8. Cấu trúc đề tài:
2.4.2. Sử dụng máy vi tính trong giới thiệu hình ảnh minh họa, tư liệu bổ sung
Mục đích của những bài Thường thức mỹ thuật (xem tranh) là nhằm giúp cho học sinh được làm quen, được tiếp xúc với các bức tranh đẹp thông qua ngôn ngữ của mỹ thuật là đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc. Thông qua sự tiếp xúc, làm quen nhằm giúp cho các em có được những kiến thức sơ đằng nhất về xem tranh, xem tượng, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ tốt và những đúng đắn về cái đẹp trong tranh thiếu nhi và tranh của hoạ sĩ. Đối với phân môn Thường thức mỹ
thuật chiếm từ 60 -70 %. Vì vậy, việc giới thiệu các hình ảnh là là một khâu không thể thiếu trong quá trình lên lớp. Hơn nữa số lượng tranh, ảnh để cung cấp cho học sinh là rất lớn, không chỉ là tranh ảnh trong sách giáo khoa mà còn cung cấp cho học sinh những tranh ảnh ngoài sách giáo khoa, tranh, ảnh minh họa, bổ sung liên quan đến nội dung bài học mà bằng phương pháp dạy truyền thống giáo viên không thể cung cấp hết cho học sinh, chưa có điều kiện phóng to cho học sinh quan sát đầy đủ. Dạy phân môn Thường thức mỹ thuật bằng CNTT sẽ giúp người giáo viên đỡ vất vả với đống tranh ảnh trực quan lỉnh kỉnh mà đôi khi còn không hiệu quả như: Tranh quá nhỏ, khó sưu tầm.
Hiện nay Internet rất thông dụng, gần như mọi thông tin đều có thể lấy về từ Internet. Để phục vụ cho bài dạy của mình giáo viên có thể Download về từ trên mạng những thông tin cần thiết rồi đưa vào bài giảng của mình thêm sinh động. Hay chỉ cần một máy ảnh kỹ thuất số hoặc máy scan giáo viên có thể đưa được những bức tranh, ảnh trong sách giáo khoa hay sưu tầm được cho vào máy tính để tích hợp vào bài giảng rất nhanh chóng. Qua đó, bài giảng có được những bức tranh phóng lớn và đẹp mắt, tạo hiệu quả cho giờ học. Đồng thời có thể cung cấp những hình ảnh bổ sung, các tư liệu liên quan đến nội dung bài học.