Phần mềm hệ thống Window

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4 10600816 (Trang 38 - 51)

8. Cấu trúc đề tài:

2.4.2.Phần mềm hệ thống Window

Window là hệ thống điều hành gồm một bộ phận chương trình để liên kết và điều hành mọi hoạt động các bộ phận của máy tính. Nhờ hệ điều hành này mà các chương trình ứng dụng khác nhau mới chạy được. Nó tạo ra lệnh để con người có thể trực tiếp làm việc với máy tính.

Window có thể ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và cả lĩnh vực giảng dạy. Với nhiều tính năng, Window có thể phục vụ trong dạy học như: Soạn thảo văn bản, tính toán, sử lý hình ảnh, âm thanh, phim, video….nhờ vậy mà Window được khai thác để xây dựng các phần mềm dạy học nói chung và dạy học phân môn Thường thức mỹ thuật nói riêng.

2.4.3.Powerpoint

Powerpoint là một chương trình ứng dụng để tạo ra các bài trình diễn (Presentation) bằng một hoặc nhiểu phiên (Slide), chứa nội dung là chữ, biểu đồ, hình ảnh….chương trình này thuộc bộ Office của hãng Microsoft.

2.4.3.1. Các thao tác cơ bản

a. Khởi động PowerPoint:

Cách 1: Start - Programs - Microsoft Office - Microsoft Office PowerPoint 2003.

b. Tạo mới một trình chiếu (Presentation):

Cách 1: File - New.

Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

Ngay sau đó vùng tác nghiệp (Task Pane) sẽ hiện ra ở bên phải màn hình Powerpoint cho phép bạn lựa chọn 1 trong các cách tạo mới một trình chiếu (presentation).

* Blank presentation: Tạo mới một trình chiếu

trống hoàn toàn, không có định dạng, không có nội dung sẵn có ...

* From design template: Tạo một trình chiếu từ các

mẫu có sẵn do Microsoft cung cấp, các mẫu này bạn cũng có thể tải về tự mạng Internet hoặc tự thiết kế theo ý mình.

* From AutoContent wizard..: Tạo một trình chiếu theo mẫu nội dung có sẵn.

* From existing presentation...: Tạo một trình chiếu từ các trình chiếu đã có nội dung

sẵn trước đó

* Photo album: Tạo một trình diễn bằng ảnh.

c. Cấu trúc màn hình PowerPoint:

Về cơ bản cấu trúc cửa sổ của PowerPoint có các thành phần cơ bản giống tất cả các cửa sổ của các phần mềm soạn thảo khác. Có một vài khác biệt nhỏ là trong cửa sổ PowerPoint có các ô cửa sổ nhỏ bên trái và bên phải giúp người sử dụng thao tác nhanh với các trang trình chiếu của mình, tên gọi của chúng là task pane tạm dịch là vùng tác nghiệp.

d. Thanh công cụ:

Thanh công cụ là nơi tập hợp các lệnh thông dụng nhất từ thanh thực đơn lệnh thành các nút lệnh để giúp người sử dụng thao tác nhanh.

Trong quá trình soạn thảo trình chiếu bạn nên hiển thị 3 thanh công cụ Standard, Formatting và Drawing để thao tác nhanh với bản thảo của mình. Và nên tắt bớt những thanh công cụ khác nếu chưa thực sự cần dùng đến chúng để có không gian soạn thảo rộng rãi hơn.

Để ẩn hiện các thanh công cụ bạn có thể dùng 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Vào menu View - Toolbars. Đánh dấu vào thanh

công cụ cần hiển thị, bỏ đánh dấu để ẩn thanh công cụ chưa sử dụng đến.

Cách 2: Kích phải trên thanh công cụ hoặc thanh menu, đánh dấu và thanh

e. Soạn thảo

Chọn một phương thức thể hiện phù hợp với nội dung cần trình bày bằng cách kích chọn một layout trên vùng tác nghiệp (task pane) ở bên phải màn hình soạn thảo như hình bên. Ví dụ: trang trình chiếu thể hiện tiêu đề bạn chọn layout là title layout.

- Gõ nội dung vào các ô chữ hiển thị ở vùng soạn thảo giữa màn hình, số lượng các ô chữ có thể thêm bớt tùy vào nội dung của bạn. Việc định dạng các nội dung này bạn có thể làm tương tự như các phần mềm soạn thảo thông thường khác, nên dùng thanh công cụ Formatting để thao tác nhanh hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nên sử dụng các font chữ thuộc bảng mã Unicode để khi chép sang máy khác bạn không cần phải lo thiếu font chữ. Font nên dùng là Verdan

f. Tạo mới slide:

Cách 1: Vào Insert - New Slide. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + M.

Cách 3: Kích vào nút trên thanh công cụ.

Chọn một layout phù hợp cho nội dung cần thể hiện và gõ nội dung vào phần soạn thảo.

g. Thay đổi vị trí các slide:

Bằng cách kích giữ chuột và kéo thả các silde trên phần cửa sổ bên trái màn hình soạn thảo bạn có thể thay đổi vị trí các trang trình chiếu.

h. Trình chiếu.

Để xem kết quả soạn thảo bạn vào menu View - Slide Show hoặc nhấn phím F5. Để thoát phím ESC để thoát khỏi màn hình trình chiếu trở về màn hình soạn thảo. Để trình chiếu từ trang hiện tại trở về sau bạn dùng tổ hợp phím Shift + F5 hoặc kích vào nút ở cuối phần cửa sổ bên trái màn hình soạn thảo. Chức năng này bạn thường xuyên sử dụng khi bắt phải bắt đầu từ một slide không phải là trang đầu tiên của bài giảng.

2.4.3.2. Làm việc với hình ảnh:

Hình ảnh cũng là đối tượng thường được sử dụng thường xuyên trong trình chiếu của bạn, bài này hướng dẫn bạn một số kỹ năng cơ bản với hình ảnh.

a. Chuẩn bị

Để nội dung phong phú bạn nên chuẩn bị trước các hình ảnh minh họa từ nhiều nguồn khác nhau như tự thiết kế bằng các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Corel, ...; từ mạng Internet; chụp từ màn hình; từ ClipArt có sẵn của bộ Office.

Cần phải chọn những hình minh họa phụ hợp với chủ đề đang trình bày, không nên chèn các hình có tính giải trí vào bài giảng làm người học phân tán tâm lý không tập trung vào bài giảng. Nên sử dụng hình có nền đơn giản phù hợp với nền trang trình chiếu và nên sửa lại màu chữ phù hợp để tránh trường hợp hình ảnh che mất nội dung.

b. Sử dụng ClipArt

Chọn hình phù hợp với nội dung cần minh họa, kích phải trên hình chọn lệnh Copy, đóng cửa sổ trình quản lý ClipArt để trở về màn hình soạn thảo trình chiếu. Nhấn Ctrl + V để dán hình ảnh từ ClipArt.

c. Chèn hình từ file

Nếu bạn có một bộ sưu tập hình chuẩn bị trước cho nội dung trình bày thì nên tổ chức các hình ảnh vào một thư mục riêng biệt, đặt tên là hinhanh, pic, gif... để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng cho slide của bạn khi cần.

Từ màn hình soạn thảo và menu Insert - Picture - From file. Chọn đến file hình ảnh cần đưa vào minh họa, nhấn nút Insert.

Để xem trước hình dưới dạng thu nhỏ trong hộp thoại Insert

Pictures này bạn kích nút Views ở phần thanh công cụ của hộp thoại, chọn Thumbnails. Để xem hình ảnh với kích cỡ nguyên mẫu chọn Preview.

d. Cắt xén hình

Sau khi chèn hình vào trang trình chiếu, trong trường hợp bạn chỉ cần lấy một phần của hình ảnh mới đưa vào thì có thể cắt xén bớt các phần thừa đi. Trước tiên bạn phải hiển thị thanh công cụ chuyên dùng Picture bằng cách kích phải trên thanh menu, đánh dấu chọn Picure.

Kích chọn hình cần cắt xén, chọn nút Crop: trên thanh công cụ Picture. Nhấn giữ chuột tại vị trí các biên của hình để xén hình. Để xén được hình ảnh với kích thước chính xác bạn nên sử dụng kết hợp phím Alt + chuột.

e. Định dạng hình ảnh

Để hình ảnh ăn khớp với nội dung trình chiếu thì bạn nên sử dụng các nút trên thanh công cụ Picture; sử dụng nút để tăng độ tương phản, nút để giảm độ tương phản, nút để tăng độ sáng, nút để giảm độ sáng của hình sao cho hình ảnh chèn vào hài hòa với nội dung và các hình khác hiện có trong trang trình chiếu của bạn.

2.4.3.3. Chèn Video

Vào Insert - Movies and sounds... --> Movies from File...

Tìm đến file video bạn đã chuẩn bị trước, chọn Open tương tự cách chèn hình ảnh thông thường.

Ngay sau đó sẽ xuất hiện một hộp thoại hỏi bạn muốn chạy đoạn video lên một cách tự động (kích nút Automatically) hay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

muốn chạy khi bạn kích chuột vào (kích nút When Clicked).

a. Xem video trong màn hình thiết kế Slide

Trong trường hợp bạn cần xem trước đoạn video trong màn hình thiết kế. Kích phải vào đoạn video vừa chèn vào trên Slide. Chọn Play movie. Bạn có thể thay đổi độ rộng màn hình đoạn video tùy ý sao cho phù hợp với nội dung còn lại trong slide. Đưa con trỏ đến các vị trí biên của đoạn video, xuất hiện mũi tên 2 chiều kéo để thay đổi độ rộng.

b. Chọn cách thể hiện movie

Kích phải trên đoạn movie trên màn hình thiết kế slide. Chọn Edit Movie Object.

- Loop until stopped: lặp lại đoạn video

cho đến khi chuyển qua slide khác.

- Rewind movie when done playing: trả

lại cửa sổ video giống như trạng thái ban đầu sau khi chạy xong đoạn video đó.

- Hide while not playing: Ẩn đoạn movie khi ở trạng thái không chạy.

- Zoom to full screen: chạy đoạn video ở chế độ toàn màn hình. - Kích vào nút để chọn mức âm thanh khi chạy đoạn video.

2.4.3.4. Chèn âm thanh

Vào menu Insert - Movies and sounds. Chọn Sound From File. Chọn tập tin âm thanh cần chèn vào slide. Chọn Open.

Sau khi chèn xong đoạn âm thanh sẽ hiện ra biểu tượng hình chiếc loa.

- Để nghe trước file âm thanh vừa chèn trong màn hình soạn thảo slide: kích phải chọn Play sound.

- Để đặt chế độ thể hiện file âm thanh, kích phải chọn Edit Sound Object. Các lựa chọn giống như lựa chọn của đoạn video.

2.4.3.5. Làm việc với Slide

a. Sử dụng template

Mặc định trong PowerPoint có nhiều mẫu với định dạng sẵn để người dùng có thể chọn sử dụng phù hợp với nội dung cần trình bày của mình.

Sau khi tạo mới một trình chiếu, vào menu Format - Slide Desgin, ngay đó xuất hiện các mẫu có sẵn trong vùng tác nghiệp (task pane), kích chuột vào các mẫu để xem và chọn mẫu phù hợp với nội dung của bạn..

Để chọn một mẫu cho riêng một slide đang chọn thì kích phải chuột trên các mẫu trong vùng tác nghiệp, chọn Apply to Selected Slides.

b. Chọn layout

Tùy nội dung cần trình bày mỗi trang trình chiếu cần có một phương thức thể hiện riêng. Để chọn layout cho trang slide của bạn vào menu Format - Slide layout. Vùng tác nghiệp (task pane) sẽ hiện ra các layout để bạn chọn cho trang slide của mình.

Nếu các layout có sẵn không thích hợp thì bạn có thể dùng một layout trắng, không có định dạng và tự thiết kế theo nội dung cần của trang trình chiếu.

c. Màu nền cho slide

Vào menu Format - Background. Kích vào ô có nút mũi tên để chọn một màu thích hợp có sẵn.

- Automatic: màu nền mặc định theo mẫu đã chọn. - More colors để xuất hiện bảng màu đầy đủ nếu các màu có sẵn không phù hợp.

- Nhấn Apply để cập nhật màu nền vừa chọn cho

trang slide hiện tại.

- Nhấn Apply to All để cập nhật màu nền vừa chọn cho tất cả các trang slide hiện có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhấn Cancel để bỏ qua thao tác chọn màu nền và trở về màn hình soạn thảo.

d. Hình nền cho slide

Nếu các màu nền, hình nền của mẫu có sẵn không phù hợp, bạn có thể thay thế bằng một hình ảnh do bạn tự thiết kế hoặc sưu tầm từ Internet...

- Vào menu Format - Backgroup. Kích chọn ô chọn màu nền như phần trên. Chọn Fill Effects. Trong hộp thoại Fill Effects (hình bên), kích chọn thẻ Picture. Nhấn nút Select

Picture, chọn hình ảnh thích hợp để làm nền cho trang trình chiếu. Nhấn OK. Chọn Apply để chọn hình làm nền cho 1 slide đang làm việc, Chọn Apply to All để chọn hình làm nền cho tất cả các trang slide hiện có.

Để có một slide thẩm mỹ, có hiệu quả bạn nên sử dụng các hình ảnh ít chi tiết, hình có màu sáng và phải thể hiện được chỉ đề của bài giảng.

e. Hiệu ứng cho nền slide

Nếu không có hình nền phù hợp bạn có thể sử dụng một số hiệu ứng cho sẵn để làm cho nền slide không đơn điệu, thẩm mỹ hơn, làm nổi bật nội dung cần trình bày. Cũng vào menu Format - Background, kích chọn ô chọn màu. Chọn Fill Effect, chọn các thẻ Gradient, Texture, và Pattern để chọn một kiểu hiệu ứng phù hợp.

f. Xóa slide

- Kích phải trên slide trong ô cửa sổ bên trái màn hình soạn thảo chọn Delete Slide. - Để chọn nhiều silde cùng lúc sử dụng phím Shift hoặc Ctrl kết hợp với kích chuột vào slide cần xóa. Kích phải chọn Delete.

2.4.3.6. Làm việc với hyperlink

a. Tạo hyperlink trong trình chiếu

Kích phải trên một đối tượng bất kỳ trong slide như chữ viết, hình ảnh, shape,... để tạo hyperlink liên kết đến một website, một văn bản, hoặc một trang slide khác trong trình chiếu hiện tại của bạn. Chọn Hyperlink (hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + K).

b. Tạo liên kết đến một trang silde khác trong trình chiếu hiện tại

- Từ hộp thoại tạo hyperlink kích nút Place in this document trong phần cửa sổ bên trái. Chọn một slide cần liên kết đến trong danh sách các trang slide hiện trong phần cửa sổ giữa hộp thoại.

- Nhấn nút Screen tip để gõ lời hướng dẫn khi bạn rê chuột đến hyperlink (nếu cần). - Nhấn OK để hoàn tất thao tác. Lưu ý hyperlink chỉ hoạt động khi bạn trình chiếu nó lên.

c. Tạo liên kết đến một website

Từ hộp thoại tạo hyperlink. Kích chọn Existing file or Web page. Gõ đường

link vào ô Addresss. Chỉ sử dụng liên kết website trong bài giảng khi bạn chắc là máy mình sử dụng tại phòng học có kết nối internet.

d. Tạo liên kết đến một file

- Trong hộp thoại tạo hyperlink, chọn Existing file or Web

page trong phần cửa sổ bên trái hộp thoại. Kích nút tại mục Look in để chỉ đến tập tin chứa nội dung cần liên kết. - Để liên kết đến mục vùng xác định trong tập tin đã được đánh dấu bằng bookmark. Sau khi chọn tập tin cần liên kết, nhấn nút Bookmark... ở phía bên phải hộp thoại Hyperlink, kích chọn bookmark cần liên kết đến. Nhấn OK.

- Khi liên kết với một file bạn phải xác định trong máy có phần mềm hỗ trợ để mở file đó chưa, nếu không có khi kích vào hyperlink trên trình chiếu sẽ báo lỗi.

2.4.3.7. Sử dụng hiệu ứng khi trình chiếu

a. Phân loại hiệu ứng: Các hiệu ứng của Powerpoint có thể tạm phân loại thành 4 nhóm theo cách tổ chức trên menu:

Entrance các loại hiệu ứng xuất hiện từ ngoài vào. Nội dung

Emphasis các hiệu ứng tạo ấn tượng như đổi màu, thay đổi cỡ chữ, kiểu chữ,

rung ...

Exit các hiệu ứng làm nội dung xuất hiện rồi biến mất khỏi màn hình trình

chiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Motion Paths các hiện ứng xuất hiện theo đường mà người sử dụng chỉ ra. Ví dụ có

thể vẽ để một nội dung chạy lòng vòng trên màn hình.

b. Tạo hiệu ứng:

- Chọn 1 hoặc nhiều đối tượng cùng lúc trong slide cần tạo hiệu ứng khi trình chiếu.

- Kích phải, chọn Custom Animation. Các thao

tác tiếp theo bạn sẽ thực hiện tại vùng tác nghiệp bên phải màn hình soạn thảo.

- Kích nút trong vùng tác nghiệp và chọn một loại hiệu ứng thích hợp từ các nhóm hiệu ứng hiện ra ngay sau đó

- Trong mỗi nhóm hiệu ứng chỉ xuất hiện một vài hiệu ứng, để chọn nhiều hiệu ứng hơn nhấn nút More Effects... (xem hình bên) để chọn nhiều hiệu ứng khác.

c. Xóa hiệu ứng

Kích chọn hiệu ứng trong danh sách các hiệu ứng trong vùng tác nghiệp. Nhấn nút Remove.

Dùng phím Shift kết hợp với chuột để chọn và xóa nhiều hiệu ứng cùng lúc.

d. Thay đổi hiệu ứng

Khi cần thay đổi hiệu ứng cho một đối tượng nào đã chọn, bạn không cần phải xóa hiệu ứng đó mà chỉ chọn và nhấn nút tại vị trí nút Add Effect trong vùng tác nghiệp (Custom Animation).

e. Chọn cách khởi động hiệu ứng

Mặc định khi muốn thực hiện hiệu ứng khi trình

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học Thường thức mỹ thuật cho học sinh lớp 4 10600816 (Trang 38 - 51)