PHÂN TÍCH KIM LOẠI NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong xử lý nguyên liệu trồng nấm linh chi (Ganoderma Lucidum) (Trang 36 - 37)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.5. PHÂN TÍCH KIM LOẠI NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP

THỤ NGUYÊN TỬ ATOMIC ABSORBTION SPECTROMETRIC (AAS)

Nấm được xem là sinh vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng, vì vậy việc sử dụng nguyên liệu nuôi trồng nấm có nhiễm kim loại nặng là một trong những nguyên nhân làm cho nấm hấp thụ và tích lũy kim loại nặng trong quả thể, dẫn đến một số loại nấm ăn và nấm dược liệu nuôi trồng thường có hàm lượng kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép. Trong nghiên cứu này, ngoài việc đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của nấm linh chi trồng khi sử dụng chế phẩm EM thay thế nguồn vôi và bột nhẹ trong cơ chất nuôi trồng, chúng tôi còn tiến hành phân tích hàm lượng kim loại nặng mà cụ thể là Chì (Pb) và Cadimi (Cd), kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hàm lượng KLN của nấm Linh chi ở các công thức

Mẫu Pb (mg/kg) Cd (mg/kg)

ĐC 0,0222 0,0754

EM1 0,0130 0,0343

EM2 0,0113 0,0335

Kết quả kim loại nặng ở Bảng 3.5 cho thấy hàm lượng 2 kim loại nặng Pb và Cd trong mẫu nấm của 3 công thức nghiên cứu đều thấp hơn mức giới hạn cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trong đó hàm lượng kim loại nặng Pb và Cd thấp nhất ở CT3 là 0,0113mg/kg và 0,0335mg/kg, sau đó đến CT2 với hàm lượng Pb tương ứng là 0,0130mg/kg và cao nhất ở CT1 0,0343mg/kg. Kết quả này cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong nấm giảm đi khi giảm dần hàm hượng vôi và bột nhẹ trong nuôi trồng nấm, điều này chứng tỏ nguồn vôi và bột nhẹ khai thác từ đá vôi tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm kim loại nặng trong nấm, việc sử dụng chế phẩm EM xử lý nguyên liệu cho thấy hiệu quả rõ ràng trong việc kiểm soát mối nguy kim loại nặng trong nấm.

Vì vậy, trong tương lai, tiến đến việc nuôi trồng nấm hữu cơ, không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc vô cơ thì việc sử dụng các chế phẩm sinh học giúp giảm thời gian nuôi trồng, tăng năng suất và chất lượng nấm đồng thời giảm tích lũy kim loại nặng

27

trong nấm là vấn đề hết sức cần thiết để cung cấp sản phẩm dược liệu chất lượng, an toàn cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong xử lý nguyên liệu trồng nấm linh chi (Ganoderma Lucidum) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)