Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục một số hướng nghiên cứu cho các công trình khác nhằm hoàn thiện về nội dung và phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học:
- Ứng dụng CNTT trong dạy học Thường thức mỹ thuật ở Tiểu học
- Ứng dụng CNTT trong dạy học các phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu trong các lớp ở Tiểu học
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 26 Thứ … ngày… tháng…năm 2012
Tiết : 26 Người soạn: Nguyễn Thị Hiền
Môn: Mĩ thuật Ngày soạn:
Lớp : 4 Người dự:
Bài: XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
I. Mục tiêu
- Hiểu được nội dung của bức tranh qua hình ảnh, cách sắp xếp và màu sắc - Biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh về đề tài sinh hoạt
* Học sinh khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học - Phiếu học tập
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh thiếu nhi trong sách báo
III. Hoạt động dạy học Tiến trình dạy
học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp
(1 phút)
2. Bài mới a. Giới thiệu bài
(2 phút)
Các hoạt động (30’)
- Gv dẫn ý giới thiệu bài: Qua quá trình học môn Mỹ thuật bằng tài năng và lòng đam mê vẽ tranh của minh, các bạn và các anh chị thiếu nhi lớp trước đã tạo ra những bức tranh sinh động và vui tươi thể hiện suy nghĩ riêng của mình. Để hiểu thêm về những bức tranh đó hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Thường thức mỹ thuật: Xem tranh của thiếu nhi
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài
Xem tranh
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau:
H1: Trong tranh vẽ gì?
H2: Hình ảnh nào chính? Hình ảnh
nào phụ?
H3: Hình dáng của những người trong tranh như thế nào?
H4: Màu sắc trong tranh như thế
nào?
- Học sinh lắng nghe
- Hs nhắc lại tên bài
- Hs trả lời: + Vẽ cảnh thăm ông bà + Hình ảnh ông bà và các cháu là chính, hình ảnh các đồ vật trong phong là phụ + Hình dáng của những người trong tranh rất sinh động, mỗi người mỗi dáng vẽ, hoạt động khác nhau + Màu sắc trong tranh tươi sáng
- Sau mỗi câu hỏi học sinh trả lời, giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét
- Yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về bức tranh
Gv chốt ý: Tranh Thăm ông bà là một bức tranh sáp màu rất đẹp do bạn Thu Vân vẽ. Bức tranh vẽ cảnh cháu đến thăm ông bà vào ngày nghỉ. Hình ảnh trong tranh được Thu Vân vẽ rất sinh động, màu sắc tươi sáng, bố cục chặt chẽ…thể hiện không khí sinh hoạt gia đình đầm ấm, vui vẻ và tình cảm gắn bó giữa cháu với ông bà. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh chúng em vui chơi trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau: Bức tranh vẽ gì? Hình ảnh nào chính? Hình ảnh nào phụ? Hình dáng của các bạn nhỏ trong tranh như thế nào? Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Hs nêu cảm nhận của mình về bức tranh
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập Bức tranh vẽ gì? Các bạn nhỏ đang vui chơi Hình ảnh nào chính? Hình ảnh nào phụ? Hình ảnh các bạn nhỏ vui chơi là chính. Hình ảnh cảnh vật sung quanh là phụ.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
H: Em có thích bức tranh này
không? Vì sao?
Gv chốt ý: Chúng em vui chơi là một bức tranh đẹp của bạn Thu Hà vẽ về đề tài thiếu nhi. Các hình ảnh trong tranh được bạn Thu Hà lựa chọn và sắp xếp rất khéo. Hình ảnh chính là các em thiếu nhi đang quây quần, nhảy múa, mỗi em một dáng khác nhau tạo cho cảnh vui chơi thêm nhộn nhịp. Phía sau là hàng cây, đất trời, được vẽ dằng những màu tươi sáng tạo cho bức tranh thêm sinh
Hình dáng của các bạn nhỏ trong tranh như thế nào? Các bạn nhỏ nhảy múa rất vui nhộn, mỗi bạn mỗi dáng khác nhau Màu sắc của bức tranh như thế nào? Màu sắc tươi sáng
- Đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm khác bổ sung
- Hs nêu cảm nhận của mình về bức tranh
động.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh Vệ sinh môi trường chào đón Sea Games 22 và trả lời các câu hỏi sau:
H1: Bức tranh vẽ gì?
H2: Hình ảnh nào chính? Hình ảnh
nào phụ?
H3: Màu sắc trong tranh như thế
nào?
H4: Qua bức tranh Phương Thảo
muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
- Sau mỗi câu hỏi giáo viên yêu cầu học sinh trả lời và học sinh khác nhận xét
H: Em có thích bức tranh này
không? Vì sao?
Gv chốt ý: Bức tranh Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 là bức tranh sáp màu vẽ về đề tài thiếu nhi của bạn Phương Thảo. Tranh vẽ cảnh lao động vệ sinh môi trường để chào đón Sea Game 22. Hình ảnh các em thiếu nhi đang thu gom rác được thể
- Hs quan sát tranh và trả lời: + Các bạn nhỏ đang dọn vệ sinh + Hình ảnh các bạn nhỏ đang dọn vệ sinh là chính. Hình ảnh cảnh vật xung quanh là phụ + Màu sắc tươi sáng
+ Hãy giữ gìn vệ sinh môi trường
- Hs khác nhận xét
- Hs nêu cảm nhận của mình về bức tranh
hiện rõ trên nền màu vàng. Bên đường là vườn hoa đủ màu sắc. Xa xa là cây và các ngôi nhà đã treo cờ.Màu sắc trong tranh tươi sáng, rực rỡ gợi lên không khí sôi nổi đón chào ngày hội thể thao lớn được tổ chức ở nước ta.
Gv: 3 bức tranh trên là những bức tranh tiêu biểu vẽ đề đề tài sinh hoạt và thiếu nhi của các bạn thiếu nhi. Qua mỗi bức tranh các bạn nhỏ đều mang đến cho chúng ta những thông điệp quý giá. Các em hãy học tập và thực hiện những điều mà các bạn nhỏ lớp trước đã gửi gắm.
- Hs lắng nghe
3. Củng cố và dặn dò (2 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực
- Dặn học sinh về nhà sưu tầm và quan sát một số tranh thiếu nhi, quan sát một số loại cây để chuẩn bị bài học sau: Vẽ cây
- Hs lắng nghe
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 25 Thứ … ngày… tháng…năm 2012
Tiết : 25 Người soạn: Nguyễn Thị Hiền
Môn: Mĩ thuật Ngày soạn:
Lớp : 5 Người dự:
Bài: XEM TRANH “BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”
I. Mục tiêu
- Hiểu được nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc. - Biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ.
* Học sinh khá giỏi: Nêu được lý do thích hay không thích bức tranh
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học - Phiếu học tập
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ
III. Hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp
(1 phút)
2. Bài mới a. Giới thiệu bài
(2 phút)
b. Các hoạt động
Hoạt động 1 (10’)
- Giáo viên treo tranh
H: Trong tranh vẽ gì?
Giáo viên dẫn ý giới thiệu bài: Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu cảu dân tộc Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ. Hình ảnh Bác Hồ trong chuyến đi công tác được họa sĩ Nguyễn Thụ khắc họa rất sinh động qua bức tranh “Bác Hồ đi công tác” . Để hiểu thêm về những nét đặc sắc của bức tranh chúng ta cùng bước vào bài mới của tiết Thường thức mỹ thuật “ Xem tranh Bác Hồ đi công tác”
Vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ
- Yêu cầu 1 Hs đọc mục 1 SGK
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
thông tin sách giáo khoa trang 77 và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: Năm sinh Quê quán 1985 - 1992 - Học sinh quan sát - Bác Hồ - Học sinh lắng nghe - 1 Hs đọc, dưới lớp đọc thầm - Hs thảo luận nhóm Năm sinh 1930
Quê quán Đắc sở, Hoài Đức, Hà Tây 1985 - 1992 Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
1984 1988 1980 2001
Các tác phẩm
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ 1984 Được phong danh hiệu Phó Giáo sư 1988 Được phong danh hiệu nhà giáo nhân dân 1980 Tranh “ Bác Hồ đi công tác đạt giải A trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001 Được tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật Các tác phẩm Dân quân, đấu vật, làng ven núi, bác Hồ đi công tác…
- Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 2 (20 phút)
sung
- Giáo viên kết luận
Xem tranh
- Giáo viên treo tranh Bác Hồ đi công tác
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
H1:Hình ảnh chính trong bức tranh là
gì?
H2: Hình ảnh phụ trong tranh là gì? H3: Dáng vẻ của từng nhân vật ra
sao?
H4: Màu sắc, cách vẽ của bức tranh
như thế nào?
- Sau mỗi câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt ý: Bức tranh Bác Hồ đi công tác là bức tranh lụa vẽ với hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường đi công tác. Bác Hồ ung dung, thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi
xét, bổ sung - Hs lắng nghe - Hs quan sát tranh - Hs trả lời + Bác Hồ, anh cảnh vệ, hai con ngựa + Những bông lau + Dáng Bác Hồ ung dung, thư thái Dáng anh cảnh vệ trẻ trung, người hơi ngả về phía trước + Màu chủ đạo là màu nâu hồng trầm ấm. Mọi hình ảnh đều cô đọng, tập trung làm nổi bật phong thái ung dung, giản dị của Bác Hồ - Hs nhận xét, bổ sung
khoác trên vai cho thấy phong thái giản dị, gần gũi của người. Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ hơi nước gợi nên vẻ yên ả, thơ mọng của núi rừng Việt Bắc. Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với mức độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hòa sắc nhẹ nhàng, trầm ấm hấp dẫn người xem. Bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh là một trong những tác phẩm thành công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về bức tranh
- Hs nêu cảm nhận của mình
3. Củng cố và dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực
- Dặn học sinh về học bài cũ và sưu tầm một số dòng chữ nét thanh đậm trên sách báo để chuẩn bị cho bài tiếp theo: Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
“Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật lớp 4, 5”
Họ tên học sinh: ……… Lớp : ………. Trường : ………...
Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời:
1. Em có thích tiết Thường thức mỹ thuật không?
a. Thích b. bình thường c. Không thích
2. Em có thích học các tiết thường thức mỹ thuật bằng bài giảng điện tử không?
a. Thích b. bình thường c. Không thích
3. Việc dạy học Thường thức Mỹ thuật bằng bài giảng điện tử có giúp em dễ hiểu bài, dễ nhớ các nội dung chính của bài học không?
a. Hiệu quả b. Ít hiệu quả c. Không hiệu
quả
4. Theo em, việc sử dụng các tranh ảnh, hình ảnh, phim minh họa bằng mày tính khi học Thường thức Mỹ thuật có tạo hứng thú trong giờ học không?
a. Hứng thú b. Bình thường c. không hứng
thú
5. Sự tham gia của các bạn trong lớp vào việc xây dụng bài trong tiết học thường thức Mỹ thuật có sử dụng bài giảng điện tử như thế nào?
a. Nhiều b. Bình thường c. Ít
6. Khả năng truyền đạt của giáo viên có phù hợp với bài giảng điện tử khi giảng dạy không?
7. Theo em, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức Mỹ thuật có hiệu quả hơn phương pháp dạy học truyền thống khác không?
a. hiệu quả b. Ít hiệu quả c. Không hiệu
quả
8. Theo em có cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật?
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
“Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật lớp 4, 5”
Họ tên giáo viên : ……….. Trường đang giảng dạy : ………...
Xin quý thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống khi lựa chọn câu trả lời:
1. Sử dụng bài giảng điện tử có giúp giáo viên giảng dạy trên lớp dễ dàng, thuận tiện và chủ động hơn trước không?
a. Có b. Bình thường c. Không
2. Khi sử dụng bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có dễ dàng hình thành kiến thức và năng cao khả năng cảm thụ cho học sinh không?
a. Có b. Bình thường c. Không
3. Việc dạy Thường thức mỹ thuật có ứng dụng công nghệ thông tin có dễ dàng sưu tầm và chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh bổ sung hơn chuẩn bị các đồ dùng khi dạy truyền thống khác không?
a. Có b. Bình thường c. Không
4. Khả năng tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy Thường thức mỹ thuật ứng dụng CNTT có hiệu quả hơn dạy học truyền thống không?
a. Hiệu quả b. Ít hiệu quả c. Không hiệu
quả
5. Kết quả học tập thể hiện qua các bài kiểm tra như thế nào?
a. Hiệu quả b. Ít hiệu quả c. Không hiệu
6. Theo thầy cô, có cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thường thức mỹ thuật không?
a. Cần thiết b. Chưa cần thiết c. Không cần
thiết
7. Thầy cô có thành thạo trong việc sử dụng máy tính đề thiết kế bài dạy và trình bày trên lớp không?
a. Thành thạo c. Còn lúng túng c. Không thành thạo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Toản, Mỹ thuật và phương pháp dạy học Mỹ thuật, NXB Giáo dục, 2004.
2. Đàm Văn Thọ, Mỹ thuật và phương pháp dạy học Mỹ thuật, 2003. 3. Đỗ Văn Khang, Mỹ học đại cương, NXB giáo dục, 1997.
4. Đỗ Mạnh Cường, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, 2008.
5. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học- Nxb Giáo dục- 2008.
6. Lê Nguyên Long, Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, 2000. 7. Đàm Luyên, Đỗ Thuật, Dạy Mỹ thuật ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 1996.
8. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sưu phạm, 2006.
9. Lê Thị Phi, Đề cương bài giảng tâm lý học Tiểu học, Đà Nẵng, 2005. 10. Bộ Giáo dục và đào tạo, sách giáo viên Mỹ thuật 4, NXB Giáo dục, 2008. 11. Bộ Giáo dục và đào tạo, sách giáo viên Mỹ thuật 5, NXB Giáo dục, 2008.