Tóm tắt kết quản nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CỦA SINH ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM (Trang 103)

Sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng với mẫu là 202 và thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS với các phân tích như phân tích nhân tố EFA thì nhận thấy hệ số tin cậy của Chương trình đào tạo và Thương hiệu không thỏa yêu cầu nên bị loại. Như vậy, sau quá trình này thì ta còn 4 nhân tố là chất lượng giáo viên, học phí, marketing, tư vấn người thân/bạn bè với 8 biến quan sát.

Tiếp tục phân tích hồi quy và ANOVA, kết quả như sau:

- Mô hình phù hợp và giải thích được 24.2% sự biến động trong quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh TP.HCM

- Đồng thời, các giả thuyết đều được chấp nhận trừ giả thuyết 4. Trong đó, chất lượng giáo viên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ (có hệ số lớn nhất), kế đến lần lượt là học phí, marketing, tư vấn người thân bạn bè

- Khi không có các yếu tố như chất lượng giáo viên, học phí, chương trình đào tạo,.. thì sinh viên cũng có quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ để học

- Không có sự khác biệt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ giữa những người có năm học và thu nhập khác nhau.

CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Dựa vào các nghiên cứu đã có về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của học sinh, sinh viên thì ta đưa ra được mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh là Động lực cá nhân, Thương hiệu, Chất lượng giáo viên, Học phí, Chương trình học và Tư vấn người thân với 34 biến quan sát.

Sau khi phân tích 202 mẫu thu được bằng phần mềm SPSS, bài nghiên cứu có kết quả như sau:

Trong số 202 người tham gia khảo sát thì có 23 nam và 179 nữ vì sinh viên trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh phần lớn có giới tính nữ. Đa số sinh viên tham gia khảo sát hiện đang theo học chương trình chính quy với 66.3%, 45.5% sinh viên hiện đang học năm 3, 30.7% thuộc ngành Tài chính ngân hàng, 39.1% chưa có thu nhập và phụ thuộc vào gia đình, 60.4% đã từng đăng ký học tập tại trung tâm ngoại ngữ.

Khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach's Alpha thì biến Thương hiệu, Học Phí, Marketing đều có độ tin cậy ở mức chấp nhận được, biến Chất lượng giáo viên, Chương trình học, Tư vấn người thân/bạn bè và Quyết định chọn có độ tin cậy ở mức cao. Riêng biến Động lực cá nhân phải bị loại bỏ vì có hệ số Cronbach's Alpha tổng bằng 0.665 nhỏ hơn khoảng tin cậy chấp nhận được là 0.7-0.79 và nếu xóa một thang đo bất kỳ nào trong biến thì hệ số Cronbach's Alpha cũng không lớn hơn 0.7.

Khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của mô hình (EFA) thì nhận thấy hệ số tin cậy của Chương trình đào tạo và Thương hiệu không thỏa yêu cầu nên bị loại. Như vậy, sau quá trình này thì ta còn 4 nhân tố là chất lượng giáo viên, học phí, marketing, tư vấn người thân/bạn bè với 8 biến quan sát.

- Mô hình phù hợp và giải thích được 24.2% sự biến động trong quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh TP.HCM

- Đồng thời, các giả thuyết đều được chấp nhận trừ giả thuyết 4. Trong đó, chất lượng giáo viên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ (có hệ số lớn nhất), kế đến lần lượt là học phí, marketing, tư vấn người thân bạn bè

- Khi không có các yếu tố như chất lượng giáo viên, học phí, chương trình đào tạo,.. thì sinh viên cũng có quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ để học

- Không có sự khác biệt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ giữa những người có năm học và thu nhập khác nhau.

5.2 Kiến nghị và đề xuất

Từ cơ sở của kết quả nghiên cứu, ta có thể đưa ra được một số kiến nghị giúp các bạn sinh viên đưa ra quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ hiệu quả hơn.

Về Chất lượng giáo viên

Chất lượng giáo viên là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ và là tiêu chí được các bạn sinh viên ưu tiên hàng đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bạn sinh viên có xu hướng chọn lựa những trung tâm tập trung nhiều giáo viên nước ngoài. Điều này xuất hiện hai vấn đề gây cản trở đến hiệu quả học ngoại ngữ của sinh viên. Thứ nhất là trung tâm ngoại ngữ có thể mời những người nước ngoài không có bằng cấp hay chứng chỉ, không có chuyên môn về giảng dạy. Thứ hai là dù giáo viên nước ngoài có thể hỗ trợ tốt cho phần phát âm của học viên, nhưng nếu học viên chưa có đủ năng lực ngoại ngữ thì sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với giảng viên và xảy ra tình trạng không hiểu rõ nội dung bài giảng. Ngược lại, một giáo viên người Việt có thể thỏa mãn nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ của học viên và giáo viên người Việt cũng sẽ có khả năng truyền đạt những kinh nghiệm, khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình học ngoại ngữ cho các học viên. Vì vậy, tùy vào nhu cầu và khả năng hiện tại của bản thân, các bạn sinh viên có thể đưa ra lựa chọn việc có nên theo học giáo viên nước ngoài hay không. Để tìm hiểu về lý lịch, bằng cấp của giáo viên, các bạn học viên có thể tham khảo các website của trung tâm đó.

Về Học phí

Học phí là một trong những yếu tố được các bạn sinh viên cân nhắc khi đưa ra quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ. Phần lớn các bạn sinh viên cho rằng học phí tương ứng với chất lượng giảng dạy, tuy nhiên trên thực tế thì có một số trung tâm đưa ra mức học phí cao vì sự kém hiệu quả trong quá trình hoạt động và quản lý. Sinh viên nên lựa chọn mức học phí dựa trên khả năng chi trả và giá trị mà trung tâm ngoại ngữ đó mang lại mang lại cho bản thân mình.

Về Marketing

Hiện tại, các trung tâm ngoại ngữ đang tích cực triển khai các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp quảng cáo của trung tâm không phản ánh đúng và đầy đủ tình trạng thực tế của trung tâm, vì thế các bạn học viên nên biết cách chọn lựa và chắt lọc thông tin. Các kênh Facebook và Youtube cũng là hai công cụ được các trung tâm tận dụng triệt để nhằm thu hút học viên. Các bạn sinh viên có thể dựa trên những bài giảng, tài liệu được các trung tâm chia sẻ để đánh giá mức độ tận tâm, nhiệt tình và phong cách giảng dạy của trung tâm đó.

Về Tư vấn người thân/bạn bè

Yếu tố tư vấn của người thân bạn bè luôn có mức ảnh hưởng nhất định đến việc ra quyết định của sinh viên. Sinh viên sẽ chủ động tổng hợp ý kiến từ bạn bè, người thân về những trung tâm ngoại ngữ khác nhau. Phương thức này dù phổ biến nhưng không tránh khỏi sự chủ quan và phiến diện từ những người tư vấn. Sinh viên cũng sẽ không có cái nhìn tổng thể, toàn diện và khách quan về trung tâm ngoại ngữ, từ đó không tránh khỏi sai lầm trong việc lựa chọn. Bên cạnh người thân, bạn bè, sinh viên có thể tham khảo những ý kiến phản hồi từ những cựu học viên của trung tâm ngoại ngữ. Mục phản hồi ý kiến có thể bị một số trung tâm cố ý điều khiển, thao túng nhằm đưa ra những thông tin sai lệch. Tuy vậy học viên chỉ có thể dựa vào các phản hồi, bình luận này để phần nào cảm nhận, đánh giá được chất lượng trung tâm.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Hạn chế về thời gian nên kích cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, cụ thể nghiên cứu thu được 232 mẫu, sau quá trình chọn lọc thì chỉ còn 202 mẫu.

- Nghiên cứu này chỉ tập trung vào khảo sát 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên: động lực cá nhân, thương hiệu, chất lượng giáo viên, học phí, chương trình học và tư vấn người thân.

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn rút ra được từ kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu này có một số giới hạn và từ đó gợi ý các hướng nghiên cứu khác trong tương lai:

Thứ nhất, đề tài không điều tra các yếu tố khác tác động đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên như: yếu tố cơ sở vật chất, đặc điểm cố định của trung tâm, nỗ lực giao tiếp của trung tâm,...

Thứ hai, nghiên cứu chỉ thực hiện việc khảo sát với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tiếp cận ngẫu nhiên với những sinh viên trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, đề tài này chỉ nghiên cứu về quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chưa khách quan về quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của những người có ý định học ngoại ngữ nói chung. Nên việc mở rộng các đối tượng khác như học sinh, người đang đi làm và nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của họ là một trong những hướng nghiên cứu khác góp phần có cái nhìn khái quát hơn về quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của những người có ý định học ngoại ngữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Thị Huế (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang, Luận văn Thạc Sĩ, trường Đại học Nha

Trang.

2. Đồng Thị Thu Hà (2017), Những ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới theo PLI 2016. 3. Dương Tâm (2018), Việt Nam xếp hạng 41 về kỹ năng tiếng Anh toàn cầu.Chapman, D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.

5. Mai, T. N., Hương, N. T. T., & Linh, Đ. T. Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chương trình cử nhân Học viện Ngân hàng của người học.

6. Nguyễn Hiến (2020). Hành vi tiêu dùng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?, <https://andrews.edu.vn/hanh-vi-tieu-dung-cua-khach-hang-bi-anh-huong-boi- nhung-yeu-to-nao/>

7. Phù Dao (2018). Hơn 125000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong nửa đầu năm 2018.

Báo Việt Nam mới.

8. Quan Minh Nhựt, Phạm Phúc Vinh (2014). Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc học Anh ngữ của sinh viên khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh- trường Đại học Cần Thơ. Tạp

chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 89-95.

9. Quế Sơn (2019). Vì sao 60% sinh viên ra trường làm trái ngành, Báo Sinh viên Việt

Nam.

10. Thế Đan (2017). Ba tiêu chí quan trọng khi lựa chọn trung tâm tiếng Anh, Báo

11. Thủy, P. T. T., & Hòa, N. T. M. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài ở trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hue University Journal of Science: Economics and Development, 126(5A), 29-42. 12. Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thùy Linh (2018). Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chương trình cử nhân Học viên Ngân hàng của người học. Tạp

chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 193, 65-75.

13. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 12, 15, 87-102. 14. Ajzen, I. (1991), From intentions to action: a theory of planned behavior, Berlin and New York: Springer-Verlag.

15. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980), “Belief, attitude, intention, and behavior”, Reading, MA: Addison-Wesley.

16. Al-Salamin, H., & Al-Hassan, E. (2016). The impact of pricing on consumer buying behavior in Saudi Arabia: Al-Hassa case study. European Journal of Business and

management, 8(12), 62-73.

17. Diksha S, Decision Making: Meaning, Process and Factors

18. Duc Hoan, H. (2017). Determinant Factors of Students’ Decisions on Choosing an English Center.

19. Gardner, R. C., & Lambert, W. E. (1972). Attitudes and Motivation in Second- Language Learning.

20. Glynn, S. M., Taasoobshirazi, G., & Brickman, P. (2009). Science motivation questionnaire: Construct validation with nonscience majors. Journal of Research in

Science Teaching: The Official Journal of the National Association for Research in Science Teaching, 46(2), 127-146.

21. Gu, B., Tang, Q., & Whinston, A. B. (2013). The influence of online word-of-mouth on long tail formation. Decision Support Systems, 56, 474-481.

22. Huang, W. E., Cheng, H. Y., Lum, S. Y., & Tan, Y. J. (2013). Factors that influences

purchasing behavior on smartphone among undergraduates (Doctoral dissertation,

UTAR).

23. Kotler, P., & Keller, K., L. (2012), Marketing Management, United States of America: Prentice Hall.

24. Lay-Yee, K. L., Kok-Siew, H., & Yin-Fah, B. C. (2013). Factors affecting smartphone purchase decision among Malaysian generation Y. International Journal of Asian Social

Science, 3(12), 2426-2440.

25. Madden, T. J., Ellen, P. S., & Ajzen, I. (1992). A comparison of the theory of planned behavior and the theory of reasoned action. Personality and social psychology Bulletin, 18(1), 3-9.

26. Matsubayashi, N. (2007). Price and quality competition: the effect of differentiation and vertical integration. European Journal of Operational Research, 180(2), 907-921. 27. Mohammad, A. A. S., & Alhamadani, S. Y. M. (2011). Service quality perspectives and customer satisfaction in commercial banks working in Jordan. Middle Eastern Finance and Economics, 14(1), 60-72.

28. Philip Kotler, Gary Amstrong (2009). Principles of marketing 13th, Pearson.

29. Ramsaran-Fowdar, R. R. (2007). Developing a service quality questionnaire for the hotel industry in Mauritius. Journal of Vacation Marketing, 13(1), 19-27.

30. Rocca, S. J., & Washburn, S. G. (2005). Factors Influencing College Choice of High School and Transfer Matriculants into a College of Aariculture. NACTA journal, 32-38. 31. Sata, M. (2013). Factors affecting consumer buying behavior of mobile phone devices.

Mediterranean Journal of Social Sciences, 4(12), 103.

32. Tellis, G. J., & Wernerfelt, B. (1987). Competitive price and quality under asymmetric information. Marketing science, 6(3), 240-253.

33. Teo, T. S., & Yu, Y. (2005). Online buying behavior: a transaction cost economics perspective. Omega, 33(5), 451-465.

34. Tillery, D., and T. Kildegaard. Educational Goals, Attitudes and Behaviors: A Comparative Study ofHigh School Seniors. Cambridge, Mass.: Ballinger, 1973.

35. Tinne, W. S. (2011). Factors affecting impulse buying behavior of consumers at superstores in Bangladesh. ASA University Review, 5(1), 209-220.

PHỤ LỤC 1 BẢNG KHẢO SÁT

KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ

CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH

Kính chào các Anh/Chị

Chúng tôi hiện đang là sinh viên của Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh”.

Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Động lực cá nhân, thương hiệu, chương trình đào tạo, học phí, chất lượng giáo viên, marketing và tư vấn từ người thân/bạn bè đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Anh/Chị đã hoặc đang là sinh viên Đại

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CỦA SINH ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w