nhận xét và thưởng thức vẻ đẹp của các tác phẩm mỹ thuật của thiếu nhi, của họa sĩ, của dân tộc. Vì vậy, hoạt đông chủ yếu của người giáo viên là cung cấp cho học sinh những kiến thức về các tác phẩm mỹ thuật, vài nét về một số họa sĩ. Giới thiệu cho các em những cái đẹp, cái hay, những giá trị nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm mỹ thuật đồng thời cung cấp cho các em các tác phẩm khác. Chính vì vậy, máy tính là một công cụ hữu hiệu trong việc khai thác các thông tin về mỹ thuật, là phương tiện thuận lợi để giới thiệu cho học sinh những tác phẩm mỹ thuật trong và ngoài nước mà học sinh chưa có cơ hội tiếp cận, ngoài những tác phẩm trong sách giáo khoa giáo viên cũng có thể cung cấp những tác phẩm ngoài sách giáo khoa một cách thuận tiện. Với sự hỗ trợ của máy tính, màn hình máy chiếu là điều kiện để giúp giáo viên giới thiệu 1 cách chính xác và rõ tàng tác phẩm mỹ thuật trong bài học để học sinh tri giác tốt hơn từ đó bồi dưỡng năng lực cảm thụ nghệ thuật.

Sơ đồ: Quá trình dạy học sử dụng máy vi tính làm phương tiện

CHủ

2.2. Nguyên tắc, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Thường thức mỹ thuật. thức mỹ thuật.

2.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu khi sử dụng.

Việc ứng dụng công nghệ trong dạy học phân môn Thường thức mỹ thuật, không chỉ là phương tiện đơn thuần mà nó chính là sử dụng những phương pháp trong điều kiện có sự hỗ trợ đắc lực và tối đa của phương tiện kĩ thuật, góp phần làm cho phương pháp dạy học có hiệu quả hơn.

* Lựa chọn, xác định phương phạm sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học:

Lựa chọn phương tiện kỹ thuật dạy học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ dạy học và đối tượng học sinh cụ thể. Điều này có nghĩa là phải xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học để xác định các chức năng cần có của phương tiện dạy học.

Xác định phương pháp sử dụng phương tiện hiệu quả. Khi đã quyết định sử dụng phương tiện dạy học cho cả tiết học phải xác định phương pháp sử dụng cho từng mục và nội dung cụ thể.

GIÁO VIÊN KIẾN THỨC

MỸ THUẬT Chuyển tải Định hướng Chủ động lĩnh hội HỌC SINH MÁY VI TÍNH

* Nội dung dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Dung lượng và chiều sâu thông tin chứa trong phương tiện dạy học phải phù hợp với chương trình môn học.

- Phải tạo ra được khả năng liên hệ giữa hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống.

- Thông tin dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học phải khoa học.

- Phục vụ đắc lực cho việc nắm vững lý thuyết và nâng cao trình độ lý luận thông qua nội dung dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học.

- Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng, thẩm mỹ.

* Khi sử dụng phương tiện dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảo đảm thuận lợi trong việc hình thành cho học sinh các kiến thức cơ bản, có hiệu quả.

- Tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Nâng cao khả năng tự học cho học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học Thường thức Mỹ thuật phải xoá bỏ triệt để phương pháp “độc thoại”, thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò nghe. Cách dạy một chiều lấy “giáo viên làm trung tâm” sẽ làm cho học sinh bị động trong tiếp thu kiến thức, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức.

- Nâng cao được tính trực quan trong dạy học. Trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật cần lưu ý không biến những giờ học Thường thức mỹ thuật thành giờ trình chiếu, tránh tình trạng học sinh chỉ chú ý đến những hình ảnh, tư liệu, đoạn phim trong bài giảng mà không chú ý đến phương pháp và các thao tác sư phạm của giáo viên, tránh được những biểu hiện lệ thuộc, lạm dụng kỹ thuật, thậm chí phản tác dụng so với những yêu cầu giáo dục đã đặt ra

* Hình thức

- Màu sắc của hình nền: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.

- Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI- Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.

- Về size chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được. - Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.

2.2.2. Phương pháp, cách thức sử dụng.

Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp

Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học.

Bước 2: Lập dàn ý khi trình bày

Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp. Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh,

sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập.

Ở mỗi phần kiến thức nếu nảy ra câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động nào giáo viên có thể ghi chèn vào. Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm song song với phần ấy. Việc xác định và chọn lựa hình ảnh, âm thanh nên thực hiện song song với việc thiết kế các bài tập và hoạt động. Trong lúc hình thành dàn ý bài dạy dưới dạng các slide như thế này, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn.

Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ biên soạn

Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: trong sách báo, tạp chí; trong các băng CD, VCD, DVD; trên Internet; trong thực tế bằng cách quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số rồi đưa vào máy tính; do tự tạo bằng cách sử dụng phần mềm Flash (tạo hình ảnh động)

Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là giáo viên cần hình dung ra những biện pháp, hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy thao cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần.

Bước 4: Viết giáo án điện tử

Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point. Để thực hiện hiệu quả việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi các GV phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần mềm. Phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn rõ hơn trong phần “Một số phần mềm có thể khai thác trong dạy học Thường thức mỹ thuật”.

2.3. Một số hạn chế cần khắc phục trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Thường thức mỹ thuật. dạy Thường thức mỹ thuật.

Từ các nguyên tắc, phương pháp sử dụng trên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Thường thức mỹ thuật ở nước ta còn một số hạn chế cần khắc phục sau:

- Chỉ mới quan tâm chuyển tải cho học sinh những thông tin, kiến thức có sẵn. - Mới chú trọng hình thành cho học sinh những tri thức kinh nghiệm, chưa chú trọng sử dụng phương tiện dạy học để học sinh khám phá lý thuyết. Chưa phát huy hết khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

- Các phương tiện chưa tạo thành hệ thống trong từng môn học và trong cả chương trình học.

2.4. Các hướng sử dụng máy vi tính trong dạy học Thường thức mỹ thuật

2.4.1. Sử dụng máy vi tính trong khai thác, trình bày kiến thức.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4 10600816 (Trang 28)