Nguyên tắc, yêu cầu khi sử dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4 10600816 (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc đề tài:

2.2.1.Nguyên tắc, yêu cầu khi sử dụng

Việc ứng dụng công nghệ trong dạy học phân môn Thường thức mỹ thuật, không chỉ là phương tiện đơn thuần mà nó chính là sử dụng những phương pháp trong điều kiện có sự hỗ trợ đắc lực và tối đa của phương tiện kĩ thuật, góp phần làm cho phương pháp dạy học có hiệu quả hơn.

* Lựa chọn, xác định phương phạm sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học:

Lựa chọn phương tiện kỹ thuật dạy học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ dạy học và đối tượng học sinh cụ thể. Điều này có nghĩa là phải xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học để xác định các chức năng cần có của phương tiện dạy học.

Xác định phương pháp sử dụng phương tiện hiệu quả. Khi đã quyết định sử dụng phương tiện dạy học cho cả tiết học phải xác định phương pháp sử dụng cho từng mục và nội dung cụ thể.

GIÁO VIÊN KIẾN THỨC

MỸ THUẬT Chuyển tải Định hướng Chủ động lĩnh hội HỌC SINH MÁY VI TÍNH

* Nội dung dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Dung lượng và chiều sâu thông tin chứa trong phương tiện dạy học phải phù hợp với chương trình môn học.

- Phải tạo ra được khả năng liên hệ giữa hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống.

- Thông tin dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học phải khoa học.

- Phục vụ đắc lực cho việc nắm vững lý thuyết và nâng cao trình độ lý luận thông qua nội dung dạy học chứa đựng trong phương tiện dạy học.

- Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng, thẩm mỹ.

* Khi sử dụng phương tiện dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảo đảm thuận lợi trong việc hình thành cho học sinh các kiến thức cơ bản, có hiệu quả.

- Tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Nâng cao khả năng tự học cho học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học Thường thức Mỹ thuật phải xoá bỏ triệt để phương pháp “độc thoại”, thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò nghe. Cách dạy một chiều lấy “giáo viên làm trung tâm” sẽ làm cho học sinh bị động trong tiếp thu kiến thức, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức.

- Nâng cao được tính trực quan trong dạy học. Trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật cần lưu ý không biến những giờ học Thường thức mỹ thuật thành giờ trình chiếu, tránh tình trạng học sinh chỉ chú ý đến những hình ảnh, tư liệu, đoạn phim trong bài giảng mà không chú ý đến phương pháp và các thao tác sư phạm của giáo viên, tránh được những biểu hiện lệ thuộc, lạm dụng kỹ thuật, thậm chí phản tác dụng so với những yêu cầu giáo dục đã đặt ra

* Hình thức

- Màu sắc của hình nền: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.

- Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI- Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.

- Về size chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được. - Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4 10600816 (Trang 32 - 34)