6. Bố cục đề tài
3.3. Những biểu tượng nghệ thuật kì ảo
Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hoá cảm xúc, ý tưởng của nhà văn. Biểu tượng trở thành phương tiện diễn đạt cô đọng, hàm súc, có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp nhận của độc giả. Thế giới của giấc mơ được xem là thế giới của các biểu tượng nghệ thuật. Khi xây dựng thế giới đó, các nhà văn đã tạo nên tính thẩm mỹ cho tác phẩm. Cùng với việc biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng nhân vật
thì giấc mơ còn mang nhiều yếu tố, nhiều biểu tưởng nghệ thuật độc đáo. Sử dụng các biểu tượng nghệ thuật ảo vào trong tác phẩm đã tạo nên được giá trị thẩm mỹ cao, đồng thời những hình ảnh đó còn được nhà văn gửi gắm một thông điệp nào đó mang ý nghĩa nhân bản. Vì “qua những biểu tượng này những vấn đề thẳm sâu trong tâm linh nhân vật được biểu thị và mang tính đa nghĩa” [10, tr.267].
Trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân đã được Nguyễn Đình Chính sử dụng khá nhiều những biểu tượng nghệ thuật kỳ ảo rất đặc sắc và độc đáo. Tiêu biểu như “luồn khí màu da cam”, “hồn ma”, “cái đầu lâu”,… Mỗi biểu tượng mang trong mình những ý nghĩa riêng và tất cả đã tạo nên sự hấp dẫn cho cuốn tiểu thuyết. Thiết nghĩ nếu không có những biểu tượng nghệ thuật kỳ ảo này thì có lẽ câu chuyện sẽ trở nên tẻ nhạt, những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm sẽ khó lòng được bạn đọc nhận ra.
Ta thấy hình ảnh biểu tượng “luồng khí màu da cam” xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, nó có yếu tố lặp đi lặp lại và chỉ có một người nhận ra sự tồn tại của nó là bác sĩ Cần. Luồng khí màu da cam này được phát ra từ xác người chết, nó “cuộn tròn trên đầu xác chết, nằm oằn oại, uốn éo như con rắn đang uốn lượn vũ điệu kỳ dị quanh cái ổ của nó” [5, tr.26]. Và có một điều đặc biệt là luồng khí đó có thể than thở, nói chuyện được với bác sĩ Cần. Hầu như trong giấc mơ nào, bác sĩ Cần cũng nhìn thấy sự xuất hiện cái luồn khí đặc quánh này nhưng ở những góc độ khác nhau. Trong giấc mơ gặp bà Nhàn, ông đã “nhìn thấy một luồng khí đặc quánh, màu da cam đang chậm rãi buồn rầu cuộn quanh đầu cỗ quan tài” [5, tr.79], còn trong giấc mơ gặp hồn ma của ông Bùi Thành Công thì “luồng khí xám ngoét, tanh nguội và bóng lộn lên một cách lạ mắt đang lơ lửng trên nóc quan tài” [5, tr.125],…Vậy, luồng khí da cam này là gì? Có khi nó được xem là linh hồn, có khi lại được xem là một hiện tượng siêu nhiên, hay đó chỉ là sự ảo tưởng của bác sĩ Cần?
Nguyễn Đình Chính đã thật tài tình khi sử dụng biểu tượng này mà không đưa ra một lời giả thích cụ thể nào. Chính sự lấp lửng của nó đã tạo nên một sự quyến rũ đến không ngờ cho những ai muốn khám phá, gợi ra nhiều liên tưởng cho mỗi độc giả.
Biểu tượng “hồn ma” cũng được cũng được nhà văn sử dụng khá linh hoạt và độc đáo. Trong tác phẩm, hồn ma có lúc xuất hiện để oán trách người khác trong tiếng nấc nghẹn ngào, đứt quãng “Ôi… ôi… ôi…Trời ơi! Vợ con…khốn nạn…vì mấy gian nhà mà mổ xác tôi ra thế này… Thảm quá!... Trời ơi!... tôi có tội với cô… cái buồng… hố xí… phố Hàng Cháo… ngôi nhà số chín… tôi đau lòng lắm… vì tôi mà cô hỏng cả cuộc đời… Ối giời ơi! Tôi biết làm gì bây giờ… Xin cô tất thể cho tôi” [5, tr.27]. Đó là hồn ma của một quan chức tuyên huấn tỉnh cấp cao đã về hưu, vì một chút của cải mà vợ con nỡ “mổ xác” ông ra, để rồi từ trong cái xác chết đó hiện về một hồn ma với những tiếng than thở nghe đến nao lòng. Tiếng than thở đó như tiếng rên rỉ, nghẹn ngào của một người đang bị nhốt dưới đáy vực sâu thăm thẳm, ngột ngạt tối đen.
Bên cạnh những hồn ma hiện về để trách móc, để sám hối thì còn có những hồn ma đã hiện về để được chất vấn với những con người đang sống, nhằm hiểu được nguyên nhân dẫn đến cái chết của mình. Hồn ma của Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thành Công hiện về trong giấc mơ của bác sĩ Cần với mong muốn biết được một điều bí ẩn gì đó. Để rồi khi bác sĩ Cần phát hiện ra một cái lỗ rất sâu nằm ngay trên đầu vị giáo sư này thì hồn ma đã lên tiếng “Thế là rõ cả rồi. Lạ nhỉ. Lạ nhỉ. Không thể ngờ được”, “Lạ nhỉ… một cái lỗ… lạ nhỉ… Ôi cái chung. Cái chung. Cái chung là cái gì nhỉ. Chẳng lẽ vì cái chung đó mà cả cuộc đời ta đã… đã… đi nhầm tàu? [5, tr.127].
Với kỹ thuật viết độc đáo của nhà văn, thế giới của chốn địa ngục cũng được hiện lên muôn màu muôn vẻ. Có những hồn ma đã phải vật vờ, lang
thang dưới đó mà không thể nào gia nhập được “hộ khẩu” cho linh hồn. Hồn ma ông Cổn đã hiện về và kêu than “Ối ông ơi! Thật khốn khổ cho cái xác ma của tôi. Bà Jung bà Jai cứ nhất định không chịu đăng kí hộ khẩu cho cái xác ma tôi” [5, tr. 635]. Để rồi “bây giờ tôi là một con ma hoang không nhà, không cửa, không đền chùa miếu mạo, chỉ còn biết bay vật vờ trong rừng thẳm” [5, tr.636].
Mỗi hồn ma là một oan hồn, mỗi số phận của nhân vật trong tác phẩm. Họ gặp phải những trắc trở, bất hạnh trong cuộc sống để rồi khi chết đi mà linh hồn vẫn không sao siêu thoát được. Trong giấc mơ của người khác, họ đã hiện về và kể lể những đau buồn, những dự định cũng như bao ước muốn không thành để mong được sự thanh thản nơi suối vàng. Bởi hồn ma thường là thể hiện niềm tin của con người vào thế giới bên kia, tin vào sự tồn tại của linh hồn.
Ngoài ra, trong tác phẩm ta còn nhận thấy rất nhiều yếu tố kỳ ảo được nhà văn sử dụng nhằm tạo không khí hư thực như truyện kỳ ảo phương Tây . Nhân vật bác sĩ Cần trong truyện có thể sống với ma, nói chuyện với ma, sẵn sàng lắng nghe cũng như chia sẽ tất cả mọi điều trong cuộc sống với ma. Điều này một mặt hấp dẫn người đọc, mặt khác giúp tác giả nêu lên những vấn đề đời sống xã hội dưới dạng hư cấu nhưng lại khiến người đọc cảm thấy rất khách quan.
KẾT LUẬN
Mặc dù xuất hiện trong văn học “từ thủa ban sơ trong cổ tích thần thoại” nhưng phải đến sau năm 1986 thì giấc mơ mới thực sự trở thành một phương diện kĩ thuật phổ biến trong quá trình sáng tạo của các nhà tiểu thuyết Việt Nam. Nguyễn Đình Chính đã rất thành công khi xây dựng cuốn tiểu thuyết Đêm thánh nhân bằng chất liệu của những giấc mơ. Giấc mơ chính là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà văn đi sâu vào khám phá những “vỉa” sâu trong tâm hồn con người, đồng thời phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu sắc nhất.
Qua hàng loạt các giấc mơ liên tiếp trong cuốn tiểu thuyết đã đưa ta trở về với những ám ảnh những tội lỗi trong quá khứ mà ở đó con người không thể nào tự giải thoát cho mình. Ta cũng thấy được sự bế tắc của con người trước cuộc sống thực tại và từ đó không tránh khỏi sự âu lo về số phận con người. Giấc mơ chính là nơi để người ta bộc lộ hết những cảm xúc cháy bỏng, những khát khao mãnh liệt của chính bản thân mình. Ở đó tác giả đã để cho con người hướng đến cái chân thật nhất của bản chất người mà không cần phải che đậy hay giấu kín. Đồng thời qua môtíp giấc mơ, nhà văn đã giúp chúng ta hóa giải được những mâu thuẫn giằng xé trong thế giới tâm hồn con người và những xung đột diễn ra trong đời sống xã hội.
Mỗi giấc mơ trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân là một chỉnh thể thống nhất, tập hợp rất nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc và có những sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Với việc sử dụng các loại kết cấu phân mảnh, lồng ghép, hay không thời gian đêm, không thời gian hoài niệm và những biểu tượng nghệ thuật kỳ ảo đã làm cho cuốn tiểu thuyết trở nên mới lạ và hấp dẫn. Qua đó khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của tác giả.
Môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân của nguyễn Đình Chính đã tạo nên một diện mạo mới trong đời sống văn học, chuyển tải nhiều vấn đề trong phương thức chiếm lĩnh hiện thực. Giấc mơ đã bộc lộ thế giới vô thức, mở ra tầng sâu tâm linh con người với bao nỗi buồn vui riêng tư và chất chứa đầy khát vọng. Đồng thời cũng góp phần thể hiện vẻ đẹp nhân bản và tiến bộ về tầm cảm thụ thế giới tinh thần phong phú ở con người của văn học Việt Nam những năm đổi mới.
Trong quá trình khảo sát môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân, chúng tôi đã cố gắng chạm tới được một phần nào đó cái đường biên của tâm hồn con người và tìm ra được những nghệ thuật đặc sắc của cuốn tiểu thuyết. Đồng thời người nghiên cứu mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu sự xuất hiện của giấc mơ trong tác phẩm. Tuy nhiên, như Roman Ingarden đã từng phát biểu “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản”. Cho nên, với tác phẩm văn học này, nó vẫn còn là một “mảnh đất” màu mỡ cho những ai quan tâm, mong muốn được “cày xới” và khám phá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2005), Môtip giấc mơ trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP – Đại học Huế.
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. E.A.Bennet (Bùi Lưu Phi Khanh dịch) (2002), Jung đã thực sự nói gì, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Chính (2008), Đêm thánh nhân, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Jean Chevaliev, Alain Gheerborant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa
thế giới, Nxb Đà Nẵng.
7. Lê Giảng (2009), Khoa học với những giấc mơ, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
8. S.Freud (Đỗ Lai Thúy biên soạn) (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
9. S.Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli (Đỗ Lai Thúy biên soạn) (2004), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
12. Bách Thị Hiền (2011), Môtip giấc mơ trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1990 đến 2000, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP - Đại học Huế.
13. Henri Benac (Nguyễn Thế Công dịch) (2008), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục.
14. Trần Thị Thanh Nhị (2010), Mô tip giấc mơ trong văn xuôi trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP - Đại học Huế.
15. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
16. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. 17. Đỗ Lai Thúy (2008), Bút pháp ham muốn, Nxb Tri thức, Hà Nội.
18. Liễu Trương (2001), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Tài liệu mạng
19. Thái Phan Vàng Anh (2010), Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, http://tailieu.vn.
20. Đặng Tiến (1999), Một thành tựu của văn chương huyền ảo, http://thotanhinhthuc.org.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
1. Lí do chọn đề tài ... 2
2. Lịch sử vấn đề ... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ... 5
5. Đóng góp của luận văn... 5
6. Bố cục đề tài... 5
NỘI DUNG ... 6
Chương 1 Môtip giấc mơ và những biểu hiện của giấc mơ trong ... 6
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ...Error! Bookmark not defined. 1.1.Giới thuyết khái niệm... 6
1.1.1. Môtip – “một phương diện của thi pháp học” ... 6
1.1.2. Giấc mơ – dưới góc nhìn của Phân tâm học... 9
1.2. Những biểu hiện của giấc mơ trong văn học Việt Nam sau 1986 ... 14
1.2.1. Giấc mơ - những nỗi niềm ám ảnh và những ước nguyện... 14
1.2.2. Giấc mơ – sự khám phá chiều kích thứ ba của con người ... 18
1.3 Nhà văn Nguyễn Đình Chính và tiểu thuyếtĐêm Thánh Nhân ... 22
Chương 2. Môtip giấc mơ trong Đêm thánh nhân – những dạng thức ... 25
biểu hiện ...Error! Bookmark not defined. 2.1. Giấc mơ - những “miền” ám ảnh ... 25
2.1.1. Ám ảnh về những tội lỗi của quá khứ ... 25
2.1.2. Bế tắc trước cuộc sống thực tại ... 28
2.1.3. Âu lo về số phận con người ... 31
2.2. Giấc mơ và những khát vọng mãnh liệt ... 34
2.2.1. Khát vọng tính dục ... 34
2.2.2. Khát vọng tinh thần... 38
2.3.1. Hóa giải những mâu thuẫn trong thế giới nội cảm con người... 41
2.3.2. Hóa giải những xung đột trong đời sống xã hội ... 45
Chương 3. Môtip giấc mơ trong Đêm thánh nhân – một số phương thức thể hiện ... 48
3.1. Kết cấu phân mảnh lồng ghép ... 48
3.2. Không gian và thời gian tâm tưởng ... 51
3.3. Những biểu tượng nghệ thuật kì ảo ... 55
KẾT LUẬN ... 58