Bài nghiên cứu có 2 mục tiêu nghiên cứu liên quan đến việc lập thang đo bao gồm:
- Đo lường đặc điểm của sinh viên tham gia vào nghiên cứu dưới góc độ là người trả lời phỏng vấn
- Yêu cầu người tham gia đánh giá mức độ đồng ý đối với các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên.
Thang đo danh nghĩa được xây dựng nhằm phân biệt và định danh các đối tượng nghiên cứu. Đề tài đã xây dựng các thang đo danh nghĩa bao gồm: giới tính, chương trình học, năm học, ngành học và thu nhập của người tham gia. Ưu điểm của thang đo này là dễ thiết lập cũng như tính chuyên biệt cao và cung cấp thông tin hữu ích.
Thang đo thứ bậc được xây dựng nhằm lượng hóa và sắp xếp các vấn đề theo thứ tự, đo lường thái độ, ý thức, quan điểm, sở thích và nhận thức. Các thang đo và các biển quan sát trong đề tài sử dụng thang đo điểm Likert (5 mức độ) và được mô tả chi tiết trong 1 bảng nhằm xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên.
Thang đo Likert:
- Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý.
- Mức 2: Không đồng ý.
- Mức 3: Bình thường.
- Mức 4: Đồng ý.
Mô hình có 7 thang đo của yếu tố độc lập (có 35 biến quan sát) và một thang đo yếu tố phụ thuộc (với 5 biến quan sát) được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết.
Cơ sở lí thuyết theo Hồ Đức Hoàn (2017); Đoàn Thị Huế (2015); Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thùy Linh (2018); Trần Văn Quý, Cao Hào Thi (2009).
- Giả thuyết H0 có 7 yếu tố bao gồm: Yếu tố động lực cá nhân, Yếu tố thương hiệu, Yếu tố chất lượng giáo viên, Yếu tố học phí, Yếu tố chương trình đào tạo, Yếu tố marketing, Yếu tố người thân tư vấn
- Yếu tố phụ thuộc là yếu tố quyết định quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh TP.HCM