4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay những nghiên cứu về nấm Linh chi ở Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên những nghiên cứu về ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý nguyên liệu trồng nấm Linh chi hầu như chưa có, đa số là trồng theo các phương pháp truyền thống.
Theo Phạm Thị Ngọc và cs khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại cơ chất và 2 mức bổ sung chế phẩm EM đến năng suất của nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida) đã cho thấy thời gian tơ nấm lan kín bịch phôi phụ thuộc vào các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, cơ chất… việc bổ sung chế phẩm EM làm tăng nguồn vi sinh vật hữu hiệu trong cơ chất, hạn chế vi sinh vật gây hại để giảm tỉ lệ nhiễm cho bịch phôi. Đồng thời vi sinh vật EM còn tham gia vào quá trình phân giải các chất hữu cơ giúp cung cấp nhanh nguồn C và N cho nấm giúp cho hệ tơ nấm lan nhanh, kín trắng bịch sớm. Đặc biệt cho năng suất cao nhất với nghiệm thức (70% mùn cưa+15% bã mía+15% vỏ trấu) bổ sung 10% EM đạt được 306,8kg/1000 bịch (Phạm Thị Ngọc và cs, 2014).
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý cơ chất trồng nấm như: tại trường đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM năm 2006, Lương Bảo Uyên và Phạm Thị Ánh Hồng đã nghiên cứu xử lý mạt dừa sau trồng nấm bào ngư bằng xạ khuẩn sau khi ủ 60 ngày và kết quả cho thấy hàm lượng lignin giảm xuống còn 34%, cellulose còn 7% và tỉ lệ C/N là 19 thích hợp ứng dụng sản xuất phân sinh hóa hữu cơ.
Ứng dụng EM trong xử lý mùn cưa trồng nấm sò của trang trại trồng nấm Kajornvit, Thái Lan thì kết qủa cho thấy rất tốt năng suất sinh học tăng 10-15% và tỷ lên
16
nhiễm bệnh giảm 10-15% so với không sử dụng chế phẩm EM. Tại Việt Nam hiện nay có một số hợp tác xã đã và đang ứng dụng chế phẩm EM để xử lý cơ chất trồng nấm cũng như xử lý cơ chất sau khi trồng nấm và đạt kết quả tốt.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng EM trong nuôi trồng nấm cũng chưa được đẩy mạnh. Đa phần là các nghiên cứu EM trong lĩnh vực khác như:
Nguyễn Thị Minh (2006) đã nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm trồng nấm làm giá thể hữu cơ trồng rau an toàn và kết quả cho thấy trồng rau mồng tơi trên giá thể hữu cơ chứng tỏ giá thể cho hiệu quả rõ rệt đến sự sinh trưởng phát triển của rau, các chỉ tiêu theo dõi của rau trồng trên giá thể đều cao hơn so với đối chứng ở mức sai số có ý nghĩa, năng suất rau tăng 20-34%, đặc biệt tỷ lệ sâu bệnh giảm hơn 15%. Hơn thế nữa, rau trồng trên giá thể từ xử lý bã nấm có chất lượng đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT, không chứa vi sinh vật gây bệnh và kim loại nặng (Nguyễn Thị Minh, 2006).
Theo nghiên cứu của Đỗ Hải Lan ( Khoa Sinh – Hóa, Đại Học Tây Bắc) cho biết có thể xử lý EM 1% với cây lan Hồ Điệp Tím Nhung khi vừa đưa ra khỏi phòng nuôi để tăng khả năng thích nghi của cây với điều kiện ngoại cảnh mới. Cũng có thể xử lí EM ở giai đoạn cây còn non để kích thích sự sinh trưởng tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẻ của cây lan ở giai đoạn sau (Đỗ Hải Lan và cs, 2005).
Tại Hải Phòng đã xử lý EM cho các cây ăn quả: vải, cam, quýt…làm cho cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm, vỏ đẹp hơn và năng suất tăng 10-15% (Trung Tâm phát triển Việt - Nhật, 2004).
Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu thủy sản 3 (Bộ Thủy Sản) đã ứng dụng thành công EM trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam. Chế phẩm EM làm cho tổng số nhóm vi sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2-7 lần, chỉ số N-NH3 ở mức thấp (dưới 0,002mg/l), các chỉ số môi trường như pH và màu tảo ổn định trong thời gian dài (Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Bình, 1998).
17
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU