4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM EM ĐẾN NĂNG SUẤT NẤM LINH CHI THU
THU ĐƯỢC Ở CÁC THÍ NGHIỆM
Đối với nấm Linh chi, năng suất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đường kính tán, độ dày tán, chiều cao và đường kính cuống. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng năng suất của nấm ở các công thức khác nhau chủ yếu là do hai yếu tố đường kính tán và độ dày tán quyết định.
Bảng 3.4. Năng suất của nấm Linh chi trên các công thức thí nghiệm.
Công thức
Năng suất tươi (g/bịch)
Năng suất khô (g/bịch) Tổng KL nấm thu được CT1 56,82 ± 0,907a 15,02 ± 0,55a 285,38 CT2 53,37 ± 0,46b 13,45 ± 0,52b 295,9 CT3 47,701 ± 0,74c 12,2 ± 0,87b 305
(Chú thích: Số liệu trong bảng là trung bình của 3 lần lặp lại. Các chữ số khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa của các nghiệm thức khảo sát theo kiểm định Duncan ở độ tin cậy 95%).
Theo kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất nấm đạt cao nhất trên CT1 56,82 g/bịch. Năng suất nấm ở CT có bổ sung chế phẩm EM thấp hơn đối chứng nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Cụ thể: CT2 (53,37g/bịch) > CT3 (47,701g/bịch). Có thể giải thích rằng khi bổ sung chế phẩm EM vào nguyên liệu trồng nấm thì trong quá trình phân giải và quá trình hô hấp các vi sinh vật đã sử dụng một phần dinh dưỡng có trong bịch nguyên liệu nên đã làm giảm tỷ lệ C/N dẫn đến năng suất g/bịch khi bổ sung EM vào thấp hơn đối chứng.
Tuy nhiên năng suất khô thu được trên tổng bịch ở CT3 là cao nhất đến CT2 và CT1 là thấp nhất, với tổng khối lượng nấm thu được lần lượt là 305g; 295,9g; 285,38g.
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung chế phẩm EM vào khâu xử lý nguyên liệu trồng sẽ giúp nấm phát triển nhanh hơn, tỷ lệ nhiễm thấp hơn và cho thu hoạch sớm hơn dẫn đến năng suất trên tổng bịch cao hơn.
26